Chương 15 – CÂU CHUYỆN CHÍNH THỨC: PHƠI BÀY “KHOA HỌC CỐNG RÃNH”

Sau 15 ngày tiếp nhận chứng thực và hơn một năm thảo luận pháp lý, thẩm phán luật hành chính Francis L. Young đã chính thức thúc giục DEA cho phép bác sĩ kê đơn thuốc cần sa. Trong một phán quyết vào tháng 9 năm 1988, ông đã tuyên bố: “Bằng chứng trong hồ sơ này rõ ràng chỉ ra rằng cần sa đã được công nhận có hiệu quả giảm nhẹ sự thống khổ của một số lượng lớn những người mắc bệnh rất nặng, và hiệu quả đó được phát huy một cách an toàn dưới sự giám sát y tế… Sẽ thật vô lý, độc đoán và tùy hứng nếu DEA tiếp tục ngăn cản họ tiếp cận với những lợi ích của hợp chất này khi đã có những bằng chứng rõ ràng trong hồ sơ này. Xét nghiêm túc từ góc độ y tế, cần sa an toàn hơn nhiều so với nhiều loại thực phẩm chúng ta thường sử dụng… Cần sa ở dạng tự nhiên là một trong những hoạt chất trị liệu an toàn nhất mà con người từng biết đến”.

Thế nhưng, cựu Giám đốc DEA John Lawn, người kế vị ông ta là Robert Bonner và Giám đốc DEA đương nhiệm Constantine – đều không phải bác sĩ! – đã từ chối tuân thủ và tiếp tục tùy ý tước đoạt quyền tiếp cận cần sa y tế của người dân.

Lãng phí phời gian, Lãng phí sinh mạng

Hơn 100 năm đã trôi qua kể từ khi nghiên cứu về những người hút hashish tại Ấn Độ trong thời Raj thuộc Anh năm 1894 đã cho biết rằng hoạt động sử dụng cần sa là vô hại và thậm chí có tác dụng tốt. Rất nhiều nghiên cứu về sau cũng đồng tình, nổi bật nhất trong số đó là các nghiên cứu của Ủy ban Siler, Ủy ban LaGuardia, Ủy ban Shafer do Nixon chỉ định, Ủy ban Le Dain của Cannada và Hội đồng Cố vấn Nghiên cứu California.

Trong quãng thời gian đó, các tổng thống Hoa Kỳ cũng đã ngợi ca gai dầu, USDA đã thu thập được những khối lượng lớn dữ liệu cho thấy giá trị của gai dầu từ góc độ một tài nguyên tự nhiên và vào năm 1942, chính quyền của tổng thống Roosevelt còn thực hiện bộ phim Hemp for Victory (Gai dầu vì chiến thắng) để vinh danh những người nông dân yêu nước đang canh tác gai dầu. Trong cùng năm, nước Đức cũng xuất bản The Humorous Hemp Primer [Nguyên bản tiếng Đức: Die Lustige Hanffibel. Tạm dịch: Dẫn nhập vui nhộn về gai dầu] – một sách hướng dẫn theo thể văn vần có hình minh họa để tán tụng những phẩm chất của cây gai dầu.

Thế nhưng ngay cả việc sử dụng gai dầu vì mục đích nhân đạo là làm thuốc trị bệnh hiện nay cũng bị từ chối. Khi được hỏi vào cuối năm 1989 về việc DEA đã không thi hành phán quyết của ông như được trích dẫn ở đoạn trên, Thẩm phán Young trả lời rằng Giám đốc John Lawn khi đó đã được cho chuẩn bị thời gian để tuân thủ.

Hơn một năm sau quyết định đó, Lawn đã chính thức từ chối xếp loại lại cần sa, tiếp tục xếp nó vào các loại chất ma túy “nguy hiểm” thuộc Danh mục I, nghĩa là thậm chí còn không được sử dụng làm thuốc trị bệnh.

Kịch liệt phản đối chính sách gây nên sự đau khổ không đáng có này đối với những người dân Mỹ không biết trông cậy vào đâu, Tổ chức Quốc gia về Cải cách Luật Cần sa (NORML) và Hội đồng Gia đình về Nhận thức Ma túy đã nhanh chóng đòi hỏi Lawn từ chức. Những người kế nhiệm của ông ta, Bonner và hiện nay là Constantine, đều giữ nguyên chính sách đó.

Thói đạo đức giả nào cho phép các công chức cười nhạo những dữ kiện thực tế và phủ nhận sự thật? Họ làm thế nào để lý giải cho những sai trái ghê gớm của bản thân?

Làm thế nào ư? Họ dựng nên những chuyên gia của riêng họ!

Lối nói nước đôi của chính quyền

Từ năm 1976, chính quyền liên bang Hoa Kỳ (như NIDA, NIH, DEA* và Cơ quan Action), các nhóm được cảnh sát bảo trợ (như D.A.R.E*) và các nhóm lợi ích đặc biệt (như PDFA*) đã tuyên bố trước công chúng, báo chí và các nhóm phụ huynh rằng họ có “bằng chứng tuyệt đối” về những tác dụng tiêu cực kinh hoàng của việc hút cần sa.

* Viện Quốc gia về Lạm dụng Ma túy (NIDA), Viện Y tế Quốc gia (NIH), Lực lượng Chống Ma túy (DEA), Giáo dục Chống Lạm dụng Ma túy (D.A.R.E), Đối tác vì một Hoa Kỳ không Ma túy (PDFA). Tất cả những nhà nghiên cứu về sau đều đánh giá các phát hiện về cần sa của Heath là vô giá trị, bởi vì ngộ độc cacbon monoxit và các yếu tố khác đã hoàn toàn bị bỏ qua.

Khi các nghiên cứu được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ trước năm 1976 chỉ ra rằng cần sa vô hại hay cần sa có tác dụng tốt, phương pháp luận của mỗi nghiên cứu đều được trình bày chi tiết trong các báo cáo; ví dụ: hãy đọc The Therapeutic Potential of Marijuana (1976) [Tiềm năng Trị liệu của Cần sa] và bạn sẽ thấy chính xác phương pháp luận của một nghiên cứu y học là gì.

Tuy nhiên, khi các quan chức chính phủ của chúng ta chủ tâm tài trợ cho hoạt động nghiên cứu cần sa theo hướng tiêu cực, hết lần này đến lần khác Tạp chí Playboy, NORML, Tạp chí High Times, v.v. đã phải khởi kiện theo Đạo luật Tự do Thông tin để tìm ra phương pháp phòng thí nghiệm mà các “cuộc thí nghiệm” này thực sự đã áp dụng.

Điều họ tìm được thật kinh hoàng.

Nghiên cứu Tulane/Tiến sĩ Heath, năm 1974

Sự cường điệu: Tổn thương não & Những con khỉ chết

Screenshot 3

Năm 1974, Thống đốc bang California khi đó là Ronald Reagan đã được hỏi về vấn đề phi hình sự hóa cần sa.

Sau khi đưa ra nghiên cứu Heath/Đại học Tulane, chính khách được gọi là “Nhà truyền đạt vĩ đại” này đã tuyên bố: “Các nguồn khoa học đáng tin cậy nhất nói rằng tổn thương não vĩnh viễn là một trong những kết quả tất yếu của việc sử dụng ma túy”. (L.A. Times)

Báo cáo của Tiến sĩ Heath đã kết luận rằng những con khỉ vàng, hút lượng cần sa chỉ tương đương 30 điếu mỗi ngày, đã bắt đầu suy mòn và chết sau 90 ngày.

Và kể từ đó, những tế bào não chết được tìm thấy trong những con khỉ bị ép hút cần sa đã được rêu rao hết mức nhằm gieo rắc sợ hãi trong các tờ rơi liên bang và các tài liệu tuyên truyền chống cần sa do chính phủ tài trợ.

Thượng nghị sĩ Eastland của bang Mississippi đã dùng đến nghiên cứu này trong mấy năm giữa thập kỷ 70 để khiến các nhà lập pháp thấy ghê sợ và ngừng ủng hộ những dự luật phi hình sự hóa của NORML tại Quốc hội, hầu hết trong số đó nhận được sự bảo trợ của Thượng nghị sĩ quá cố Senator Jacob Javitts của bang New York.

Các báo cáo của nghiên cứu này cũng đã được những người làm việc trong hệ thống cai nghiện ma túy phát tán, góp phần vào sự lý giải dựa trên những nghiên cứu được cho là mang tính khoa học của họ về mong muốn giúp các thanh thiếu niên thoát khỏi cần sa. Nội dung này được sử dụng để gây khiếp sợ cho các nhóm phụ huynh, các tổ chức giáo hội, v.v. – những người sẽ tiếp tục phát tán sâu rộng hơn nữa những gì họ đã được nghe.

Heath giết những con khỉ đang ngắc ngoải, mở não chúng, đếm các tế bào não chết, và kế đến là bắt những con khỉ không hút cần sa trong nhóm đối chứng, giết nốt chúng, và đếm các tế bào não của chúng. Những con khỉ hút cần sa có số lượng tế bào não chết rất lớn so với những con khỉ “tỉnh táo”.

Tuyên bố của Ronald Reagan có lẽ dựa trên thực tế rằng việc hút cần sa là khác biệt duy nhất trong hai nhóm khỉ thí nghiệm. Có thể Reagan đã tin rằng nghiên cứu liên bang này là thật và chính xác. Có thể ông ta đã có những động cơ khác.

Bất kể lý do của họ là gì, đó là điều đã được chính quyền đã làm rùm beng lên với báo chí và Hội Phụ huynh-Giáo viên – những người hoàn toàn tin tưởng chính quyền.

Năm 1980, sau sáu năm yêu cầu và kiện chính quyền, cuối cùng Tạp chí Playboy và NORML cũng nhận được bản hạch toán chính xác về những quy trình nghiên cứu được tiến hành trong báo cáo tai tiếng này:

Khi NORML/Playboy thuê các nhà nghiên cứu để kiểm tra các kết quả nghiên cứu bằng phương pháp luận thực sự, họ đã bật cười.

Thực tế: Những con vật trong nghiên cứu bị gây ngạt!

Như được đăng trên Tạp chí Playboy, phương pháp luận trong nghiên cứu quái đản của Heath bao gồm việc dùng dây đai để thắt cố định những con khỉ vàng vào một chiếc ghế tựa và bơm cho chúng một lượng tương đương 63 điếu cần sa Colombia trong “5 phút, qua mặt nạ phòng độc”, không mất đi chút khói nào. Playboy phát hiện rằng Heath đã cho những con khỉ mỗi ngày hút hết 63 điếu cần sa sau 5 phút trong khoảng thời gian vẻn vẹn 3 tháng thay vì cho chúng hút 30 điếu mỗi ngày trong thời gian một năm như ban đầu ông ta báo cáo. Thì ra Heath đã làm vậy để tránh phải trả tiền công mỗi ngày cho một phụ tá trong cả một năm.

Những con khỉ đã bị ngạt thở! Thiếu ôxy từ 3 đến 5 phút gây tổn thương não – các tế bào não chết (Hướng dẫn về an toàn dưới nước và cứu hộ của Hội Chữ Thập Đỏ). Với nồng độ khói được sử dụng, những con khỉ phần nào giống như một người ở trong ga ra khóa kín và cho một động cơ xe hơi hoạt động trong 5, 10, 15 phút mỗi ngày vậy!

Nghiên cứu này của Heath thật ra là một nghiên cứu về sự ngạt thở và ngộ độc cacbon monoxit ở động vật.

Ngoài những vấn đề khác, Heath đã hoàn toàn (do cố ý, hay do năng lực kém?) bỏ qua những tranh luận về khí cacbon monoxit những con khỉ đã hít phải.

Cacbon monoxit, một loại khí độc hủy diệt các tế bào não, được sinh ra từ bất kỳ vật thể nào đang cháy. Với nồng độ khói như vậy, những con khỉ quả thật giống như một người hàng ngày đều bị khóa trong ga ra với một động cơ xe hơi đang hoạt động trong 5, 10, 15 phút mỗi lượt!

Tất cả những nhà nghiên cứu về sau đều thống nhất rằng các phát hiện trong thí nghiệm của Heath về cần sa là vô giá trị, bởi vì sự ngộ độc cacbon monoxit và các yếu tố khác đã hoàn toàn bị bỏ qua và trước đó cũng chưa từng được xem xét trong báo cáo. Nghiên cứu này và các nghiên cứu khác, như loạt nghiên cứu năm 1970 của Tiến sĩ Gabriel Nahas, đều tìm cách liên hệ những chất chuyển hóa THC thường thấy trong não, cơ quan sinh dục và các vùng cơ thể chứa mỡ khác của con người với những tế bào não chết của những con khỉ bị chết ngạt.

Giờ đây, năm 1999, 17 đã trôi qua mà không một từ nào trong các nghiên cứu của Tiến sĩ Heath hay Tiến sĩ Nahas từng được xác thực! Nhưng các nghiên cứu của họ vẫn được lôi ra bởi PDFA, DEA, các cơ quan phòng chống ma túy cấp thành phố và tiểu bang cộng thêm các chính khách. Hầu như trong mọi cơ quan công quyền, chúng vẫn được coi như bằng chứng khoa học về sự nguy hiểm của cần sa.

Đây là sự tuyên truyền và thông tin sai lệch của chính phủ Hoa Kỳ ở mức độ tồi tệ nhất! Người dân đã trả tiền cho các nghiên cứu này và có quyền yêu cầu giảng dạy thông tin chính xác và lịch sử chân thực trong những ngôi trường hoạt động nhờ kinh phí từ những người nộp thuế.

Năm 1996, ở Pháp, Gabriel Nahas đã kiện Mishka, người dịch cuốn sách này sang tiếng Pháp với nhan đề L’empereur est nu, để đòi tiền bồi thường. Mishka đã viết rằng các nghiên cứu của Nahas bị cả thế giới xem là rác rưởi. Tòa án của Pháp, khi nghe hết những lời khai của Nahas, và sau khi Nahas đã bỏ ra số tiền tương đương hàng chục nghìn đô la Mỹ để trả các khoản phí pháp lý, đã thưởng cho ông ta sự sỉ nhục cao nhất của họ: một franc là khoản bồi thường cho ông ta, tương đương khoảng 15 cent tiền Mỹ, các khoản phí pháp lý thì tự chịu!

Đơn thuốc Nahas kê cho tình trạng phình trướng của ngân sách cảnh sát

Thật khó tin khi một nghiên cứu nổi tiếng với phát hiện tác dụng làm giảm khối u của cần sa (xem Chương 7) đã được chính phủ liên bang chỉ thị tiến hành, căn cứ trên tiền đề ban đầu rằng cần sa hẳn phải gây tổn hại cho hệ miễn dịch. Phỏng đoán này dựa vào các nghiên cứu kiểu “Reefer Madness” đã được thực hiện bởi vị tiến sĩ tai tiếng Gabriel Nahas của Đại học Columbia vào năm 1972.

Cũng chính Tiến sĩ Nahas này đã quả quyết rằng các nghiên cứu của ông ta cho thấy cần sa gây nên những tổn thương nhiễm sắc thể và testosterone (nội tiết tố nam), cũng như vô số tác động kinh khủng khiến cho người ta phải nghĩ tới sự sụp đổ của hệ miễn dịch. Nahas một thành viên của OSS/CIA và sau này là Liên Hợp Quốc, nơi ông ta đã cộng tác chặt chẽ với Lyndon LaRouche và Kurt Waldheim.

Năm 1998, Nahas vẫn còn là “con cưng” của DEA và NIDA nhưng không một nghiên cứu chống cần sa nào của ông ta từng lặp lại được kết quả trong vô số nỗ lực nghiên cứu khác. Đại học Columbia đã tuyên bố dứt khoát từ chối mọi liên hệ với các nghiên cứu về cần sa của Nahas trong một cuộc họp báo được triệu tập đặc biệt vào năm 1975!

Các nghiên cứu cũ rích, không đáng tin cậy của Nahas hiện nay vẫn được DEA trưng ra và chủ tâm cung cấp cho các nhóm hội phụ huynh, giáo viên và nhà thờ thiếu hiểu biết thấu đáo như thể đó là sự phát hiện xác đáng về  những tai hại của cần sa.

Sự gieo rắc những câu chuyện kinh dị và nguy hiểm này của Nahas* được trả công bằng tiền thuế các bạn đã nộp, thậm chí trong nhiều năm sau khi NIH vào năm 1976 đã dứt khoát ngăn cấm Nahas nhận thêm một xu nào từ những khoản tiền tiền chính phủ Hoa Kỳ cấp cho các nghiên cứu về cần sa do những nghiên cứu đáng hổ thẹn của ông ta từ đầu những năm 1970.

* Nahas, vào tháng 12 năm 1983, dưới sự chế giễu của các đồng nghiệp và quyết định chấm dứt tài trợ từ NIDA, đã tuyên bố từ bỏ toàn bộ những suy đoán, kết luận và nghiên cứu trước đó của ông ta về sự tích tụ các chất chuyển hóa THC, cũng như về tổn thương mô và nhiễm sắc thể trên đĩa Petri.

Tuy vậy, DEA, NIDA, VISTA, “Cuộc chiến chống ma túy” và tác giả đã qua đời Peggy Mann (trong các bài đăng trên Tạp chí Reader’s Digest và cuốn sách Marijuana Alert của bà được đệ nhất phu nhân Nancy Reagan đề tựa) đã mang những nghiên cứu không đáng tin cậy này đến các nhóm/hội phụ huynh như National Federal of Parents for Drug Free Youth [Liên đoàn quốc gia của phụ huynh vì giới trẻ không ma túy], v.v., thường cùng với Nahas trong vai trò một diễn giả khách mời được trả thù lao hậu hĩ, mà không hề hỏi lấy một lời xem các nghiên cứu của ông ta thật ra được đồng nghiệp nhìn nhận như thế nào.

Điều này, theo giả định của chúng tôi, được thực hiện để gây hoang mang cho các phụ huynh, giáo viên, nhà lập pháp và thẩm phán, bằng cách dùng đến các thống kê phi lâm sàng và thuật ngữ khoa học giả mạo, sau cùng là nhắm đến việc bán ra được nhiều xét nghiệm nước tiểu hơn nữa. Hệ quả từ đó là thêm nhiều lợi nhuận được tạo ra cho các cơ sở cai nghiện ma túy và biên chế nhân sự của họ. Như vậy cũng có nghĩa là ngân sách cấp cho cảnh sát, tòa án, nhà tù và các khoản chi tương tự sẽ được chính phủ duy trì liên tục bằng tiền rút từ ngân sách liên bang. Nói cách khác, chính phủ có thể duy trì liên tục việc chiếm dụng tiền thuế của dân để chi tiêu cho những gì phục vụ lợi ích của một chế độ cảnh sát trị.

“Cuộc chiến chống ma túy” là một đống tiền kếch xù, vì vậy những thỉnh cầu vô liêm sỉ đòi tăng số lượng cảnh sát và nhà tù tiếp tục diễn ra. Và chúng ta vẫn có hàng nghìn thẩm phán, nhà lập pháp, cảnh sát, độc giả Reader’s Digest và các bậc phụ huynh. Nhiều năm qua, họ đã sử dụng và trích dẫn các nghiên cứu của Nahas, xem chúng như là những lý do hàng đầu để tiếp tục những điều luật bất công này và để bỏ tù hàng triệu người Mỹ trong cả thập kỷ vừa qua.

Sau sự từ bỏ lập lờ năm 1983 của Nahas, DEA tiếp tục sử dụng các nghiên cứu của ông ta một cách chủ tâm và sai trái để gây chia rẽ trong những thẩm phán, chính khách, báo chí và các nhóm hội phụ huynh – những người không hề biết rằng sự dối trá của Nahas đã bị vạch trần. Các nhóm hội phụ huynh tin tưởng chính phủ sẽ cho họ biết sự thật mà họ đáng được nhận lại từ tiền thuế đã nộp. Phần lớn các nhà bình luận truyền hình và báo chí vẫn sử dụng các nghiên cứu không thể lặp lại kết quả từ những năm 1970 của Nahas như thể chúng là chân lý, và rất nhiều giai thoại hoang đường đáng sợ được bọn trẻ truyền tai nhau nơi sân trường đều xuất phát từ công trình dối trá của “nhà khoa học” này.

Mặc dù không bao giờ được lặp lại và đã bị bác bỏ, những kết quả nghiên cứu đó vẫn được rao giảng. Trong khi đó, những nhà nghiên cứu trung thực có nguy cơ bị bỏ tù nếu họ tìm cách thử nghiệm những ý tưởng của mình về công dụng y tế của cần sa.

Trên thực tế, bằng cách sử dụng những nghiên cứu không thể lặp lại và đã bị bác bỏ của Nahas về tác động đối với hệ miễn dịch của chất THC tổng hợp trên đĩa Petri, các hiệp hội cuồng loạn như National Family Partnership hoặc các tổ chức hình thành từ chiến dịch “Just Say No” thậm chí đã khiến giới báo chí lên tiếng rằng cần sa có thể gây ra AIDS – một điều không có chút căn cứ nào, nhưng báo chí vẫn tung tin một cách hùng hồn, làm tăng thêm mức độ trầm trọng của hiện tượng Reefer Madness!

Năm 1998, Gabriel Nahas lúc này đang sinh sống tại Paris và thường đem những lời dối trá cũ rích của ông ta đi rao giảng như thể chúng là phúc âm cho người dân các nước châu Âu còn kém hiểu biết về cần sa hơn cả công chúng Hoa Kỳ. Khi được mời tranh luận với chúng tôi (H.E.M.P.) về cần sa trước sự chứng kiến của báo chí thế giới vào ngày 18 tháng 6 năm 1993 tại Paris, ban đầu ông ta đã chấp nhận rất nhiệt tình. Thế rồi khi nhận ra rằng chúng tôi sẽ đề cập đến nọi khía cạnh của cây gai dầu (như giấy, sợi, nhiên liệu, thuốc trị bệnh), Nahas đã từ chối tranh luận, mặc dù chúng tôi đã đáp ứng mọi yêu cầu của ông ta.

Các chất chuyển hóa THC vẫn đọng lại

Sự cường điệu: Chúng tồn tại trong cơ thể 30 ngày

Chính quyền cũng đã quả quyết rằng chỉ hút một điếu cần sa thôi cũng rất nguy hiểm bởi “các chất chuyển hóa THC” tồn tại trong các tế bào mỡ của cơ thể tới 30 ngày; ngụ ý rằng chẳng thể nào hình dung nổi các chất chuyển hóa THC này có thể sẽ gây ra tác động gì đối với nhân loại về lâu dài, rồi thêm mấy lời nước đôi ngụy khoa học khác nữa (với những từ ngữ “có thể”, “có thể nghĩa là”, “có khả năng”, “có lẽ”, v.v.)*

* “‘Có thể’, ‘có khi’, ‘có lẽ’, ‘có khả năng’ không phải là những kết luận khoa học”. – Tiến sĩ, Bác sĩ Fred Oerther đã nói vào tháng 9 năm 1986.

Thực tế: Các chuyên gia của chính quyền nói rằng các chất chuyển hóa THC là dư lượng vô hại, không gây độc

Chúng tôi đã phỏng vấn ba bác sĩ có danh tiếng trên toàn quốc hiện đang làm việc (hoặc đã từ làm việc) cho nghiên cứu về cần sa của chính phủ Hoa Kỳ:

– Tiến sĩ, Bác sĩ Thomas Ungerlieder của UCLA, đã được Richard Nixon bổ nhiệm vào Ủy ban Lâm thời của Tổng thống về Cần sa năm 1969, được tái bổ nhiệm bởi các tổng thống Ford, Carter, và Reagan; hiện nay là chủ nhiệm của Chương trình Y tế về Cần sa của California.

– Tiến sĩ, Bác sĩ Donald Tashkin của UCLA, là nhà nghiên cứu hàng đầu của thế giới và chính phủ Hoa Kỳ trong 29 năm qua về tác động của cần sa đối với các chức năng phổi.

– Tiến sĩ, Bác sĩ Tod Mikuriya, từng giữ vị trí quản lý và phân phối nguồn tài trợ trong các chương trình nghiên cứu cần sa của chính phủ Hoa Kỳ cuối những  năm 1960.

Những bác sĩ này cho biết rằng các thành phần có hoạt tính của THC đã được hấp thu hết trong lần thứ nhất hoặc thứ hai đi qua gan. Các chất chuyển hóa THC còn lại tự gắn vào các mảng mỡ tích tụ để được cơ thể loại bỏ sau. Đây là một quá trình an toàn và hoàn toàn tự nhiên.

Nhiều hợp chất từ các loại thức ăn, thảo dược và thuốc chữa bệnh cũng vẫn luôn trải qua cùng một quá trình như vậy. Đa số không gây nguy hiểm, và các chất chuyển hóa THC có ít khả năng gây độc* hơn so với gần như bất kỳ loại chất chuyển hóa nào khác đã biết trong cơ thể chúng ta!

* Chính phủ Hoa Kỳ từ năm 1946 đã biết rằng liều lượng cần sa dùng qua đường miệng cần thiết để giết một con chuột cao gấp 40.000 lần liều lượng cần thiết để tạo ra các triệu chứng say cần sa điển hình. (Mikuriya, Tod, Marijuana Medical Papers, 1976; Loewe, Journal of Pharmacological and Experimental Therapeutics, October, 1946.)

Các chất chuyển hóa THC trong cơ thể có thể được so sánh với tro tàn của một điếu cần sa: thành phần trơ còn lại khi các hoạt chất cannabinoid đã được cơ thể hấp thụ. Các chất chuyển hóa trơ này là kết quả hiển thị trong những xét nghiệm nước tiểu được thực hiện để sa thải quân nhân, công nhân hoặc vận động viên vì sử dụng cần sa hoặc có sự hiện diện của cần sa trong nước tiểu trong vòng 30 ngày trước xét nghiệm.

Các nghiên cứu về tổn thương phổi

Sự cường điệu: Độc hại hơn thuốc lá

Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, các bệnh tật liên quan đến thuốc lá giết chết hơn 430.000 người Mỹ mỗi năm. Có 50 triệu người Mỹ hút thuốc lá, và mỗi ngày có thêm 3.000 thanh thiếu niên bắt đầu hút. Các nghiên cứu về tàn thuốc chứa chất gây ung thư của Phòng thí nghiệm quốc gia Berkeley cuối những năm 1970 đã kết luận rằng “cần sa có khả năng gây ung thư cao gấp rưỡi thuốc lá”.

Thực tế: Không có một ca ung thư nào được ghi nhận

Các chất gây kích ứng phổi có trong mọi loại khói. Khói cần sa gây kích ứng nhẹ đối với phế quản. Các triệu chứng biến mất khi ngừng hút cần sa.

Tuy nhiên, khác với khói thuốc lá, khói cần sa không gây bất kỳ biến đổi nào trong các tiểu phế quản – khu vực mà khói thuốc lá gây tổn thương lâu dài và vĩnh viễn. Ngoài ra, người hút thuốc lá thường hút từ 20 đến 60 điếu mỗi ngày, trong khi người hút nhiều cần sa thường cũng chỉ hút từ 5 đến 7 điếu mỗi ngày, thậm chí còn ít hơn nếu có được búp hoa cần sa loại nặng chất lượng cao.

Mặc dù có hàng triệu người Mỹ hút cần sa thường xuyên, cần sa chưa từ gây một ca ung thư nào được ghi nhận tính đến tháng 12 năm 1997, theo Tiến sĩ Donald Tashkin của UCLA – chuyên gia hàng đầu về phổi của Hoa Kỳ. Ông xem nguy cơ lớn nhất đối với phổi là nếu một người tối thiểu phải hút 16 điếu cần sa loại lớn (spliff) mỗi ngày, gây nên sự giảm ôxy huyết do quá nhiều khói và không đủ ôxy.

Tashkin thấy rằng không có gì đáng lo lắng về nguy cơ gây khí phế thũng “theo bất kỳ hình thức nào” từ việc sử dụng cần sa – hoàn toàn trái ngược với thuốc lá.

Cần sa là một loài cây phức tạp, tiến hóa ở mức cao. Có khoảng 400 hợp chất trong khói cần sa. Trong số đó, 60 hợp chất hiện nay được biết llaf có giá trị trị liệu.

Người sử dụng cũng có thể ăn cần sa thay vì hút, tránh được hoàn toàn những kích ứng do khói. Tuy nhiên, các thành phần hoạt tính được cơ thể người hấp thu khi hút cao gấp bốn lần so với khi ăn, xét cùng một lượng cần sa. Và việc giá cần sa chợ đen bị thổi lên do sự cấm đoán cùng với các hình phạt khắc nghiệt đối với hoạt động canh tác khiến cho hầu hết mọi người không có khả năng chi trả cho một cách sử dụng xa xỉ dù lành mạnh hơn nhưng kém hiệu quả hơn.

Các nghiên cứu của phòng thí nghiệm không phản ánh đúng thực tế

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng nhiều chất gây ung thư có thể được loại bỏ bằng cách sử dụng một ống điếu được lọc bằng nước. Chính phủ của chúng ta đã bỏ qua thông tin này và tầm quan trọng của nó khi phát biểu trước báo chí. Cùng lúc, các chính khách cũng cấm mua bán các loại ống điếu, gán nhãn cho chúng là những “dụng cụ sử dụng ma túy”.

Các tin đồn đã bắt đầu như thế nào?

Năm 1976, Tiến sĩ Tashkin của UCLA đã gửi một báo cáo thành văn tới Tiến sĩ Gabriel Nahas tại Hội nghị “Những Nguy cơ Y tế từ Cần sa” đang diễn ra tại Rheims, Pháp. Báo cáo đó lại thành ra câu chuyện giật gân nhất được lan truyền từ hộ nghị thế giới đầy tính tiêu cực đối với cần sa này.

Điều này đã gây ngạc nhiên cho Tiến sĩ Tashkin, người ban đầu đã không có dự tính gửi báo cáo đó đến Hội nghị Rheims.

Điều Tashkin đã báo cáo với Hội nghị Rheims là: Trong số 29 khu vực của phổi người đã được nghiên cứu, ông chỉ tìm thấy duy nhất một khu vực mà cần sa gây kích ứng cao hơn (15 lần) so với thuốc lá, và đó là phế quản. Tuy nhiên, con số này không đáng kể, vì Tashkin cũng lưu ý rằng thuốc là thuốc lá gần như không có tác động gì đến khu vực phổi này. Như vậy, 15 lần của “gần như không có gì” vẫn chỉ là gần như không có gì. Dù sao, cần sa cũng có tác động tích cực hoặc trung tính đối với phần lớn các khu vực khác của phổi. (Xem chương 7 – “Những công dụng trị liệu của cần sa”)

(Tashkin, Dr. Donald, UCLA studies, 1969-83; UCLA Pulmonary Studies, 1969-95.)

Sau đó, vào năm 1977, chính phủ Hoa Kỳ tài trợ trở lại cho những nghiên cứu về tác độngcủa cần sa đối với phổi đang diễn ra mà họ đã cắt tài trợ từ hai năm trước đó, khi Tashkin báo cáo về những kết quả trị liệu đáng khích lệ trong các nghiên cứu này. Nhưng đến lúc này, chính phủ chỉ tài trợ cho hoạt động nghiên cứu về phế quản.

Chúng tôi đã phỏng vấn Tiến sĩ Tashkin hàng chục lần. Năm 1986, tôi đã hỏi ông về một bài báo ông đang soạn cho Tạp chí Y học New England, trong đó đề cập đến việc khói cần sa gây ra số lượng tổn thương tiền ung thư ngang bằng hoặc cao hơn so với thuốc lá, tính trên liều lượng sử dụngt ương đương giữa hai chất.

Phần lớn mọi người không nhận thấy, và truyền thông cũng không được cho biết cụ thể, rằng mọi bất thường về mô (trầy xước, phát ban, thậm chí chỉ là mẩn đỏ) đều được gọi là tổn thương tiền ung thư. Khác với các tổn thương do thuốc lá gây ra, các tổn thương liên quan đến THC không chứa chất phóng xạ.

Chúng tôi đã hỏi Tiến sĩ Tashkin rằng có bao nhiêu người trong các nghiên cứu này hay bất kỳ nghiên cứu nào khác về những người chỉ hút cần sa lâu năm (người Rastafari, người Copt, v.v.) sau đó đã bị ung thư phổi.

Ngồi trong phòng thí nghiệm UCLA của mình, Tiến sĩ Tashkin nhìn tôi và nói: “Lạ là ở chỗ đó. Cho đến nay không ai trong những người chúng tôi đã nghiên cứu bị ung thư phổi”.

“Báo chí có biết đến điều này không?”

“Chà, trong bài báo có viết”. Tiến sĩ Tashkin đáp. “Nhưng không người nào trong giới báo chí hỏi đến điều này. Họ vốn chỉ trông đợi những kết quả tồi tệ nhất”.

Chúng tôi đã hỏi lại Tashkin vào tháng 12 năm 1997, về cần sa và ung thư phổi. Câu trả lời của ông vẫn là không có lấy một trường hợp ung thư phổi nào ở những người chỉ hút cần sa từng được báo cáo. Một điều đáng ghi nhớ là: Tiến sĩ Tashkin và các tiến sĩ khác từ 20 năm trước đã tiên đoán chắc chắn rằng hàng trăm nghìn người hút cần sa sẽ bị ung thư phổi tính đến thời điểm này (năm 1997).

Năm 2007, Tiến sĩ Tashkin đã báo cáo rằng THC thực chất đang giết chết các tế bào lão hóa và giữ cho chúng không trở thành tế bào ung thư. Ngày 17 tháng Tư năm 2007, các nhà nghiên cứu Đại học Harvard đã tìm thấy rằng, trong phòng thí nghiệm, THC làm giảm sự tăng trưởng khối u đi một nửa trong khi đồng thời ức chế khả năng lan rộng của khối u.

Thuốc lá chứa chất phóng xạ: Chuyện chưa kể

Số người chết do hút thuốc lá mỗi năm còn cao hơn số ca tử vong do AIDS, heroin, crack, cocaine, rượu, tai nạn giao thông, hỏa hoạn và án mạng cộng lại. Thuốc lá gây nghiện ngang heroin – xét đến cả những triệu chứng cai, và có tỷ lệ tái nghiện (75%) tương đương heroin và cocaine.

Ở Hoa Kỳ hiện nay, thuốc lá bỏ xa các “đối thủ” khác để trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ra những ca tử vong vốn có thể phòng tránh. So với người không hút thuốc lá, người hút thuốc lá có nguy cơ bị ung thư phổi gấp 10 lần, nguy cơ bị bệnh tim gấp 2 lần, và nguy cơ tử vong trong trường hợp bị bệnh tim gấp 3 lần. Vậy nhưng thuốc là lại hoàn toàn hợp pháp, và thậm chí được nhận trợ cấp chính phủ nhiều hơn mọi sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ, trong khi nó luôn là kẻ giết người nguy hiểm nhất! Thật là một trò hề đạo đức giả!

Tại Hoa Kỳ, cứ bảy ca tử vong thì có một ca do thuốc lá gây ra. Phụ nữ cần biết rằng ung thư phổi phổ biến hơn ung thư vú trong số những phụ nữ hút thuốc lá, và hút thuốc lá trong thời gian sử dụng thuốc tránh thai khiến nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư tăng cao bất thường.

7 triệu đô la là số tiền quảng cáo cho ngành công nghiệp thuốc lá mỗi ngày, và ước tính mỗi ngày ngành này cần thêm khoảng 3000 người bắt đầu hút thuốc lá để thay thế cho số người đã bỏ hoặc đã chết vì thuốc lá mỗi ngày.

Ngành nông nghiệp và thương mại chủ đạo của Kentucky trong suốt 100 năm (cho đến năm 1890) chính là loài cây cần sa/gai dầu hữu ích, nhiều tác dụng và có lợi cho sức khỏe. Thế rồi nó bị thay thế bằng cây thuốc lá không thể dùng làm thức ăn, không cho sợi, gây suy thoái đất – là loài cây được trồng trên nền đất được bón các loại phân chứa chất phóng xạ.

Các nghiên cứu của chính phủ Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng mức độ ảnh hưởng từ việc hút 1,5 bao thuốc lá mỗi ngày trong một năm đối với phổi là tương đương ảnh hưởng từ 300 lần chụp phim X-quang lồng ngực (bằng loại máy từ trước những năm 1980 và không sử dụng đồ bảo hộ bằng chì để cản xạ) đối với da. Nhưng trong khi tính phóng xạ của tia X tiêu tan ngay lập tức, chất phóng xạ của thuốc lá ở trong phổi vẫn duy trì hoạt tính suốt chu kỳ bán rã kéo dài 21,5 năm của nó.

Cựu Tổng Y sĩ C. Everett Koop đã phát biểu trên truyền hình quốc gia rằng rất có thể chất phóng xạ trong lá cây thuốc lá là nguyên nhân gây ra phần lớn các loại ung thư liên quan đến thuốc lá. Không hề tồn tại chất phóng xạ trong tro tàn của cần sa.

(National Center for Atmospheric Research, 1964; American Lung Assn.; Dr. Joseph R. DiFranza, U. of Mass. Medical Center; Reader’s Digest, March 1986; Surg. Gen. C. Everett Koop, 1990.)

Một dữ kiện thực tế khác: Bệnh nhân khí phế thũng được hưởng lợi

Trong một cuộc phỏng vấn sau đó, Tashkin đã chức mừng tôi về điều tôi đã gợi ý với ông, đó là cần sa được sử dụng để điều trị khí phế thũng đem đến những kết quả tốt trong số những người chúng tôi biết.

Ban đầu ông cười nhạo tôi, bởi ông đã cho rằng cần sa khiến tình trạng khí phế thũng trầm trọng hơn. Sau khi xem xét các bằng chứng đã thu được, ông thấy rằng, ngoại trừ trong những trường hợp hãn hữu nhất, cần sa thực ra đem lại lợi ích lớn cho các bệnh nhân khí phế thũng, do tác dụng làm thông thoáng và giãn phế quản của nó.

Vậy là tác dụng giảm nhẹ triệu chứng mà các bệnh nhân khí phế thũng hút cần sa báo cáo với chúng tôi đã được xác nhận.

Không chỉ riêng khói của cần sa có tác dụng tốt cho phổi. Từ xưa, khói của Yerba Santa [cây thánh thảo], Colt’s foot [cây khoản đông], Horehound [bạc hà trắng] và các loại thảo mộc khác cũng được hút để đem lại sự dễ chịu cho phổi.

Thuốc lá và những nguy hiểm gắn liền với nó đã gây nên định kiến xấu về chữ “hút” tới mức hầu hết mọi người tin rằng việc hút cần sa cũng nguy hiểm ngang hoặc hơn thuốc lá. Trong hoàn cảnh nghiên cứu bị cấm đoán, những dữ kiện khách quan về an toàn và sức khỏe cộng đồng này không sẵn có để tham khảo.

Tháng 12 năm 1997, chúng tôi đã hỏi Tiến sĩ Tashkin một lần nữa, và ông đã phát biểu dứt khoát rằng “cần sa không gây ra hay làm trầm trọng hơn tìnht rạng khí phế thũng, theo bất kỳ cách thức nào”. Hơn nữa, không có một trường hợp ung thư phổi nào từng được quy kết cho việc hút cần sa.

. . . Và còn nữa

Đa số các tài liệu chống cần sa mà chúng tôi đã xem xét đều không dẫn được lấy một nguồn để chúng tôi kiểm chứng. Số còn lại chỉ dẫn nguồn từ DEA hoặc NIDA. Các nghiên cứu ít ỏi chúng tôi đã tìm được lại thường là những ghi chép về bằng chứng giai thoại, những tập hợp số liệu ngụy tạo, hoặc thiếu các nhóm đối chứng và các kết quả không bao giờ được lặp lại.

Toàn bộ các nghiên cứu liên quan đến sự tăng kích thước vú, béo phì, nghiện ngập và những thứ tương tự vẫn không có căn cứ, và không nhận được bao nhiêu tín nhiệm từ cộng đồng khoa học. Các nghiên cứu khác, chẳng hạn về sự suy giảm số lượng tinh trùng tạm thời, là không có ý nghĩa thống kê đối với công chúng, thế nhưng lại giới truyền thông được thổi phồng về mức độ nghiêm trọng. Vẫn còn các nghiên cứu khác nữa, chẳng hạn về vài ba trường hợp có khối u cổ họng ở khu vực Sacramento và tỷ lệ tai nạn thương tích cao được báo cáo trong một trung tâm chấn thương của Baltimore, là những tập hợp dữ liệu riêng lẻ phản ánh trái ngược toàn bộ những thống kê khác và chưa bao giờ được lặp lại.

Những kết quả giả mạo của Heath, Nahas, của các nghiên cứu trên khỉ và chuột mang thai tại Đại học Temple và Đại học California Davis (trong đó họ tiêm các chất tổng hợp tương tự và là đồng phân bậc 3 của THC) giờ đây đã mất tín nhiệm trong hệ thống tài liệu khoa học và y học.

Mặc dù các nghiên cứu này không được sử dụng trong thảo luận khoa học, hàng núi tài liệu của DEA và do các công ty dược phẩm tài trợ nói về những tác động dài hạn mà các chất chuyển hóa này có thể sẽ gây ra cho não và cơ quan sinh sản vẫn được phân phát tới các nhóm phụ huynh như thể chúng là các nghiên cứu mới toanh. Sự cung cấp thông tin sai lệch này vẫn đang tồn tại nhan nhản trong các báo cáo của chính phủ Hoa Kỳ, DEA, DARE và PDFA.

(Read the 1982 N.I.H.; the National Academy of Science’s evaluation on past studies; and the Costa Rica report, 1980.)

Gai dầu đã được sử dụng trong gần như mọi xã hội từ thời thượng cổ như một yếu tố thúc đẩy lao động, cũng như để khơi dậy và làm mới lại những năng lượng sáng tạo.

Một số nghiên cứu mà chính quyền liên bang không nhắc tới

Nghiên cứu về người Copt (1981)

Không gây tác hại đối với bộ não hay trí thông minh của con người

Gai dầu đã được sử dụng trong gần như mọi xã hội từ thời thượng cổ để tăng thêm động lực làm việc, cũng như để khơi dậy và làm mới lại những năng lượng sáng tạo.

(Jamaican Studies; Coptic Studies; Costa Rican Studies; Vedas; Dr. Vera Rubin, Research Institute for the Study of Man; et al)

Năm 1981, một nghiên cứu đã cho biết về 10 người trong số những người Mỹ hút nhiều cần sa nhất (đến từ cộng đồng tôn giáo Copt và sinh sống tại Florida) quả thật tin rằng việc hút 16 điếu spliff* cần sa loại nặng mỗi ngày trong 10 năm qua đã phần nào cải thiện tâm trí của họ.

Tiến sĩ Ungerlieder và Tiến sĩ Shaeffer của UCLA đã thực hiện nghiên cứu và không phát hiện khác biệt nào về não giữa những người Copt này và những người không hút cần sa; cũng như không xác nhận có sự gia tăng nào về chỉ số IQ như họ đã khẳng định.

* Thông thường, một điếu spliff tương đương 5 điếu joint của Mỹ.

Tuổi thọ cao hơn, nếp nhăn ít hơn

Phần lớn các nghiên cứu (từ trước tới nay, với các nhóm đối tượng nghiên cứu được ghép cặp tương ứng) đều chỉ ra rằng: Khi mọi tiêu chí còn lại là ngang bằng, một người Mỹ hút cần sa sẽ sống lâu hơn một người Mỹ không hề sử dụng chất; có ít nếp nhăn hơn, nhìn chung ít bị căng thẳng tâm lý hơn nên ít mắc bệnh tật khiến hệ miễn dịch bị ảnh hưởng hơn, và có cách cư xử hòa nhã với người xung quanh hơn.

(Các nghiên cứu Costa Rica và Jamaica)

Nghiên cứu Jamaica (1968-74, 1975)

Những lợi ích nhất định cho người hút cần sa

Có lẽ nghiên cứu toàn diện nhất về hoạt động hút cần sa trong bối cảnh tự nhiên của nó chính là “Ganja ở Jamaica: Một nghiên cứu nhân chủng học y tế về việc sử dụng cần sa kinh niên” của Vera Rubin và Lambros Comitas (1975; Mouton & Co., The Hague, Paris/Anchor Books, NY).

Từ phần giới thiệu của Nghiên cứu Jamaica: “Nghiên cứu Jamaica, được tài trợ bởi Trung tâm Nghiên cứu về Lạm dụng Thuốc và Chất giảm đau gây ngủ – Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (NIMH), là dự án đầu tiên về nhân chủng học y tế được thực hiện và là nghiên cứu chuyên sâu, đa ngành đầu tiên về hoạt động sử dụng và người sử dụng cần sa từng được xuất bản.

[…]

Mặc dù bất hợp pháp, hoạt động sử dụng ganja vẫn diễn ra khắp nơi, và thời lượng cũng như tần suất sử dụng rất cao; nó được hút trong khoảng thời gian dài hơn, với số lượng lớn hơn và hàm lượng THC cao hơn cần sa ở Hoa Kỳ mà không gây ra những hậu quả tai hại về tâm lý hay xã hội. Điểm khác biệt chủ yếu là cả việc sử dụng và những hành vi được dự kiến kèm theo đó đều được điều chỉnh cho phù hợp văn hóa và được kiểm soát bởi một truyền thống lâu đời”.

Những thái độ xã hội tích cực

Nghiên cứu đã phác họa khái quát sự củng cố tích cực về hành vi xã hội trong nhóm người hút ganja ở Jamaica và sự khen ngợi rộng khắp dành cho hoạt động sử dụng ganja từ những người hút ganja để tăng thêm động lực làm việc.

Theo mô tả từ những người được nghiên cứu, các hiệu ứng có được khi hút ganja khiến họ lanh lợi, hoạt bát, vui vẻ, có trách nhiệm và có ý thức hơn. Họ cho biết ganja có tác dụng tốt cho sự tập trung và thiền, và tạo ra một cảm giác ngập tràn hạnh phúc và tự tin vào giá trị bản thân.

Không có mối liên hệ với hành vi tội phạm

Vera Rubin và các cộng sự đã thấy rằng không có liên hệ nào giữa cần sa và tội phạm (ngoại trừ những vụ bắt giữ người sử dụng cần sa), không có sự suy giảm kỹ năng vận động, và những người hút cần sa cũng như những người không hút đều đạt số điểm về mức độ hướng ngoại như nhau, trong đó không có sự khác biệt về quá trình làm việc hay khả năng thích nghi với công việc. Không có phát hiện nào về động lực làm việc bị mất đi do sử dụng cần sa nhiều và thường xuyên.

Từ đánh giá tâm lý, người hút cần sa dường như cởi mở hơn trong việc bộc lộ cảm xúc của họ, đôi chút vô tư lự hơn, và đôi chút dễ sao nhãng hơn. Không có bằng chứng nào về tổn thương não thực thể hay tâm thần phân liệt.

Không có sự thoái hóa về sinh lý

Marilyn Bowman, qua một chuỗi những trắc nghiệm tâm lý dành cho những người sử dụng cần sa kinh niên tại Jamaica năm 1972, đã thấy rằng “không có sự suy giảm về chức năng sinh lý, cảm giác và tri giác-vận động trong các trắc nghiệm về hình thành khái niệm, tư duy trừu tượng và phong cách nhận thức, cũng như trong các trắc nghiệm về trí nhớ”. Thời gian những người Jamaica này đã hút cần sa là từ 6 đến 31 năm (thời gian trung bình là 16,6 năm) và độ tuổi trung bình khi họ lần đầu tiên hút cần sa là 12,5 tuổi.

Trong nghiên cứu năm 1975 được thực hiện với hai nhóm: người sử dụng cần sa và người không sử dụng, không phát hiện khác biệt nào về nồng độ testosterone huyết tương, không có khác biệt về tổng lượng dinh dưỡng, có kết quả cao hơn đôi chút trong các tiểu trắc nghiệm về trí thông minh (không có ý nghĩa thống kê), và “một phép đo cơ bản về miễn dịch qua trung gian tế bào […] không hề kém phần mạnh mẽ ở những người sử dụng”.

Sau cùng, “Ở thí nghiệm ghép cặp này của chúng tôi, mỗi người thuộc nhóm sử dụng cần sa còn hút thêm thuốc lá số lượng ngang bàng số thuốc lá được hút bởi người cùng cặp thuộc nhóm không sử dụng cần sa. Vậy nhưng những người thuộc nhóm sử dụng cần sa, nếu có gì đáng kể, thì đó là đường thở của họ vẫn khỏe mạnh hơn một chút so với những người cùng cặp với họ thuộc nhóm không sử dụng cần sa”.

“Do vậy, chúng tôi đành phải đưa ra kết luận không dứt khoát rằng cần sa hoặc là không gây tác động có hại đối với đường thở, hoặc là nó quả thực đem lại một chút tác dụng bảo vệ để chống lại những tác hại của khói thuốc lá. Nếu đúng là vậy, thì cũng chỉ có những nghiên cứu sâu hơn mới làm rõ được giả thuyết nào trong hai giả thuyết này là chính xác”.

Không tồn tại “hiệu ứng cửa ngõ”/ “hiệu ứng bàn đạp”

Về các cáo buộc rằng cần sa là loại “ma túy cửa ngõ” hay “ma túy bàn đạp”: “Việc sử dụng các chất ma túy loại nặng cho đến nay vẫn gần như chưa được biết đến trong những người dân lao động ở đất nước Jamaica. Không một người nào trong nghiên cứu (của Rubin) từng thử dùng bất kỳ thứ gì trong số các chất kích thích, chất giảm đau gây ngủ, chất gây ảo giác, thuốc an thần nhóm barbiturat hay thuốc ngủ dạng viên”.

Những năm cuối thế kỷ 19 ở Hoa Kỳ, cần sa đã được sử dụng để điều trị chứng nghiện chất. Những người nghiện thuốc phiện, cloral hydrat và rượu đã được điều trị thành công nhờ những chiết xuất tác dụng mạnh từ cần sa. Một số bệnh nhân đã phục hồi sau không đầy một chục liều chiết xuất cần sa.[1] Cũng vậy, ngày nay người ta đã thấy rằng hút cần sa đem lại tác dụng rất lớn trong điều trị chứng nghiện rượu.[2]

[1]. “Cannabis Indica as an Anodyne and Hypnotic,” J.B. Mattison, M.D., The St. Louis Medical and Surgical Journal, Vol. LVI, No. 5, Nov. 1891, pg 265-271, reprinted in Marijuana: The Medical Papers, Tod Mikuriya, M.D.

[2]. “Cannabis Substitution: An Adjunctive Therapeutic Tool in the Treatment of Alcoholism,” Tod H. Mikuriya, M.D., Medical Times, Vol. 98, No. 4, April, 1970, reprinted in Marijuana Medical Papers, Tod Mikuriya, M.D.)

Nghiên cứu Costa Rica (1980)

Phần lớn các kết quả từ nghiên cứu Jamaica đã được xác nhận bởi một nghiên cứu khác về vùng Caribbe. Đó là “Cần sa ở Costa Rica: Một Nghiên cứu về Hoạt động Sử dụng Cần sa Kinh niên” được William Carter biên tập vào năm 1980 dành cho Viện Nghiên cứu các Vấn đề về Con người. (ISHI, 3401 Science Center, Philadelphia.)

Một lần nữa, các nhà nghiên cứu đã không phát hiện một tổn thương rõ ràng nào trong cộng đồng những người dân bản địa hút cần sa. Các vấn đề xã hội liên quan đến rượu không được tìm thấy ở Costa Rica, nhưng lại tồn tại rất rõ nét trên những hòn đảo láng giềng vắng bóng cần sa.

Nghiên cứu này chỉ ra một điều rằng nếu cần sa được xã hội chấp thuận và được đưa ra thị trường, nó sẽ thay thế cho phần lớn lượng rượu rum, hay ít ra cũng giảm bớt tình trạng nghiện rượu.

Mô hình Amsterdam

Từ khi áp dụng chính sách khoan dung và không truy tố những người hút cần sa/hashish (có bán trong các quán cà phê và quán bar), và triển khai các chương trình phục hồi và chuyển hướng dành cho những người sử dụng các loại ma túy loại nặng, Hà Lan đã chứng kiến lượng sử dụng cần sa trong giới trẻ đã giảm rõ rệt cũng như số người nghiện heroin đã giảm được tới 33%. Chiến lược tách hoạt động kinh doanh cần sa khỏi những kẻ buôn bán trái phép các chất ma túy loại nặng bằng cách cho phép sự tồn tại công khai của cần sa đã đạt được thành công đáng kể. (L.A. Times, August 1989). Năm 1998, bất chấp những áp lực liên tục từ chính phủ Hoa Kỳ và DEA, chính phủ Hà Lan đã hoàn toàn từ chối tái hình sự hóa cần sa!

Thêm những dối gạt của kẻ cấm đoán

Năm 1990, Tạp chí Scientific American đã đưa tin: “Những thống kê đáng báo động, được những người ủng hộ xét nghiệm trích dẫn, nhằm minh họa những phí tổn to lớn vì sự lạm dụng ma túy [. . .] không phải lúc nào cũng phản ánh đúng về chính cuộc nghiên cứu mà họ đang dùng làm căn cứ đâu. Trên thực tế, một số dữ liệu lại có thể được sử dụng để ‘chứng minh’ rằng hoạt động sử dụng ma túy có những tác động không đáng kể, hay thậm chí còn có những tác động có lợi nữa”. (tháng 3 năm 1990, trang 18)

Một trong những ví dụ được đưa ra là thống kê thường được trích dẫn mà cựu Tổng thống George Bush đã dùng đến vào năm 1989: “Sự lạm dụng ma túy tồn tại trong các công nhân gây tổn thất cho các doanh nghiệp khoảng từ 60 tỷ đến 100 tỷ đô la mỗi năm vì mất năng suất lao động, vắng mặt không lý do, các tai nạn liên quan đến ma túy, các khoản thanh toán y tế và sự trộm cắp”. Vậy nhưng theo một bản đánh giá của NIDA năm 1989, tất cả những lời quả quyết đó đều có nguồn gốc từ cùng một nghiên cứu mà thôi, và nghiên cứu này lại phát sinh từ một cuộc khảo sát trên 3700 hộ gia đình vào năm 1982.

Viện Tam giác Nghiên cứu (RTI) phát hiện rằng những hộ gia đình có ít nhất một thành viên thừa nhận đã từng sử dụng cần sa thường xuyên cho thấy thu nhập trung bình của họ thấp hơn 28% so với thu nhập của những hộ gia đình tương tự nhưng không có người nào trong hộ sử dụng cần sa. Các nhà khảo sát của RTI đã quy kết nguyên nhân chênh lệch về thu nhập này là “tổn thất do sự sử dụng cần sa”.

Kế đến RTI suy diễn về các chi phí tội phạm, các vấn đề sức khỏe và tai nạn để tính ra một “phí tổn xã hội phải gánh vì sự lạm dụng ma túy” là 47 tỷ đô la. Nhà Trắng đã “điều chỉnh” dựa theo lạm phát và số dân tăng thêm để cung cấp căn cứ cho phát biểu của Bush.

Thế nhưng khảo sát của RTI còn có những câu hỏi về việc sử dụng ma túy trong hiện tại nữa. Những câu trả lời không cho thấy chênh lệch đáng kể nào về thu nhập giữa những hộ gia đình hiện đang có người sử dụng chất cấm, bao gồm cả heroin và cocaine, với những hộ gia đình khác.

Vậy là chính những thống kê đó lại “chứng minh” rằng tình trạng sử dụng ma túy loại nặng trong hiện tại không dẫn đến bất kỳ “tổn thất” nào, trái ngược với một cuộc say sưa cần sa nào đó trong quá khứ xa xôi!

Tham nhũng trong chính quyền: Carlton Turner

Trong toàn bộ quá trình khảo cứu của tác giả về sự chiếm dụng công quỹ và lạm dụng lòng tin của công chúng, có lẽ không gì so sánh được với những hành động tội lỗi đã cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng của người dân Mỹ – mà thủ phạm chính là những quan chức và chính khách trong câu chuyện được kể dưới đây:

Một người đàn ông & Những trò lừa đảo về thuốc của ông ta

Chính sách của chính phủ Hoa Kỳ, bắt đầu từ thời các tổng thống Nixon và Ford và tiếp tục diễn ra trong giai đoạn nắm quyền của Carlton Turner* (Trùm Dược phẩm từ năm 1981 đến 1986 dưới thời Reagan), đã cho phép cung cấp cần sa y tế liên bang cho các chương trình y tế về cần sa của các tiểu bang. Nhưng chỉ có lá của cây cần sa được cung cấp, mặc dù lá chỉ có độ mạnh bằng 1/3 so với búp hoa, và không chứa đủ toàn phần “thuốc thô”, nói cách khác là thiếu hụt các cannabinoid như THC và CBN.

* Trước khi trở thành Cố vấn Đặc biệt của Nhà Trắng (Trùm Dược phẩm quốc gia) Carlton Turner đã chỉ đạo toàn bộ hoạt động trồng cần sa để làm thuốc của chính phủ Hoa Kỳ từ năm 1971 đến 1980 nhờ vị trí của ông ta tại Đại học Mississippi. Chương trình Nghiên cứu Cần sa của Đại học Mississippi nhận được đặc quyền của tiểu bang để phát hiện, đề xuất hoặc chọn ra những thành phần trong cần sa dạng thô có tác dụng như một loại thuốc trị bệnh, sau đó sẽ tổng hợp ra những chất chứa dược tính có lợi, đạt được đầy đủ tác dụng từ cần sa, để cung cấp cho các công ty dược phẩm.

Ví dụ, tác dụng giảm nhẹ của lá cần sa đối với triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp có thời lượng ngắn hơn nhiều so với búp hoa, do đó không đem lại sự hài lòng cho bệnh nhân. Ngoài ra, đôi khi phần lá cũng gây đau đầu cho những người hút cần sa. Cho đến năm 1986, chỉ có lá cần sa được chính quyền liên bang sử dụng. Trong một cuộc phỏng vấn, Turner đã nói rằng người Mỹ sẽ không được nhận thêm thứ gì ngoài lá cần sa, mặc dù búp hoa có tác dụng hơn. Đến tận bây giờ (năm 1999), 7 người sử dụng cần sa hợp pháp ở Hoa Kỳ chỉ được nhận lá, cành cọng và búp hoa cắt vụn và cuộn thành điếu. Mặc dù búp hoa có tác dụng hơn đối với hóa trị, tăng nhãn áp, v.v., nhưng phần cành cọng có thể độc hại như gỗ khi dùng để hút.

Năm 1986, Turner đã nói rằng cần sa tự nhiên sẽ “không bao giờ” được kê đơn như một loại thuốc trị bệnh; và tình trạng này vẫn duy trì đến tháng 4 năm 1998. (Ngoại trừ ở California, nơi người dân đã thành công trong việc bỏ phiếu tán thành vào tháng 11 năm 1996, bất chấp chính quyền liên bang về vấn đề cần sa y tế!)

Những lý do đưa ra

– Búp cần sa quá cứng để cuốn được thành điếu bằng máy móc. (Cứ quên 25 triệu người Mỹ hàng ngày vẫn cuốn búp khá tốt đi.)

– Nếu chiết xuất các hợp chất từ “thuốc thô” trong búp hoa cần sa, sẽ không có bằng sáng chế dược phẩm được cấp, do đó sẽ không có lợi nhuận. Như vậy không khác gì việc chương trình của Turnner sẽ đi ngược với lợi ích của chủ thuê lúc trước của ông ta, những người đã cấp đặc quyền và kinh phí cho Đại học Mississippi.

(Các phỏng vấn do Ed Rosenthal thực hiện cho Tạp chí High Times; Dean Latimer, và các cộng sự; NORML.)

Mặc dù những búp hoa cần sa có tác dụng hơn đối với hóa trị, tăng nhãn áp, v.v., Turner đã nói rằng chúng sẽ “không bao giờ” được kê đơn. Xem ra, tác dụng “munchies” (kích thích cảm giác ngon miệng/thèm ăn) trứ danh của cần sa cũng sẽ chẳng có ích lợi gì cho các bệnh nhân ung thư trải qua hóa trị đang sử dụng lá cần sa của liên bang đâu.

Và mặc dù không nghiên cứu nào được phép thực hiện để so sánh lá với búp hoa cần sa, chúng tôi biết có những bác sĩ đã gợi ý không chính thức cho các bệnh nhân ung thư đang suy kiệt của họ sử dụng búp hoa cần sa và sau đó các bệnh nhân ấy đã tăng cân (NORML).

Đầu độc người hút cần sa

Vào tháng 8 và tháng 9 năm 1983, Turner đã xuất hiện trên truyền hình quốc gia để biện minh cho hoạt động phun thuốc diệt cỏ paraquat (từ máy bay) của DEA xuống những cánh đồng cần sa trái phép ở Georgia, Kentucky, và Tennessee. Ông ta đã nói rằng điều đó sẽ dạy một bài học cho bất kỳ thanh thiếu niên nào chết vì sử dụng cần sa nhiễm độc paraquat.Turner đã buộc phải từ chức sau những kết luận của ông ta trước công chúng rằng cần sa gây ra sự đồng tính, phá hủy hệ thống miễn dịch và do đó dẫn tới AIDS.

Hoạt động nghiên cứu tiềm năng trị liệu của cần sa phải chịu nhiều kiểm soát và bị gây khó dễ nhiều nhất, nhưng bất kỳ nghiên cứu nào theo hướng tìm kiếm những tác dụng có hại và tiêu cực của cần sa đều được khuyến khích. Do thường phản tác dụng hoặc không thể đưa ra kết luận, nên ngay cả các nghiên cứu dạng này cũng rất hiếm.

Turner đã trích dẫn tác phẩm Lịch sử suy thoái và sụp đổ của Đế chế La Mã để chứng tỏ các ca sĩ nhạc jazz/rock đang gặm mòn nước Mỹ mà “ông ta” yêu bằng thứ ma túy cần sa gây ảo giác này! Thứ mà ông ta nhất định phải vùi dập.

Bộ xét nghiệm Paraquat giả

Trong nỗi sợ hãi của người Mỹ về cần sa Mexico bị phun paraquat năm 1978, Carlton Tunner, lúc này một dân thường làm việc cho nông trại cần sa của tiểu bang Mississippi, đã gọi điện đến Tạp chí High Times để quảng cáo một loại dụng cụ xét nghiệm paraquat. Có điều ông ta không biết, thời gian đó High Times không nhận quảng cáo cho các loại dụng cụ xét nghiệm paraquat bởi vì mọi bằng chứng cho thấy rằng chúng không có tác dụng.

Dean Latimer, khi đó là một trợ lý biên tập của High Times, đã giả bộ xuôi theo Turner trong những đối thoại qua điện thoại  gần như mỗi ngày trong suốt một tháng, lắng nghe Turner nói về chuyện ông ta dự kiến kiếm được bao nhiêu tiền từ số dụng cụ sẽ được bán ra.

High Times muốn xem mẫu của bộ xét nghiệm. Khi Turner đưa nguyên mẫu bộ xét nghiệm paraquat của ông ta tới, nó hoàn toàn là một kiểu “máy móc Rube Goldberg”, một thứ hàng giả giá cao “hệt như hàng chục bộ xét nghiệm các công ty khác đã muốn trả tiền để được quảng cáo hồi đó,” Latimer đã viết trong một bài báo đã đăng trong năm 1984.

Turner rõ ràng chưa bao giờ nghĩ rằng High Times có đủ đạo đức nghề nghiệp để yêu cầu kiểm tra chất lượng sản phẩm. Ông ta cho rằng họ sẽ nhận tiền rồi cho chạy quảng cáo và làm giàu cho ông ta.

Turner không bận tâm đến chuyện có thanh thiếu niên nào đó bị lừa tiền hay mất mạng vì tin vào bộ xét nghiệm paraquat  rởm của ông ta.

Sau mưu mô lừa đảo ấy, người đàn ông này đã trở thành Trùm Dược phẩm của Tổng thống Reagan vào năm 1981, theo sự tiến cử của George Bush và Nancy Reagan.

Trò đê tiện coi thường mạng người

Turner thậm chí đã nói rằng ông ta không quan tâm nếu có hàng trăm thanh thiếu niên mất mạng vì hút phải thứ cần sa đã bị chính quyền liên bang chủ tâm phun thuốc diệt cỏ paraquat.
Thế rồi, trong Hội nghị PRIDE tháng 4 năm 1985 tại thành phố Atlanta của bang Georgia, với sự có mặt của Nancy Reagan và 16 đệ nhất phu nhân các nước (trong đó có Imelda Marcos), Turner đã kêu gọi áp dụng án tử hình cho tội phạm buôn bán ma túy.

Xét cho cùng, Turner chỉ là tên lính đánh thuê của Reagan, Bush và các công ty dược phẩm, những kẻ nhìn nhận sứ mệnh của ông ta không phải là chống lại heroin, PCP hay cocaine, mà là để xóa sổ cần sa và nhạc jazz/rock.

Carlton Turner đã buộc phải từ chức sau khi Tạp chí Newsweek đăng bài xã luận phê phán ông ta gay gắt vào tháng 10 năm 1986. Turner đã phải nhận những lời đả kích chưa từng được dành cho một nhân vật của công chúng nào khác trong những năm qua từ Washington Post và các báo khác, vì các kết luận của ông ta trước công chúng rằng hút cần sa gây ra sự đồng tính, phá hủy hệ thống miễn dịch và do đó dẫn tới AIDS. Sau đó, sự từ chức của ông ta là một kết quả được dự báo trước.

Turner từ chức vào ngày 6 tháng 12 năm 1986. Tin này lẽ ra được xuất hiện trên trang đầu của các báo nhưng đã bị đưa xuống trong các trang cuối do vụ bê bối Iran-Contra nổ ra trong cùng tuần lễ đó.

Công ty xét nghiệm nước tiểu

Sau khi từ chức, Turner tham gia cùng Robert DuPont và cự Giám đốc DEA Peter Bensinger để chiếm lĩnh thị trường xét nghiệm nước tiểu. Họ đã ký hợp đồng làm cố vấn cho 250 trong số những công ty lớn nhất Hoa Kỳ để phát triển các chương trình xét nghiệm nước tiểu, phát hiện ma túy và điều trị lạm dụng ma túy.

Ít lâu sau khi Turner rời nhiệm sở, Nancy Reagan đã đề xuất rằng không công ty nào được cấp phép hợp tác với chính quyền liên bang nếu họ không áp dụng một chính sách sàng lọc nhân viên qua xét nghiệm nước tiểu để thể hiện lòng trung thành.

Giống như G. Gordon Liddy đã bước vào ngành bảo mật an ninh doanh nghiệp sau sự nhục nhã của ông ta, Carlton Turner đã trở thành một người giàu có trong ngành công nghiệp có mức tăng trưởng rất cao hiện nay: xét nghiệm nước tiểu.

Loại công việc này vi phạm các quyền cơ bản về sự riêng tư, quyền không tự tố giác (Tu chính án thứ 5 của Hiến pháp), quyền từ chối sự khám xét và tịch thu không chính đáng, và sự suy đoán vô tội (cho đến khi bị chứng minh là có tội).

Giờ đây, sự cam chịu sỉ nhục khi phải phơi bày phần cơ thể và chức năng riêng tư nhất của bản thân trước mặt người khác là bài sát hạch để được tuyển vào một doanh nghiệp tư nhân hay để kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Mưu đồ kiếm tiền mới của Turner đòi hỏi người dân Mỹ phải từ bỏ quyền cơ bản của người Mỹ về sự riêng tư và tự trọng.

Bush lại tung đòn

Tổng thống Ronald Reagan, dưới sự thúc giục của Phó Tổng thống khi đó là George Bush, đã bổ nhiệm Carlton Turner vào chức vụ Cố vấn về Chính sách Dược phẩm của Nhà Trắng vào năm 1981.

Tại các hội nghị (1981-1986) của các công ty dược phẩm và những người vận động hành lang của họ là Hiệp hội các Hãng sản xuất Hóa chất Hoa Kỳ, Turner đã hứa duy trì lệnh cấm nghiên cứu đối với 400 hợp chất có trong cần sa.

Bush đã lo liệu để tiếp tục chỉ đạo điều này, bằng cách không cho phép các hoạt động nghiên cứu tư nhân hay nhà nước được nhận kinh phí từ NIDA hay NIH, hoặc không phê duyệt các đơn xin cấp phép nộp tới FDA, trừ phi chúng được thực hiện theo hướng tìm kiếm các kết quả tiêu cực. Tính đến thời điểm này (tháng 7 năm 1998), chính sách của Tổng thống Clinton vẫn duy trì như vậy.

So sánh với rượu

Có nhiều thói quen sử dụng chất rất tồi tệ. Tồi tệ nhất trong số đó là rượu, cả về số lượng người sử dụng cũng như các hành vi phản xã hội liên quan đến việc sử dụng rượu quá mức. Chứng nghiện rượu là nguyên nhân hàng đầu của những ca tử vong ở thanh thiếu niên: 8.000 thanh thiếu niên Mỹ chết mỗi năm và 40.000 bị tàn tật do kết hợp uống rượu với lái xe. (MADD (Những người mẹ chống việc lái xe khi say rượu); SADD (Những sinh viên chống việc lái xe khi say rượu); NIDA, v.v.)

Trên thực tế, thống kê của cảnh sát/chính phủ Hoa Kỳ đã xác nhận những con số kỳ lạ sau đây:

Số ca tử vong do sử dụng rượu mỗi năm là 100.000, trong khi không có ca tử vong nào do sử dụng cần sa trong suốt 10.000 năm.

Từ 40-50% trong tổng số vụ giết người và tử vong trên đường cao tốc có liên quan đến rượu. Trên thực tế, số ca tử vong trên đường cao tốc có thể lên tới 90%, theo Chicago Tribune và L.A. Times.

Rượu cũng có dấu hiệu liên quan trong đa số (69-80%) các vụ loạn luân/hiếp dâm trẻ em; các vụ việc bạo hành vợ cũng đa phần (60-80%) do người chồng say rượu.

Heroin có dấu hiệu liên quan trong 35% số vụ trộm cắp, cướp, cướp có vũ trang, cướp ngân hàng, trộm cắp xe cộ, v.v.

Trong khi đó, có hơn 786.545 vụ bắt giữ chỉ vì hành vi tàng trữ cần sa tại Hoa Kỳ trong năm 2005 (tăng lên từ 400.000 vụ trong năm 1992), theo thống kê của Chương trình Báo cáo Tội phạm Thống nhất của Cục Điều tra Liên bang (FBI), Bộ Tư pháp Hoa Kỳ.

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC



    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    nguon-goc-cua-giong-haze
    # Lịch sử cần sa

    Nguồn gốc của giống Haze

    Haze là giống lai Sativa 100% từ Mexico, Colombia, Ấn Độ và Thái Lan. Có những giống Haze được biết đến nhiều nhất là “Purple Haze”, một giống pheno nổi tiếng với nguồn gốc từ Colombia. Purple Haze đã trở thành giống cần sa Haze đẹp và mạnh nhất trên thị trường, nhưng đồng thời nó cũng trở thành giống đắt nhất.

    Đọc thêm
    9-giong-can-sa-co-dien-tu-nhung-nam-60-van-con-ton-tai-cho-den-hom-nay
    # Lịch sử cần sa

    9 giống cần sa cổ điển từ những năm 60 vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay

    Ngày nay, những giống cần sa cổ điển này có thể được tìm thấy với nồng độ THC cao hơn nhưng vẫn bảo toàn được di truyền và đặc điểm của các giống cần sa mà người xưa thường hút.

    Đọc thêm
    tim-hieu-cach-trung-quoc-co-dai-su-dung-can-sa-lam-thuc-pham-va-nghi-le-tam-linh
    # Lịch sử cần sa

    Tìm hiểu cách Trung Quốc cổ đại sử dụng cần sa làm thực phẩm và nghi lễ tâm linh

    Nghiên cứu đã đi sâu vào các bằng chứng và chứng cứ có từ Trung Quốc Cổ đại cho thấy những người sống ở đó, đặc biệt là miền Trung Trung Quốc, thường cho hạt cần sa vào cháo của họ để tăng thêm chất dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe.

    Đọc thêm
    Chat Messenger