(bài quan trọng cho các bạn có ý định tự chiết xuất dầu cần sa để điều trị bệnh tật)
I) Những lời khuyên của Rick Simpson và Jindrich Bayer & Khó khăn trong việc tìm kiếm đúng loại dung môi.
Trong suốt những năm vừa qua, loại dung môi mà nhóm Việt Growers khuyên mọi người sử dụng luôn luôn dựa trên kinh nghiệm của hai người tiên phong có dày dạn kinh nghiệm điều trị bệnh tật với dầu cần sa indica – Rick Simpson và Jindrich Bayer, điều này cũng đã được ghi chép rất rõ ràng trong sách: Điều trị ung thư – Phác đồ Rick Simpson được viết bởi tác giả Jindrich Bayer.
Rick và JB đã từng thử nghiệm rất nhiều loại dung môi, họ cũng từng sử dụng máy tách chiết chân không (không dùng dung môi)… Cuối cùng họ đã công bố phương pháp chiết xuất RSO tới công chúng (dành cho công chúng) sử dụng các dung môi hiệu quả nhất theo thứ tự ưu tiên của họ là: Ether –> Pure Aliphatic Light Naphtha –> ISO PROPYL ALCOHOL 99%. Khi nói tới dầu cần sa RSO, chúng ta phải hiểu rằng nó được chiết xuất từ giống Indica (hoặc trội indica có hiệu ứng an thần cực mạnh) và sử dụng 1 trong 3 loại dung môi vừa ghi ở trên. Tất cả mọi cách chiết xuất khác KHÔNG được gọi là RSO (mà nên gọi là Indica Oil hay Sativa Oil tùy theo chủng cần sa mà bạn sử dụng để chiết xuất).
Trong suốt những năm qua, tôi cũng đã nghe và nhận được rất nhiều phản hồi từ những người chiết xuất dầu cần sa liên quan đến vấn đề dung môi. Điều đầu tiên là sự khó khăn trong việc tìm kiếm đúng loại naphtha, Pure Aliphatic Light Naphtha KHÔNG có bán tại Mỹ (bên Mỹ họ cấm loại dung môi này vì quá nhiều người đã sử dụng để chiết xuất cocaine cũng như các chất khác từ thực vật). Cũng như thế, ở rất nhiều nơi trên thế giới, kiếm tìm được đúng loại dung môi light naphtha thực sự không phải là điều đơn giản chút nào. Ở Việt Nam chúng tôi vẫn khuyên mọi người tìm đến số 3 hàng hòm Hà Nội (solven R100) hoặc công ty hóa chất Bình Trí (trong Nam). Nhưng rất đáng tiếc là dung môi R100 KHÔNG phải là light naphtha, chúng có nhiệt độ sôi rất cao và có thể không tinh khiết dẫn đến lẫn tạp chất độc hại vô cùng, mà khi nói tới chiết xuất, dung môi có nhiệt độ sôi càng thấp càng có lợi. Do vậy chúng tôi khuyên các bạn KHÔNG nên sử dụng R100 nữa mà hãy sử dụng IPA (ISO PROPYL ALCOHOL) – Một loại dung môi rẻ tiền, rất dễ kiếm tại Việt Nam và các nơi khác trên thế giới. IPA khi được sử dụng để chiết xuất RSO nên được làm lạnh trong ngăn đá một đêm trước khi tiến hành chiết xuất (đông đá cả nguyên liệu, dung môi IPA và dụng cụ). IPA là dung môi phân cực nên nó sẽ hấp thụ cả diệp lục và nó cũng hòa tan nhiều bã thực vật hơn và điều này rõ ràng là không được bệnh nhân chào đón, tuy nhiên đây cũng là lựa chọn tốt thứ 2 sau light naphtha! Ether thì chúng tôi không khuyên dùng (mặc dù chúng mang lại hiệu quả cao) vì hai lý do: chúng rất khó kiếm và chúng cực kỳ dễ cháy nổ.
Đã có rất nhiều tranh cãi giữa các loại dung môi được sử dụng để chiết xuất dầu cần sa, và một trong những lý luận rất quen thuộc Phản đối dung môi Naphtha mà tôi bắt gặp trong các diễn đàn kín về cần sa y tế là: Naphtha là sản phẩm từ dầu lửa, những cặn thừa của nó vô cùng độc hại và hoàn toàn không nên được sử dụng, thay vào đó hãy sử dụng rượu IPA hoặc rượu thực phẩm (high grass alcohol) để chiết xuất!!! Thành thật xin lỗi những người này nhưng họ nói thế là vì có lẽ họ không thể có được light naphtha tại nơi họ sống?! Trên thực tế, dầu cần sa RSO đã được Ê-kíp của Rick đem đi thử nghiệm, nếu làm đúng phương pháp thì không hề còn dư lượng thừa của dung môi trong dầu (rót dầu đã được cô đặc trong nồi cơm điện vào cốc inox rồi kích hoạt liên tục 1h ở nhiệt độ 130 độ C trong lò nướng, sau đó để trên máy giữ ấm cà phê 72h ở nhiệt độ 70 độ C) , và Rick cũng khẳng định rằng dầu RSO có khả năng dung hòa những thành phần độc hại còn sót lại chút ít này (nếu có). Trên thực tế, phản đối naphtha là hoàn toàn sai lầm, tại sao? Hãy nhìn vào những kết quả điều trị đạt được của Rick và JB, kết quả nói lên tất cả chứ không phải là những mổ sẻ hoặc lý luận trên lý thuyết, có phải thế không các bạn? Vấn đề với naphtha là nó không dễ kiếm tại Việt Nam và nó cũng rất dễ gây cháy nổ, đã từng có nhiều tai nạn xảy ra, và vì thế tôi luôn giữ ý thức tìm kiếm các loại dung môi khác chuẩn và hiệu quả và an toàn hơn nữa cho người chiết xuất dầu cần sa. Để hiểu rõ hơn về tất cả những loại dung môi mà Rick và JB khuyên dùng, mời bạn tham khảo cuốn sách Điều Trị Ung Thư – Phác Đồ Rick Simpson.
II) Các loại dung môi thường được sử dụng để chiết xuất dầu cần sa
Nói chung các loại dung môi được xếp vào một trong hai nhóm: Dung môi phân cực hoặc dung môi không phân cực. Dung môi phân cực có thể hòa tan trong nước, và do đó ngoài cannabinoids, loại dung môi này cũng sẽ trích xuất các hợp chất hòa tan trong nước từ nguyên liệu thực vật (hoa cần sa). Ngược lại, dung môi không phân cực không tan trong nước, và do đó loại dung môi này sẽ gần như không trích xuất các hợp chất hòa tan trong nước từ nguyên liệu thực vật.
Điều đáng chú ý: Acetone là một dung môi thú vị vì nó được phân loại như dung môi lưỡng cực (cả phân cực và không phân cực) – Đó là một phần lý do loại dung môi này được trộn lẫn với nước nhưng nó cũng có thể hoà tan các chất không phân cực như hydrocarbon.
Một trong những bí quyết để có thể chiết xuất được loại dầu cần sa cao cấp là làm bay hơi hoàn toàn dung môi: Chất lượng của loại dầu cần sa tốt nhất KHÔNG có chứa dung môi. Bạn phải hết sức cẩn thận đọc kỹ hướng dẫn sử dụng các dung môi và cũng cần rất cẩn thận khi thực hiện bất kỳ quá trình chiết xuất nào bởi vì hầu hết các dung môi đều RẤT dễ gây cháy nổ, chỉ một sơ xuất nhỏ cũng có thể làm mất tương lai của bạn, tất cả các mẻ dầu nên được chiết xuất ở Ngoài Trời, nơi thoáng gió, tuyệt đối tránh nơi bí khí bởi vì hơi của dung môi có thể tích tụ và tạo ra một vụ nổ tầm cỡ khi chạm vào nguồn nhiệt hoặc tia điện nhỏ phát ra từ ổ điện.
Ngoài Ether và Light Naphtha, tất cả các dung môi dưới đây đều có thể được sử dụng để chiết xuất dầu cần sa, hãy cẩn thận lựa chọn đúng loại dung môi với các thông số được mô tả dưới đây, và hãy lựa chọn loại dung môi mà bạn có thể dễ dàng kiếm được tại địa phương nơi bạn sinh sống.
Acetone: Điểm sôi 135 ° F (57 ° C)
Acetone là một dung môi hữu cơ bay hơi nhanh chóng, và vì lý do này nó được nhiều người xem là một trong những dung môi an toàn nhất để sử dụng cho việc chiết xuất dầu. Acetone có độc tính thấp, nếu chẳng may bạn ăn phải hoặc hít vào, và nó được đánh giá như một chất an toàn cho việc sử dụng thực phẩm vì nó được sản xuất và xử lý một cách tự nhiên trong cơ thể con người thông qua các quá trình trao đổi chất bình thường. Acetone là một dung môi lưỡng cực (phân cực và không phân cực), có nghĩa là nó sẽ trích xuất một số hợp chất bổ sung khác ngoài các tinh dầu cần sa (cannabinoids). Nó được bán trên thị trường với độ tinh khiết biến đổi; nếu đây là dung môi bạn lựa chọn để chiết xuất dầu cần sa thì bạn nên tìm ra loại acetone có độ tinh khiết 99,9%.Tại Việt Nam bạn có thể mua dung môi này tại địa chỉ:
http://www.binhtri.com/?id_pproductv=420&lg=vn&start=0
Ethanol (Ethyl Alcohol hoặc Grain Alcohol hay rượu ngũ cốc): Điểm sôi 172 ° F (78 ° C)
(dung môi phân cực – polar solvent)
Ethanol là thành phần hoạt chất trong đồ uống có cồn, và ở dạng cô đặc, nó là một dung môi hiệu quả cho việc chiết xuất các loại dầu cần sa. Tuy nhiên, do nguy cơ lạm dụng, nhiều nước đã có những hạn chế về nồng độ và hạn chế phân phối, do đó cũng rất khó khăn để có được loại dung môi này. Ví dụ rượu Everclear (95% ABV) là một dung môi được ưa chuộng để làm dầu cần sa – F.E.C.O. (Full Extract Cannabis Oil). Tuy nhiên loại dung môi này chỉ có sẵn tại một số tiểu bang của Mỹ.
Tại Việt Nam bạn có thể mua dung môi này tại địa chỉ:
http://sieuthidungmoi.com.vn/San-pham/Con-Ethanol-Tuyet-doi.aspx
Isopropyl (ISO) Điểm sôi 180 ° F (82 ° C)
(dung môi phân cực – polar solvent)
ISO nói chung phổ biến rộng rãi và rẻ hơn so với ethanol. Tuy nhiên, ISO là một dung môi phân cực, vì vậy nó cũng sẽ dễ dàng hòa tan các hợp chất hòa tan trong nước từ hoa cần sa như diệp lục và bã thực vật nhỏ li ti, dẫn đến chất lượng dầu kém hàm lượng THC hơn và có vị đắng (của diệp lục), dầu cũng sẫm màu hơn. Tuy nhiên loại dầu cần sa được làm với ISO vẫn có khả năng trị liệu rất cao và nhiều trẻ em tại Mỹ đã sử dụng loại dầu được làm với ISO điều trị thành công Ung thư.
(*) Cần phải xem xét kỹ càng vấn đề sử dụng rượu/cồn thực phẩm để làm dung môi, hãy chắc chắn là chúng KHÔNG có chứa phụ gia độc hại như sucrose octaacetate và denatonium benzoate.
Tham khảo: http://cannabisvietnam.org/su-khac-nhau-co-ban-giua-ethyl-alcohol-isopropyl-alcohol-so-sanh-voi-dung-moi-naphtha-rso/
Tại Việt Nam bạn có thể mua dung môi này tại địa chỉ:
http://www.binhtri.com/?id_pproductv=535&lg=vn&start=0
Hexane – Một dung môi tuyệt vời để chiết xuất dầu cần sa
(dung môi không phân cực – NON-Polar solvent)
– Công thức phân tử: C6H14
– Khối lượng phân tử: 86.18 g/mol
– Ngoại quan: Chất lỏng không màu
– Tỉ trọng: 0.655 g/cm3
– Nhiệt độ đông đặc: -95oC
– Nhiệt độ sôi: 69oC
– Điểm chớp cháy: -23.3oC
– Điểm tự phát cháy: 233.9oC
– Tính tan trong nước ở 20oC: 13 mg/l
– Áp suất hơi: 17 kPa (ở 20oC)
– Độ nhớt: 0.294cp (ở 20oC)
– n-Hexane chủ yếu được lấy từ dầu mỏ, thành phần chính xác của phân đoạn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn dầu và việc tinh chế. Sản phẩm công nghiệp (thường chứa khoảng 50% dạng mạnh thẳng, còn lại là các đồng phân như 2-MP, 3-MP, MCP, 2,2-dimethylbutane, neohexane) được chưng cất ở nhiệt độ sôi 65-70oC
Tại Việt Nam có thể mua sản phẩm này tại địa chỉ:
http://www.binhtri.com/?id_pproductv=563&lg=vn&start=0
Dưới đây là hình ảnh về loại dầu mà mình mới chiết xuất sử dụng dung môi Hexan này:
CO2 LIQUID
(không phân cực – Non-polar Molecule)
Gần đây mình có được Tony Nguyễn chia sẻ phương pháp chiết xuất dầu sử dụng CO2 lỏng, đây là một phương pháp tuyệt vời để chiết xuất dầu cần sa bởi cách này KHÔNG dùng dung môi mà sử dụng trực tiếp CO2 lỏng ở nhiệt độ rất thấp (-18 độ C) để tách chiết các tinh dầu (chảy ra ở dạng lỏng như RSO). Màu có hơi sẫm nhưng nghe nói hiệu ứng rất mạnh. Mình sẽ sớm cập nhật các tin tức liên quan tới phương pháp chiết xuất dầu cần sa này sau khi có đủ dữ liệu.
Bạn còn biết những dung môi hiệu quả nào để chiết xuất dầu cần sa? Bạn đã thử qua những dung môi nào? Khó khăn của bạn là gì khi bàn tới loại dung môi sử dụng để chiết xuất? Bạn có thắc mắc gì xung quanh bài viết này không? Mời các bạn tham gia thảo luận tại địa chỉ:
https://www.facebook.com/groups/OPEN.MMJ/permalink/225305464582717/
(*) Chú ý: Bài viết này không đề cập tới Butan, Co2 dry ice, Bubble hash cũng như các dạng chiết xuất ra sản phẩm cần sa giải trí, bài này chỉ tập trung vào các loại dung môi có thể được sử dụng để chiết xuất ra loại dầu cần sa có khả năng trị Ung thư và các bệnh nan y khác trên cơ thể người và động vật có cột sống (động vật có vú).
Grower Việt
Đơn Vị Tài Trợ: