Ở đây chúng ta có được những căn cứ dựa trên ‘Tổng hợp các tài liệu y học”, bắt đầu từ những ghi chép về dược liệu cổ xưa: các dược điển Trung Quốc và Ấn Độ, và những phiến đất sét khắc kí tự hình nêm vùng Cận Đông; tiếp tục kéo dài cho đến thế kỷ này, bao gồm sự phục hưng các nghiên cứu về cần sa tại Hoa Kỳ trong giai đoạn 1966-76 — khoảng 10.000 nghiên cứu riêng biệt về những hiệu ứng và thuốc chữa bệnh từ cây gai dầu.
Các trích yếu toàn diện của những công trình ấy được coi như nguồn tài liệu chủ yếu cho chương này, bên cạnh đó là những cuộc phỏng vấn đang được thực hiện với nhiều nhà nghiên cứu.
Chăm sóc sức khỏe từ thảo dược sẵn có và giá cả phải chăng
Trong hơn 3.500 năm, tùy vào nền văn hóa hoặc quốc gia, cần sa/gai dầu nếu không phải được sử dụng nhiều nhất thì cũng là một trong những loài thực vật được sử dụng rộng rãi nhất để làm thuốc chữa bệnh. Trong đó bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, vùng Trung Cận Đông, châu Phi, và châu Âu thời tiền Công giáo La Mã. (trước năm 476).
Tiến sĩ Raphael Mechoulam, NORML, High Times và tạp chí Omni (tháng 9 năm 1982) đều ngụ ý rằng nếu cần sa là chất hợp pháp, nó sẽ ngay lập tức thế chỗ 10-20% các loại thuốc kê đơn (dựa trên các nghiên cứu tính đến hết năm 1976). Và có lẽ, theo ước tính của Mechoulam, 40-50% các loại thuốc – trong đó gồm cả các loại biệt dược – đều có thể chứa ít nhiều chiết xuất từ cây cần sa nếu chúng được nghiên cứu đầy đủ.
(Read the U.S. government-sponsored research as outlined by Cohen & Stillman, Therapeutic Potential of Marijuana, 1976; Roffman, Roger, Marijuana as Medicine, 1980; Mikuriya, Tod, M.D., Marijuana Medical Papers, 1972; also, the work of Dr. Norman Zinberg; Dr. Andrew Weil; Dr. Lester Grinspoon; and the U.S. Government’s Presidential Commission reports [Shafer Commission] from 1969 through 1972; Dr. Raphael Mechoulam, Tel Aviv/ Jerusalem Univ., 1964-97; W.B. O’Shaugnessy monograph, 1839; and the long-term Jamaican studies I & II, 1968-74; Costa Rican studies through 1982; U.S. Coptic studies, 1981; Ungerlieder; U.S. military studies since the 1950s and ‘60s.)
Siêu sao của thế kỷ 19
Cần sa đã là thuốc giảm đau số một tại Hoa Kỳ trong vòng 60 năm trước khi aspirin được tái khám phá đầu thế kỷ 20. Từ năm 1842 đến 1900, cần sa đã chiếm một nửa mọi loại thuốc được bán ra, mà hầu như không có lo sợ nào về tác động tâm thần của nó.
Báo cáo năm 1839 về những công dụng của cần sa của Tiến sĩ W.B. O’Shaugnessy, một trong những thành viên được kính trọng nhất của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia, có tầm quan trọng đối với y học phương Tây giữa thế kỷ 19 không khác gì những khám phá về thuốc kháng sinh (như penicillin và Terramycin) đối với y học giữa thế kỷ 20.
Trên thực tế, Ủy ban về Cannabis Indica thuộc Hiệp hội Y học Tiểu bang Ohio đã kết luận rằng “Các nhà bình luận Kinh thánh cao cấp [các học giả]” tin rằng “thứ đồ uống mật và giấm hoặc rượu pha một dược được trao cho Đấng Cứu Thế của chúng ta ngay trước khi Ngài bị đóng đinh rát có thể là một chế phẩm từ gai dầu Ấn Độ.”
(Transcripts, Ohio State Medical Society 15th annual meeting, June 12-14, 1860, pg. 75-100.)
Từ năm 1850 đến 1937, Dược điển Hoa Kỳ đã xếp cần sa vào loại thuốc hàng đầu để điều trị hơn 100 loại bệnh tật khác nhau.
Suốt quãng thời gian này ( trước năm 1000 TCN đến thập niên 40 của thế kỷ 20), các nhà nghiên cứu, bác sĩ và nhà sản xuất thuốc (Eli Lilly, Parke-Davis, Squibb, v.v.) đã không hề biết các thành phần hoạt tính của cần sa là gì cho đến khi Tiến sĩ Mechoulam khám phá ra THC năm 1964.
Các nghiên cứu trong thế kỷ 20 và 21
Như đã trình bày trong các chương trước, Hiệp hội Y học Hoa Kỳ (AMA) và các công ty dược phẩm đã chứng thực chống lại Đạo luật Thuế Cần sa năm 1937 bời vì cần sa đã được biết đến với rất nhiều tiềm năng y tế và chưa bao giờ gây một ca tử vong do quá liều hay những vấn đề nghiện ngập có thể quan sát thấy.
Họ đã tranh luận rằng có khả năng khi những thành phần hoạt tính trong cần sa (như THC Delta-9) được cô lập và các liều lượng chính xác được xác định, cần sa có thể trở thành một loại thuốc thần diệu.
Tuy vậy, phải 29 năm trôi qua các nhà khoa học Hoa Kỳ mới bắt đầu nhìn nhận về thuốc cần sa một lần nữa.
THC Delta-9 đã được Tiến sĩ Raphael Mechoulam cô lập tại Đại học Tel Aviv năm 1964. Công trình của ông đã khẳng định những thành quả của giáo sư Taylor của Đại học Princeton, người đã dẫn đầu nghiên cứu và xác định những tiền chất tự nhiện của THC Delta-9 vào những năm 1930. Kahn, Adams và Loewe cũng đã có những nghiên cứu về các thành phần hoạt tính của cần sa vào năm 1944.
Từ năm 1964, hơn 400 hợp chất riêng rẽ đã được cô lập trong cần sa từ hơn 1000 hợp chất khả nghi. Ít nhất 60 hợp chất trong đó có tác dụng trị bệnh. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã cấm loại hình nghiên cứu này thông qua thẩm quyền quan liêu của Harry Anslinger cho đến năm 1962, khi ông ta buộc phải về hưu. (theo Tạp chí Omni, tháng 9 năm 1982.)
Sự chấp nhận tăng dần
Đến năm 1966, hàng triệu thanh niên Mỹ đã bắt đầu sử dụng cần sa. Chính phủ và các bậc cha mẹ lo ngại, muốn biết những nguy hiểm mà con cái họ đang gặp phải. Họ đã bắt đầu tài trợ cho hàng chục và sau đó là hàng trăm nghiên cứu y tế về cần sa.
Khắc sâu trong tâm trí thế hệ lớn tuổi hơn là 30 năm sống trong những câu chuyện đáng sợ của Anslinger/Hearst về những vụ giết người, hãm hiếp, những hành động tàn bạo và thậm chí cả chủ nghĩa hòa bình của những kẻ zombie.
Kết quả từ những nghiên cứu do liên bang tài trợ bắt đầu xoa dịu nỗi lo sợ của người Mỹ về việc cần sa gây ra bạo lực hay chủ nghĩa hòa bình zombie, và hàng trăm nghiên cứu mới đã cho thấy ẩn dấu bên trong các thành phần của cây gai dầu là một tập hợp những dược chất có tiềm năng trị bệnh đáng kinh ngạc. Chính phủ tài trợ ngày càng nhiều nghiên cứu.
Chẳng bao lâu sau, hàng đoàn các nhà nghiên cứu Mỹ đã có những chỉ định tích cực cho việc sử dụng cần sa để điều trị hen suyễn, tăng nhãn áp, buồn nôn do hóa trị, chán ăn, khối u và động kinh, và để dùng như một loại thuốc kháng sinh thông thường. Các phát hiện với số lượng tăng dần đã cho thấy bằng chứng về những kết quả thuận lợi diễn ra trong các ca bệnh Alzheimer, thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh Parkinson, chán ăn, đa xơ cứng và loạn dưỡng cơ; thêm vào đó là hàng nghìn câu chuyện từ trải nghiệm cá nhân – đều đáng để có thêm những nghiên cứu lâm sàng sâu hơn.
Trước năm 1976, các báo cáo về tác dụng tích cực và các chỉ định điều trị mới cho cần sa gần như xuất hiện hàng tuần trên các tạp chí y khoa và báo chí quốc gia.
Hội nghị Quốc gia ca ngợi tiềm năng của Liệu pháp Cần sa
Tháng 11 năm 1975, hầu như tất cả các nhà nghiên cứu hàng đầu của Hoa Kỳ về cần sa đã gặp nhau tại Trung tâm Hội nghị Asilomar, Pacific Grove, California. Các hội thảo được tài trợ bởi Viện Quốc gia về Lạm dụng Ma túy (NIDA) để giải quyết một bản trích yếu các nghiên cứu từ những phát hiện sớm nhất đến mới nhất của họ.
Khi các cuộc hội thảo kết thúc, gần như toàn bộ các nhà khoa học đều kết luận rằng chính phủ liên bang, với những bằng chứng cụ thể đã thu thập được về tiềm năng trị liệu của cần sa tính tới thời điểm đó, cần gấp rút đầu tư tiền thuế để thực hiện thêm các nghiên cứu.
Họ cảm thấy những người đóng thuế cần được nắm rõ thông tin rằng có đủ những lý do chính đáng để ngành y tế cộng đồng tiếp tục nghiên cứu trên quy mô lớn về các liệu pháp và thuốc từ cần sa. Có vẻ như tất cả những người tham gia hội nghị đều tin điều này. Nhiều người trong số họ (chẳng hạn như Mechoulam) tin rằng đến giữa những năm 1980, cần sa sẽ là một trong những loại thuốc chủ đạo của thế giới. Tháng 3 năm 1997, Mechoulam, trong một bài phát biểu tại Bio-Fach ở Frankfurt, Đức, vẫn tin rằng cần sa là loại thuốc tốt nhất thế giới xét trên tổng thể. Năm 2006, Mechoulam đã bắt đầu sử dụng cần sa để điều trị chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).
Nghiên cứu cần sa bị cấm đoán
Tuy nhiên, vào năm 1976 – ngay khi các nghiên cứu đa ngành về cần sa lẽ ra phải đi vào giai đoạn thứ hai, thứ ba và thứ tư (xem Tiềm năng trị liệu của cần sa và các hồ sơ liên bang từ NORML), một chính sách “bất ngờ” của chính phủ Hoa Kỳ một lần nữa cấm mọi nghiên cứu liên bang đang đầy hứa hẹn về những công dụng trị liệu của cần sa.
Lần này, lệnh cấm nghiên cứu được hoàn thành khi các công ty dược phẩm Hoa Kỳ kiến nghị thành công với chính phủ liên bang để được phép cấp vốn và đánh giá 100% các nghiên cứu.
10 năm nghiên cứu trước đó đã chỉ ra một hứa hẹn to lớn về các công dụng trị liệu của cần sa tự nhiên, và tiềm năng này đã âm thầm bị chuyển giao vào tay các tập đoàn – không phải vì lợi ích của công chúng, mà để ém nhẹm các thông tin y tế.
Kế hoạch này, như kiến nghị của các nhà sản xuất thuốc, sẽ cho phép các công ty dược phẩm tư nhân có thời gian để tạo ra những sản phẩm mô phỏng các phân tử cần sa – những chất tổng hợp có thể đăng ký bản quyền, không tốn chi phí cho chính phủ liên bang, và là một lời hứa “không gây phê”.
Năm 1976, chính quyền Ford, NIDA và DEA đã phán rằng không nghiên cứu độc lập (có nghĩa là: từ các đại học) hoặc chương trình y tế liên bang nào của Hoa Kỳ được phép tái thẩm tra các dẫn xuất cần sa tự nhiên để làm thuốc. Thỏa thuận này được thực hiện mà không có bất kì biện pháp nào để đảm bảo sự chính trực từ phía các công ty dược phẩm; họ được phép tự đặt ra quy định.
Các tập đoàn dược phẩm tư nhân được phép thực hiện một số nghiên cứu “không gây phê”, nhưng đó sẽ chỉ là nghiên cứu Delta-9THC, chứ không phải bất kỳ chất nào trong số 400 đồng phân có tiềm năng trị liệu khác của cần sa.
Nghiên cứu cho thấy những dấu hiệu tích cực khi sử dụng cần sa cho bệnh hen suyễn, bệnh tăng nhãn áp, buồn nôn do hóa trị, chán ăn và khối u, cũng như một loại kháng sinh sử dụng chung; động kinh, bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng, chứng loạn dưỡng cơ, chứng đau nửa đầu, v.v. — tất cả những nghiên cứu lâm sàng này đều xứng đáng có được những nghiên cứu lâm sàng sâu hơn.
Tại sao các công ty dược phẩm đã lập mưu để tiếp quản nghiên cứu cần sa? Bởi vì nghiên cứu của chính phủ Hoa Kỳ (1966-1976) đã có những ngụ ý hoặc xác nhận hàng trăm lần rằng ngay cả cần sa tự nhiên ở dạng thô cũng là “loại thuốc tốt nhất và an toàn nhất được lựa chọn” cho nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Năm 1988: Thẩm phán DEA ra phán quyết rằng cần sa có giá trị y tế
Vị thẩm phán luật hành chính thuộc phái bảo thủ của chính DEA, Francis Young, sau khi tiếp nhận những chứng thực y tế trong 15 ngày và xem xét hàng trăm tài liệu được DEA/NIDA đưa ra để chống lại những bằng chứng từ các nhà hoạt động cải cách cần sa, đã kết luận vào tháng 9 năm 1988 rằng “cần sa là một trong những hoạt chất trị liệu an toàn nhất mà con người từng biết”.
Nhưng bất chấp sự vượt trội về bằng chứng này, Giám đốc DEA khi đó là John Lawn đã ra lệnh vào ngày 30 tháng 12 năm 1989 rằng cần sa vẫn bị liệt vào Danh mục I của những chất ma túy – không có bất kì công dụng y tế nào được biết đến. Người kế nhiệm ông ta là Robert Bonner, người được Bush bổ nhiệm và tiếp tục giữ chức vụ dưới thời Cliton, thậm chí đã có cách thức tiếp cận hà khắc hơn với gai dầu/cần sa ở vị thế một loại thuốc. Các quan chức DEA dưới thời Bush Cha, Clinton và Bush Con đã đều ủng hộ các chính sách thậm chí còn tệ hơn của Bonner.
Vậy… nếu tất cả những điều này đã được biết đến từ năm 1975, chính phủ Hoa Kỳ còn đang chờ đợi điều gì?
2007: Thẩm phán DEA phán quyết chống lại sự độc quyền của Chính phủ Hoa Kỳ về sản xuất cần sa
Washington, DC: Thẩm phán Luật Hành chính Mary Ellen Bittner của DEA đã ra phán quyết vào ngày 12 tháng 2 năm 2007 rằng việc sản xuất cần sa tư nhân cho mục đích nghiên cứu là “vì lợi ích chung”. Phán quyết của bà khẳng định rằng vào năm 2004, DEA đã từ chối một cách không thỏa đáng đơn xin cấp phép của Đại học Massachusetts tại Amherst (UMass) để sản xuất cần sa trong nghiên cứu được FDA phê chuẩn.
Bảo vệ lợi ích của các công ty dược phẩm
NORML, High Times và Omni (tháng 9 năm 1982) chỉ ra rằng Eli Lilly, Abbott Labs, Pfizer, Smith, Kline & French, và các công ty khác sẽ mất hàng trăm triệu đến hàng tỷ đô la mỗi năm, và thậm chí còn mất hàng tỷ đô la nữa ở các nước Thế giới thứ ba, nếu cần sa được hợp pháp hóa tại Hoa Kỳ *
* Hãy nhớ rằng, vào năm 1976 – năm cuối cùng của chính quyền Ford, các công ty dược phẩm này đã bằng sự dai dẳng của họ (đặc biệt là qua sự vận động hành lang mạnh mẽ) khiến chính phủ liên bang ngừng tất cả các nghiên cứu tích cực về cần sa y tế. Tình hình vẫn như vậy vào năm 2007.
Đưa Cáo vào Chuồng Gà
Các công ty dược phẩm đã tiếp nhận toàn bộ hoạt động nghiên cứu và tài trợ cho các chất tổng hợp tương tự THC, CBD, CBN, v.v. – hứa hẹn không có vấn đề “gây phê” trước khi các sản phẩm được có mặt trên thị trường. Eli Lilly tung ra Nabilone và sau đó là Marinol – chất tổng hợp tương tự THC Delta 9, và họ hứa hẹn với chính phủ về những kết quả tuyệt vời.
Tạp chí Omni vào năm 1982 đã nêu ra rằng sau chín năm, Nabilone vẫn gần như bị coi là vô dụng khi so sánh với những búp hoa cần sa đích thực thực có hàm lượng THC cao tự trồng; và Marinol chỉ có tác dụng tốt tương đương cần sa với 13% bệnh nhân.
Những người sử dụng cần sa hầu hết đều đồng ý rằng họ không ưa thích những hiệu ứng từ Nabilone hoặc Marinol của Lilly. Vì sao vậy? Vì phải dùng Marinol tới mức phê gấp ba hoặc bốn lần chỉ để đôi khi nhận được những lợi ích tương đương với hút một búp cần sa có chất lượng cao.
Omni cũng đã tuyên bố vào năm 1982 (và điều ấy vẫn đúng vào năm 2007) rằng sau hàng chục triệu đô la và chín năm nghiên cứu về những chất tổng hợp cần sa y tế, “những công ty dược phẩm này đã hoàn toàn không thành công”, mặc dù cần sa hữu cơ ở dạng thô là một “loại thuốc vượt trội ” có tác dụng rất tốt một cách tự nhiên đối với rất nhiều bệnh tật.
Omni cũng đã đề xuất rằng các công ty dược phẩm cần kiến nghị chính phủ cho phép “các chiết xuất cần sa thô” được có có mặt trên thị trường vì lợi ích thực sự của sức khỏe cộng đồng. Cho đến nay, chính phủ và các công ty dược phẩm vẫn chưa có phản hồi. Hay đúng hơn là họ đã phản ứng bằng cách phớt lờ điều đó. Tuy nhiên, các chính quyền Reagan/Bush/Clinton đã tuyệt đối từ chối cho phép tái khởi động các nghiên cứu cần sa đúng nghĩa (từ các trường đại học), ngoại trừ các nghiên cứu dược phẩm tổng hợp.
Omni có nhận định (NORML và High Times đồng tình) rằng lý do các công ty dược phẩm và Reagan/Bush Cha/Clinton/Bush Con muốn duy nhất chất THC tổng hợp hợp pháp là vì các chiết xuất đơn giản từ hàng trăm thành phần của cần sa ở dạng thô sẽ được mọi người ưa chuộng mà không cần đến những bằng sáng chế của các công ty dược phẩm – thứ tạo những lợi nhuận độc quyền dễ kiếm.
Phá hoại sự cạnh tranh của loại thuốc tự nhiên
Eli Lilly, Pfizer và những các công ty khác có thể mất tối thiểu 1/3 trong toàn bộ những bằng độc quyền sáng chế có lợi nhuận cao của họ – như đối với các loại thuốc Darvon, Tuinal, Seconal và Prozac (cũng như các loại thuốc biệt dược khác, từ thuốc mỡ bôi cơ bắp cho đến thuốc bôi trị bỏng và hàng ngàn sản phẩm khác) – vì một loại cây mà ai cũng có thể trồng: gai dầu/cần sa.
Chẳng lạ lùng hay sao – khi các nhóm dược sĩ* và các công ty dược phẩm Hoa Kỳ cung cấp gần một nửa kinh phí cho 4.000 tổ chức dạng như “Families Against Marijuana” (tạm dịch: Gia đình chống cần sa) ở đất nước này? Một nửa còn lại được cung cấp bởi Action (một cơ quan liên bang), các công ty thuốc lá như Philip Morris, và các nhà sản xuất rượu bia như Anheuser Busch, Coors, v.v., hoặc dưới dạng “dịch vụ công cộng” từ các hãng quảng cáo đại diện cho họ.
*Pharmacists against Drug Abuse, etc. See appendices.
Đầu độc Thế giới thứ ba
Tờ báo lớn nhất Colombia là Periodical el Tiempo (Bogota) đã đưa tin vào năm 1983 rằng chính những công ty dược phẩm Mỹ chống cần sa này đã phạm tội với một hành vi được gọi là “bán phá giá sản phẩm” – trong đó họ “bán ra hơn 150 loại thuốc bất hợp pháp, nguy hiểm khác nhau trên thị trường thuốc không kê đơn của Colombia , Mexico, Panama, Chile, El Salvador, Honduras và Nicaragua”. Bài báo này đã không được Hoa Kỳ hoặc các công ty dược phẩm hay chính phủ Hoa Kỳ đưa ra bàn luận; và hoạt động này vẫn tiếp tục trong năm 2007.
Một số trong các loại thuốc đó đã bị FDA cấm bán hoặc sử dụng ở Hoa Kỳ (tại Châu Âu chúng cũng bị cấm) bởi vì người ta biết rằng chúng gây suy dinh dưỡng, dị tật và ung thư. Vậy nhưng chúng vẫn được bán tự do cho người tiêu dùng ngoại quốc không chút nghi ngờ!
Tổ chức Y tế Thế giới củng cố câu chuyện này bằng một ước tính thận trọng: họ nói rằng mỗi năm có khoảng 500.000 ở các nước Thế giới thứ ba bị ngộ do các mặt hàng (thuốc, thuốc trừ sâu, v.v.) của các công ty Hoa Kỳ dù chúng bị cấm bán tại Hoa Kỳ. *
*Mother Jones magazine, 1979, “Unbroken Circle” June, 1989; The Progressive, April, 1991; et al.
Phá hủy dữ liệu quốc gia
Khoảng 10.000 nghiên cứu đã được thực hiện về cần sa, với 4.000 nghiên cứu tại Hoa Kỳ. Trong đó chỉ có khoảng một chục nghiên cứu thể hiện một vài kết quả tiêu cực và chúng chưa bao giờ được tiến hành lặp lại. Vào tháng 9 năm 1983, chính quyền Reagan/Bush đã đưa ra một “tín hiệu” nhẹ nhàng cho tất cả các trường đại học và nhà nghiên cứu Hoa Kỳ nhằm phá hủy tất cả các công trình nghiên cứu cần sa từ năm 1966-76, bao gồm các bản tóm tắt trong thư viện.
*chưa biết dịch từ feeler này ra sao.
Các nhà khoa học và bác sĩ đã chế giễu động thái kiểm duyệt vô song này đến mức các dự định ấy đã phải ngừng lại… trong nhất thời.
Tuy nhiên, chúng ta biết rằng kể từ đó, một lượng lớn thông tin đã biến mất, bao gồm cả bản gốc bộ phim ủng hộ cần sa Hemp for Victory của USDA. Tệ hơn nữa, ngay cả phần đề cập đến bộ phim cũng bị xóa khỏi hồ sơ chính thức từ năm 1958; và đã phải rất khó khăn mới được khôi phục lại thành một phần trong lưu trữ quốc gia. Nhiều bản sao lưu trữ Thông báo số 404 của USDA đã biến mất. Bao nhiêu tài liệu lịch sử vô giá khác đã bị thất lạc?
Vào cuối năm 1995 và đầu năm 1996, người sáng lập Câu lạc bộ Người mua Cần sa tại San Francisco là Dennis Peron đã đem lại cho cử tri California Dự luật 215 – một sáng kiến cấp tiểu bang nhằm hợp pháp hóa cần sa như một loại thuốc trị bệnh. Sáng kiến về cần sa y tế này đã thu thập được 750.000 chữ ký, được California bỏ phiếu và được 56% phiếu bầu vào tháng 11 năm 1996. Giờ đây, vào năm 2007, hàng trăm nghìn người dân California đang trồng cần sa y tế một cách hợp pháp. Tuy nhiên, chính phủ liên bang rõ ràng đối lập với yêu cầu của người dân, đã tìm ra đủ cách để quấy rối và đóng cửa rất nhiều trong số hơn 600 câu lạc bộ người mua/canh tác cần sa, bao gồm cả câu lạc bộ của Peron.
Điều thú vị là vào năm 1996, số lượng cử tri ở California đã bỏ phiếu cho cần sa y tế còn nhiều hơn số bỏ phiếu cho Bill Clinton.
Vào tháng 8 năm 1997, gần một năm sau khi Dự luật 215 được đa số phiếu thông qua, một cuộc thăm dò của LA Times cho thấy hơn 67% người dân California sẽ bỏ phiếu thuận – tăng 11% trong năm đầu tiên.
Vào tháng 2 năm 2007, một cuộc thăm dò của kênh CNN do Lou Dobbs thực hiện cho thấy 79% người Mỹ tin rằng cần sa nên được hợp pháp hóa. (20.146 lượt bỏ phiếu).
Một cuộc bỏ bình trực tiếp trên kênh MSNBC đã đặt ra câu hỏi vào tháng 4 năm 2007, “Bạn có tin rằng các hành động của Tổng thống Bush đáng bị đưa ra luận tội không?” 87% đã bình chọn đồng ý. Trong số những người dân California (425.127 đã bỏ phiếu) tận dụng được luật cần sa y tế mới bao gồm cả cảnh sát, ủy viên công tố quận và thị trưởng. Một số những người lúc trước đã từng bắt giữ và truy tố các công dân vì cần sa – dù vì mục đích y tế hay mục đích khác – thì giờ đây đang sử dụng cần sa cho bản thân hoặc cho gia đình của họ với số lượng ngày càng tăng.
Khi trở lại Hoa Kỳ từ Canada vào tháng 3 năm 1998, một công dân California là Kareem Abdul-Jabbar, cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp có thành tích cao nhất trong lịch sử, đã bị bắt vì tàng trữ một lượng nhỏ cần sa. Anh đã nộp phạt 500 dollar cho Hải quan Hoa Kỳ và giải thích trước báo chí rằng, với tư cách là một công dân California, anh đã được bác sĩ khuyến nghị sử dụng cần sa y tế.
Trên lý thuyết, các vận động viên chuyên nghiệp và thi đấu cho trường đại học đang sống ở California và được bác sĩ khuyến nghị sử dụng cần sa y tế sẽ không phải xét nghiệm nước tiểu để xác định có dương tính với cần sa hay không.
Tác giả Peter McWilliams, người bị AIDS và ung thư, đã cho biết rằng “Nếu không có những người bán cần sa bất hợp pháp (trước Dự luật 215), thì đã không có cần sa và tôi đã không sống đến ngày hôm nay. Cần sa làm dịu cơn buồn nôn và giúp tôi có thể chịu được các loại thức ăn và thuốc viên mà tôi phải nuốt xuống để chống lại bệnh tật của mình. Chính phủ liên bang khốn kiếp! Các bạn hãy sử dụng cần sa nếu bạn cần đến nó”. Sau đó ông đã bị DEA bắt giữ. Mẹ của ông đã phải dùng đến căn nhà của bà để bảo lãnh cho ông. DEA cho biết nếu McWilliams bị bắt vì sử dụng cần sa, mẹ của ông sẽ mất căn nhà. McWilliams đã ngừng sử dụng cần sa, từ đó sức khỏe của ông giảm sút nhanh chóng và ông qua đời vào tháng 6 năm 2000.
Sự bất công của RAP với gai dầu
Sau 20 năm nghiên cứu, Hội đồng Cố vấn Nghiên cứu California (RAP) vào năm 1989 đã chấm dứt mối quan hệ với Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp tiểu bang, nơi mà trước đó họ từng làm việc cho, để rồi kêu gọi tái hợp pháp hóa cần sa.
“Không có lý do gì để tiếp tục các chính sách và luật pháp này, thứ rõ ràng đã không thể kiểm soát được những thiệt hại cho cá nhân và xã hội liên quan đến việc sử dụng ma túy,” Phó Chủ tịch, Bác sĩ Frederick Meyers tóm tắt trong một bức thư đi kèm với lời kêu gọi trên sau khi bị Bộ trưởng Tư pháp đàn áp các báo cáo và các thành viên của Hội đồng.
Đây là một sự quay ngoặt hoàn toàn của RAP sau một quá trình lịch sử dài chống lại việc sử dụng cần sa cho y tế. Tác động lâu dài của việc thay đổi này vẫn còn có thể thấy được vào thời điểm hiện nay.
Chủ tịch Edward P. O’Brien Con, được bổ nhiệm bởi Bộ trưởng Tư pháp, là người bất đồng với kết luận của Hội đồng, trong nhiều năm đã thống trị nhóm này, kiểm soát cứng nhắc những gì nghiên cứu có thể được thực hiện và hạn chế việc ứng dụng cần sa để kiểm soát buồn nôn và nôn mửa thứ phát do hóa trị điều trị ung thư.
Dưới trướng O’Brien, Hội đồng đã không thể thực hiện nhiệm vụ của mình, là cung cấp sự tiếp cận với cần sa y tế. Bất kỳ ứng dụng của cần sa nào, bao gồm giảm đau, rối loạn thần kinh co cứng… đã bị từ chối. Trước đó, cần sa từng là lựa chọn để điều trị đau nửa đầu. (Osier, 1916; O’Shaugnessey, 1839)
Cần sa có khả năng tác động đến lưu thông mạch máu của lớp bao phủ não – màng não. Đôi mắt đỏ của người sử dụng cần sa là kết quả của tác động này.
Mặc dù vậy, không như những thứ thuốc khác, cần sa có vẻ như không có tác động rõ rệt tới hệ tuần hoàn nói chung, ngoại trừ việc tăng nhẹ hoạt động của tim trong giai đoạn hiệu ứng bắt đầu có tác dụng.
Đọc thêm các bài viết về cây gai dầu
RAP đã phản đối việc hút cần sa hay vì sử dụng viên nang Delta-9 THC tổng hợp, mặc dù các kết quả thu được đến từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ ủng hộ cần sa tự nhiên.
Điều này đã được báo cáo sai lệch một cách có chủ đích trong báo cáo của họ cho cơ quan lập pháp trong vụ NORML vs DEA. Hơn thế nữa, những tài liệu ủng hộ việc hút cần sa thay vì dùng THC tổng hợp đường miệng đã bị chôn vùi trong phụ lục của báo cáo của họ, và chỉ có mặt tại bốn địa điểm trên khắp tiểu bang California!
Vào ngày 30 tháng Chín năm 1989, chương trình cần sa y tế đã bị chấm dứt một cách thầm lặng, dựa theo đánh giá của các nhân viên rằng đã không có nhiều người sử dụng cần sa chữa bệnh để có thể tiếp tục chương trình đó.
— Bác sĩ Tod Mikuriya. Berkeley, CA, 1990
Đơn Vị Tài Trợ: