Cần sa và sữa mẹ
Có bằng chứng xác nhận các nhà khoa học đã tìm thấy cannabinoid – giống hợp chất trong cần sa – có trong sữa mẹ? Câu trả lời là Có – Hoàn toàn chính xác!
Cơ thể con người chứa các thụ thể cannabinoid đặc biệt sắp xếp để xử lý các cannabinoid.
Thuốc chứa cần sa hoạt động rất hiệu quả trong cơ thể con người và nhiều loại động vật nhờ hệ thống endocannabinoid.
Hệ thống này bao gồm một loạt các thụ thể được sắp xếp chức năng đặc trưng chỉ để chấp nhận các cannabinoid đặc biệt là tetrahydrocannabinol (THC) và cannabidiol (CBD).
- Hiện chưa có đủ nghiên cứu về cannabinol (CBN), cannabigerol (CBG) cộng với hơn 100 cannabinoid khác để hiểu về cơ chế tác động của chúng.
- Màng tế bào trong cơ thể được trang bị các thụ thể cannabinoid này một cách tự nhiên. Khi được kích hoạt bởi các cannabinoid, màng tế bào hỗ trợ bảo vệ tế bào chống lại virus, vi khuẩn có hại, tế bào ung thư và nhiều khối u ác tính khác.
- Thụ thể cannabinoid đầu tiên được phát hiện có tên CB1. Sau đó, thụ thể thứ hai được tìm ra và vừa vặn một cách tự nhiên để được gọi là CB2.
- Thụ thể CB1 được tập trung ở hệ thống thần kinh trung ương, nhưng cũng được tìm thấy ở các mô khác, ví dụ gan, ruột, tử cung, tụy, tuyến thượng thận và hệ tim mạch
- CB2 có xu hướng cư trú ở tế bào miễn dịch.
Trong các cannabinoid trong cây cần sa, THC – chất có hiệu ứng tác động đến tâm trí mạnh nhất – liên kết với cả thụ thể CB1 và CB2.
Cannabidiol (CBD) không liên kết với những thụ thể trên và không có hiệu ứng tác động đến tâm trí. Người ta vẫn chưa có hiểu biết đầy đủ về cách thức hoạt động của CBD. CBD được cho là phản ứng với một thụ thể CB hiện vẫn chưa phát hiện ra hoặc có thể hoạt động theo một cơ chế khác biệt hoàn toàn.
“Thật thú vị, các endocannabinoid có trong sữa mẹ, hàm lượng endocannabinoid 2-AG cao hơn rất nhiều so với hàm lượng anandamide” (Cần sa và các điều biến endocannabinoid : Triển vọng và rào cản cho mục đích trị liệu – Igor Grant, Rael Cahn).
Cannabinoid và vai trò của chúng trong quá trình thụ thai và mang thai
Cannabinoid đóng vai trò chính trong quá trình thụ thai và mang thai thành công. Một báo cáo vào năm 2006 từ khoa Nhi Đại học Vanderbilt xác định endocannabinoid là “một khái niệm mới nổi trong sức khỏe sinh sản ở nữ giới”. Nghiên cứu của họ khám phá rằng cơ chế cảm biến bằng cannabinoid tác động đến các giai đoạn quyết định trong quá trình chuẩn bị có thai.
Sau khi quan hệ tình dục, túi phôi phải tự bám vào nội mạc tử cung. Nếu túi phôi không tự bám vào nội mạc tử cung từ đó hình thành dây rốn, có nghĩa là chưa có thai.
Cần một lượng anandamide – một loại endocannabinoid – nhất định để túi phôi tự bám vào nội mạc tử cung.
Cannabinoid này sử dụng thụ thể CB1 trên túi phôi (trứng đã thụ tinh) – cùng loại mà THC – một cannabinoid tự nhiên – sử dụng.
Nghiên cứu của đại học Vanderbilt cho thấy nếu không có đủ lượng anandamide (hoặc nhiều quá) túi phôi sẽ không tự bám được vào nội mạc tử cung. Sẽ mất một lượng cannabinoid nhất định kích hoạt một số thụ thể CB1 để trứng đã thụ tinh bám vào tử cung an toàn.
Cannabinoid không chỉ đóng vai trò trong phản ứng đầu tiên của cơ thể đối với khả năng sinh sản, mà còn có vai trò khác trong thai kỳ.
Cannabinoid và tử cung trong quá trình mang thai
Thai nhi hình thành sau khi trứng đã thụ tinh tự bám vào nội mạc tử cung. Quy trình hoạt động của trứng và sự hình thành thai nhi phụ thuộc vào hệ thống endocannabinoid khỏe mạnh.
Quá trình này được thực hiện thành công nhờ có những thụ thể CB1 trên túi phôi – tức trên trứng đã thụ tinh – và cannabinoid anandamide trong nội mạc tử cung.
Một nghiên cứu vào năm 2004 trên Tạp chí Phụ sản Mỹ kết luận:
“Cả cannabinoid nội sinh và ngoại sinh sản sinh hiệu ứng gây phấn chấn cực mạnh và trực tiếp vào cơ tử cung ở người mang thai. Quá trình này được tiến hành thông qua thụ thể CB1”
Điều này cơ bản có nghĩa lớp giữa thành tử cung – cơ trơn tử cung – do cannabinoid điều biến. Những thụ thể CB1 ở tử cung được kích hoạt bằng các endocannabinoid (hoặc bằng các cannbinoid từ tự nhiên)
Báo cáo năm 2004 còn chỉ rõ ngoài thụ thai, endocannabinoid còn kích hoạt hệ cơ vận động miệng cần thiết để kích thích phản ứng ăn (xem bên dưới). Báo cáo này cũng nêu rõ:
“Anandamide có các đặc tính bảo vệ thần kinh trong não bộ trẻ sơ sinh”
Lập trình não bộ theo cách tự nhiên: endocannabinoid hình thành khả năng kết nối tế bào thần kinh
Năm 1995, một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trên chuột cho thấy hệ thống endocannabinoid ở động vật có vú liên quan đến việc truyền tín hiệu trong tử cung. Trong quá trình mang thai và cho con bú, hệ thống endocannabinoid làm giảm đau và bảo vệ thần kinh cho mẹ, bào thai và em bé.
Thụ thể cannabinoid ở người
Nếu cơ thể con người tồn tại các thụ thể cannabinoid một cách tự nhiên, chắc chắn cơ thể sản xuất ra các cannabinoid, về mặt sinh học, chưa có lập luận xác đáng nào để kết luận các thụ thể này tồn tại trong cơ thể con người vô nghĩa. Nghiên cứu chỉ ra rằng cơ thể con người tiến hóa để sản xuất và sử dụng cannabinoid của mình, và tất nhiên, hợp chất này được truyền tải đến thai nhi qua các cannabinoid trong sữa mẹ.
Nếu cơ thể có các thụ thể cannabinoid tự nhiên, có cơ sở để kết luận rằng cơ thể sản xuất ra các cannabinoid.
Theo các phát hiện trong một số nghiên cứu khoa học lớn, cơ thể người mẹ sản xuất ra cannabinoid trong sữa mẹ, và các cannabinoid còn rất quan trọng cho quá trình phát triển thai nhi bình thường. Chúng được xếp là một loại neuromodulatory lipid.
Các nghiên cứu khuyến nghị một trong các chức năng chính của các cannabinoid trong sữa mẹ là hỗ trợ trẻ sơ sinh ăn bằng cách kích thích phản ứng bú.
Thí nghiệm khoa học chứng minh thụ thể CB1 đặc biệt quan trọng trong sự phát triển phản ứng ăn ở chuột con.
Khi thụ thể CB1 bị loại bỏ hoặc bị khóa trong các điều kiện phòng thí nghiệm, chuột con không bú sữa từ chuột mẹ và chết.
Thí nghiệm khá độc ác trên chuột con này giải thích tầm quan trọng của cannabinoid và các thụ thể trong quá trình phát triển của chuột sơ sinh và cho biết cannabinoid trong sữa chuột mẹ đóng vai trò đáng kể trong sự sống còn của chuột sơ sinh bằng cách kiểm soát lượng sữa hấp thụ.
Phát hiện này dẫn đến những nghiên cứu sâu rộng hơn về ứng dụng lâm sàng của cannabinoid trong việc điều trị trẻ sơ sinh tử vong, đặc biệt, trong chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng.
Kết quả từ những phát kiến y học này đã có sức ảnh hưởng rộng lớn và mở ra một tương lai hứa hẹn cho thuốc được điều chế từ cannabinoid cho các bệnh ở trẻ em như suy dinh dưỡng không phải do thay đổi thể chất và bệnh xơ nang.
Sữa mẹ vẫn được coi là vô trùng; tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy ngoài cannabinoid, sữa mẹ còn chứa và cung cấp hỗn hợp các vi khuẩn probiotic (hội sinh và hỗ sinh) hoàn toàn tự nhiên cho đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh.
Cùng với tác dụng kích thích phản ứng ăn ở trẻ sơ sinh, những hợp chất này có thể bảo vệ em bé khỏi viêm nhiễm và góp phần hoàn thiện hệ miễn dịch, cùng với nhiều chức năng khác chưa được khoa học chứng minh.
Các dấu hiệu quan sát được về cách em bé phản ứng sau khi được cho ăn chứng minh tác dụng của cannabinoid. Cũng giống chức năng quan trọng kích thích ăn ngon của trẻ sơ sinh, cannabinoid giúp dỗ dành và thư giãn em bé.
Cannabinoid không có trong sữa công thức, làm cho sữa công thức thực sự không tốt bằng sữa mẹ.
Nếu không có cannabinoid trong sữa mẹ, trẻ sơ sinh sẽ không được kích thích mong muốn được ăn.
Có một vài quan điểm trái ngược về cannabinoid trong sữa mẹ và đặc biệt việc sử dụng cần sa trong thai kỳ, Tiến sỹ Thomas W. Hale, người chuyên nghiên cứu về phơi nhiễm ma túy trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tuyên bố:
“Các nghiên cứu ở những bà mẹ cho con bú đã chứng minh có những rủi ro đáng kể đối với trẻ sơ sinh đã được ghi chép dựa trên các trải nghiệm trên người, hoặc cần sa là loại thuốc có nguy cơ cao gây ra tổn thương đáng kể cho trẻ sơ sinh.
Nguy cơ từ sử dụng cần sa ở những phụ nữ đang cho con bú rõ ràng cao hơn rất nhiều những lợi ích có thể mang lại cho em bé qua sữa mẹ. Loại ma túy này bị cấm dùng ở phụ nữ cho con bú.
Tuy nhiên, ông không dẫn chứng bất kỳ thí nghiệm đáng tin và mang tính kết luận nào và quan điểm của ông cũng mâu thuẫn với Grant & Cahn – (Clin Neurosci Res. 2005; 5(2-4): 185–199. doi: 10.1016/j.cnr.2005.08.015) Khoa Nhi Đại học Vanderbilt và bác sỹ Melanie Dreher (Rush Medical Centre Chicago).
Ông cũng vô tư lờ đi các nghiên cứu có ý kiến của các chuyên gia bao gồm chương trình nghiên cứu mở rộng của Canada OPPS (xem bên dưới). Trong số nghiên cứu mà Hale sử dụng làm tài liệu tham khảo, một nghiên cứu được tiến hành với 27 phụ nữ. Nghiên cứu khác tiến hành với ít người hơn, 16 phụ nữ, theo ý kiến mọn của chúng tôi là không khoa học và khá lố bịch. Hơn nữa, không nghiên cứu nào phát hiện các chỉ số có hại. Nghiên cứu với 27 phụ nữ sử dụng cần sa hàng ngày trong khi cho con bú mà Hale dẫn chứng còn cho biết:
“Không có sự khác biệt nào trong sự tăng trưởng, phát triển kỹ năng vận động hay sức khỏe tâm thần”
Thậm chí đó là những nghiên cứu có dữ liệu thực tế đã lạc hậu, không rõ ràng mà cũng không ủng hộ kết luận trên của Hale.
Phụ nữ thường ngượng ngùng và bị kỳ thị vì sử dụng cần sa trong thời kỳ mang thai và cho con bú, bất kể họ sử dụng có trách nhiệm hay không thường xuyên như thế nào. Có một nhận thức phổ biến rằng tiêu thụ THC trong thời kỳ cho con bú cực kỳ nguy hiểm và vô trách nhiệm, nhờ những thằng ngu như Hale.
Joelle Puccio là một y tá cận sơ sinh ở trung tâm sinh nở Seattle. Bệnh viện này không có chính sách đối với phơi nhiễm chất gây nghiện trong thời kỳ cho con bú, vì thế bà viết và đề xuất có một chính sách. Trong lần xem xét cuối cùng tại Ủy ban, mặc dù có nghiên cứu mở rộng, bà vẫn bị khước từ. Bà đã phản biện, nhưng cuộc họp kết luận rằng tốt nhất nên nghe theo vị chuyên gia có tiếng tăm kia. Bà tuyên bố:
“Các vị quản lý đều đồng ý rằng chúng ta phải đồng tình với Hale chứ không phải với tài liệu của tôi, đó là điều chính xác họ vẫn làm từ trước đến nay. Chỉ là trong trường hợp này thì Hale sai rõ.”
Tài liệu do bà viết bao gồm một khuyến nghị rằng cần sa không phải là một loại thuốc chống chỉ định với phụ nữ cho con bú. Nghiên cứu của riêng bà về vấn đề này không cung cấp bất kỳ bằng chứng về nguy cơ phơi nhiễm nào và phản biện rằng cần sa có hàng loạt lợi ích cho cả trẻ sơ sinh và người mẹ.
Sử dụng cần sa trong thời kỳ mang thai và cho con bú
Bác sỹ Melanie Dreher đã nghiên cứu phụ nữ sử dụng cần sa trong toàn bộ thai kỳ, và đã đánh giá những em bé đó khi lên một.
Bà tập trung vào một nhóm phụ nữ Jamaica, những người hút và không hút cần sa trong thai kỳ. Bà tuyên bố
“Dường như không có khác nhau nào về sự phơi nhiễm trong thai kỳ. Chúng tôi nghiên cứu những em bé này khi lên năm, ở cả hai nhóm trẻ em, và phát hiện rằng hoàn toàn không có mối liên quan giữa sự phát triển của chúng với sự phơi nhiễm trong thai kỳ.”
Bà đã dự liệu có thể thấy sự khác biệt ở những đứa trẻ này như cân nặng sau sinh hoặc các thử nghiệm thần kinh nhưng không tìm thấy bất kỳ sự khác biệt nào. Điểm khác biệt mà các nhà nghiên cứu chú ý nhưng vẫn chưa giải thích được đó là em bé có mẹ hút cần sa mỗi ngày trong thai kỳ thì hòa đồng nhanh hơn, liên hệ bằng mắt nhanh hơn và dễ hòa nhập hơn.
Nghiên cứu Tiến cứu Tiền sơ sinh Ottawa
Nghiên cứu này có một vài báo cáo kiểm nghiệm mối liên hệ giữa phơi nhiễm cần sa trước khi sinh và sự phát triển của đứa trẻ sau này.
Trong các cuộc theo dõi trên cả nhóm 5-6 tuổi và 9-12 tuổi, họ ghi nhận không có bất kỳ mối liên hệ giữa phơi nhiễm cần sa trước khi sinh và các kỳ đánh giá thành tích khác nhau ở trường.
Trong một nghiên cứu tiến cứu rộng hơn ở những phụ nữ Australia trong chương trình chăm sóc tiền sơ sinh công cộng trong một bệnh viện lớn giữa năm 2000 đến 2006,
Hayatbakhsh và đồng nghiệp (2011) cho hay việc sử dụng cần sa trong thai kỳ liên quan đáng kể đến các kết quả tiêu cực sau sinh, bao gồm cân nặng sau sinh thấp, sinh non, thai nhỏ so với tuổi thai và tần suất thăm khám tại khoa chăm sóc tích cực trẻ sơ sinh.
Ngược lại, nghiên cứu OPPS này không ghi nhận bất cứ sự khác biệt nào về các chỉ số tăng trưởng sau sinh giữa những trẻ sơ sinh từ những bà mẹ sử dụng và không sử dụng cần sa (Fried & O’Connell, 1987).
Hơn nữa, các kết quả của nghiên cứu OPPS cho biết chưa có đủ bằng chứng chứng minh việc sử dụng cần sa của người mẹ trong thai kỳ liên quan đến giảm cân ở trẻ sơ sinh hoặc cân nặng sau sinh thấp (English, Hulse, Milne, Holman & Bower, 1997).
Phơi nhiễm THC liều cao
Dù các nghiên cứu không xác định được ảnh hưởng của việc phơi nhiễm THC lâu dài đối với hành vi của người trưởng thành, phần lớn nghiên cứu có xu hướng chỉ ra phơi nhiễm THC liều cao trong thời gian dài ở chuột đang trưởng thành có thể dẫn đến giảm sút học hỏi và hành vi của một dạng bệnh giống dạng được tìm thấy ở động vật bị một số loại chấn thương hồi hải mã nhất định.
Hồi hải mã có vai trò quan trọng trong sự hình thành một số loại ký ức. Động vật bị chấn thương hồi hải mã không thể hiện được nhận thức về không gian (không hiểu những gì diễn ra xung quanh), các mối tương quan giữa sự vật, sự việc trong một bối cảnh cụ thể (không hiểu ý nghĩa hoặc tầm quan trọng của sự việc) hay các mối quan hệ liên quan (không hiểu sự việc được kết nối và liên kết thế nào)
Điều quan trọng là các thí nghiệm được tiến hành trên chuột nhắt và chuột cống. Độ tương xứng thời gian phơi nhiễm một lượng lớn THC như thế ở chuột đang trưởng thành phải được lưu ý khi tham chiếu trên con người.
Chuột được cho dùng THC trong 3-6 tháng (20% cuộc đời), nếu áp dụng trên người, xem xét tuổi thọ trung bình là 70 năm, tức một đứa trẻ hoặc thanh niên phải bị phơi nhiễm THC với liều cao hàng ngày từ 7-14 năm trong cả cuộc đời – một kịch bản khó có thể xảy ra.
Dường như không còn nghi ngờ rằng cannabinoid tồn tại tự nhiên trong sữa mẹ và chúng có một chức năng nhất đinh. Vẫn cần xem xét việc sử dụng cần sa trong thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi như nào, tuy nhiên các bằng chứng có xu hướng ủng hộ giả thuyết tiêu thụ cần sa có chừng mực sẽ không gây hại, thậm chí, theo nghiên cứu của Dreher, cần sa thực tế còn có lợi.
Dù các hợp chất cần sa lành tính nhưng bạn không nên sử dụng quá liều.
Vì cơ thể sản xuất cannabinoid theo cách tự nhiên, ở góc độ nào đó, chúng sẽ có lợi cho cơ thể. Rất khó để kết luận con người tiến hóa để tạo ra cannabinoid hay cả một hệ thống thụ thể endocannabinoid phức tạp chỉ để làm tổn hại cơ thể.
Lời khuyên tốt nhất chúng tôi kết luận từ những bằng chứng có sẵn là sử dụng cần sa có chừng mực trong thai kỳ không gây thương tổn bào thai đang phát triển. Sử dụng cần sa trong thời kỳ cho con bú dường như không-thể-có-hại hơn.
Nguồn: cannabiscure
Dịch giả: Minh Hạnh
Xem thêm: Câu chuyện cần sa y tế điều trị bệnh ung thư
Xem thêm: Góc nhìn mới về cannabis tại Việt Nam – HempToday Podcast
Đơn Vị Tài Trợ: