Ấn Độ đã cấp giấy phép canh tác cần sa y tế đầu tiên trong lịch sử đất nước này

Ấn Độ đã cấp giấy phép canh tác cần sa y tế đầu tiên trong lịch sử đất nước này. Hợp pháp hóa cần sa đã trở thành một chủ đề nóng tại Ấn Độ trong mấy tuần qua. Cách đây vài tuần, bà Maneka Gandhi – Bộ trưởng Bộ vì sự phát triển của phụ nữ và trẻ em – đã có một tuyên bố trứ danh thể hiện sự ủng hộ của bà dành cho công cuộc hợp pháp hóa cần sa y tế. Kể từ đó, chủ đề này gần như luôn xuất hiện trên các bản tin – và giờ đây, Ấn độ sau cùng cũng đã có một bước tiến mang tính quyết định hướng đến con đường hợp pháp hóa.

 

Tuần trước, chính phủ Ấn Độ lần đầu tiên trong lịch sử đã cấp một giấy phép canh tác cần sa vì mục đích nghiên cứu sản xuất thuốc trị bệnh. Đơn vị được cấp phép chính thức là Hội đồng nghiên cứu khoa học và y học (CSIR). Trong quá trình hoạt động, Hội đồng này sẽ hợp tác cùng với một công ty có trụ sở tại Mumbai – đó là Công ty Gai dầu Bombay (Bombay Hemp Company – BOHECO).

BOHECO và CSIR vốn đã có 2 năm thu thập và bổ sung được hơn 100 giống cần sa từ nhiều vùng của Ấn Độ. Giờ đây họ dự tính định trồng 20 trong số những giống cần sa ấy, và nghiên cứu các lợi ích y tế tiềm năng trước khi chính thức phát triển các loại thuốc điều trị từ chúng. Những cây cần sa này sẽ được trồng tại bang Jammu và Kashmir, khu vực cận kề cực bắc của Ấn Độ.

original boheco 1.jpg20170817 6822 1rrkoxk 1
BOHECO và CSIR
Không có tin vui dành cho những người sử dụng giải trí

Bước phát triển này có thể mang tới một hi vọng nào đó cho những người sử dụng cần sa vì mục đích y tế, nhưng các quyền lợi của những người sử dụng giải trí sẽ không được đề cập đến hay được cải thiện theo bất kì một cách thức nào. Thay vào đó, ông Avnish Pandya – đồng sáng lập BOHECO – đã thẳng thừng tách bạch công ty này với việc sử dụng vì mục đích giải trí:

“Ấn Độ sẽ áp dụng một mô hình khác với Hoa Kỳ, theo đó chúng ta trước hết sẽ nhìn nhận cần sa từ một góc độ y tế, và không để lẫn lộn với khía cạnh giải trí của loài thực vật này.”

Ông cũng nói thêm, “Sẽ không có cần sa ở dạng thô, mà sẽ đích thực là một sản phẩm ở các dạng chiết xuất; thuốc uống và thuốc đắp.”

CBD sẽ được ưu tiên

Bác sĩ Vishwakarma của CSIR đã phát biểu thêm rằng một trong những mục tiêu chủ yếu của dự án là lựa chọn ra một giống cần sa giàu CBD:

“Mọi loại thuốc thu được từ cần sa đều chứa một thành phần quan trọng được gọi là cannabidiol (CBD), nhưng bản thân loài cây này lại đã bị cấm bởi vì một thành phần khác, được gọi là tetrahydrocannabinol (THC). Những nghiên cứu được công bố từ Hoa Kỳ và châu Âu trong thập kỷ vừa qua xác nhận rằng phần lớn hoạt tính dược lý xuất phát từ CBD, trong khi những hoạt tính tác động thần kinh và gây hình thành thói quen là do THC.”

Tất nhiên, CBD tự nó đã có hoạt tính y tế cao (mặc dù cannabinoid này không phải luôn luôn có trong “mọi loại thuốc điều trị thu được từ loài thực vật này” – một phát biểu có phần vô nghĩa). Tuy nhiên, quan điểm sai lầm rằng THC không hề có giá trị chữa bệnh và chỉ dẫn đến sự nghiện ngập lại đang lan truyền nhanh chóng đáng báo động, và có thể làm chậm trễ công cuộc hợp pháp hóa chân chính tới hàng chục năm.

original boheco1 1.jpg20170817 6822 1d2zv5l 1

Phải chăng lại là một nỗ lực không hoàn thiện?

Mặc dù BOHECO dường như có những thiện chí, song vẫn có nhiều chỉ trích xung quanh bước phát triển này. Trong các tài liệu khoa học, vốn đã có một cơ sở vững chắc cho thấy sự hữu dụng của các hợp chất cần sa trong y học, bao gồm cả THC.

Nhiều nhà hoạt động cảm thấy rằng dự án nghiên cứu này sẽ chú trọng quá nhiều vào CBD và bỏ qua THC, do đó sẽ lấy mất cơ hội của các bệnh nhân trong vấn đề được tiếp cận đầy đủ và hợp pháp với các giá trị chữa bệnh của toàn bộ cây cần sa.

Priya Mishra, một nhà hoạt động độc lập đã từng gắn kết với Phong trào hợp pháp hóa vĩ đại của Ấn Độ, đã phát biểu: “Đó là một bước tiến vĩ đại khi chính phủ sau cùng cũng thừa nhận cần sa và thành lập một ủy ban, cùng với đó là cấp một giấy phép đầu tiên cho hoạt động nghiên cứu công dụng điều trị của nó. Nhưng điều này cũng có nghĩa là chúng ta đang chậm hơn gần chục năm so với tiến trình toàn cầu.”

Bà nói tiếp, “Trên 20 quốc gia đã hoàn thành hoạt động nghiên cứu và hợp pháp hóa vì những mục đích y tế. Cuộc nghiên cứu này của chúng ta tối thiểu cũng phải tốn từ 6 đến 12 tháng để cho ra những kết quả có ý nghĩa, trong khi đó thì một số lượng rất lớn các bệnh nhân sẽ vẫn tiếp tục phải chịu những thống khổ mà không được tiếp cận với cần sa y tế.”

>>>>> Đọc thêm các bài viết về cần sa y tế

Nguồn: dopemagazine

 

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC



    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    Hon mot phan ba chu vat nuoi o Dan Mach cho cho cua ho dung CBD
    # News / Tin tức

    Hơn 1/3 chủ vật nuôi ở Đan Mạch cho chó của họ dùng CBD

    Trong một nghiên cứu mới, 38% người nuôi chó được khảo sát ở Đan Mạch cho biết đã cho chó con uống cannabinoids, với 77% cho biết ít nhất có một số ‘tác dụng tích cực’.

    Đọc thêm
    Can sa y te la phuong phap dieu tri thay doi cuoc song cho nhung nguoi mac hoi chung Tourette
    # News / Tin tức

    Cần sa y tế là “phương pháp điều trị thay đổi cuộc sống” cho những người mắc hội chứng Tourette

    Nghiên cứu xác nhận rằng sự kết hợp giữa THC và CBD giúp giảm tới 50% chứng giật cơ. Những phát hiện này – cho thấy sự giảm đáng kể về mặt lâm sàng – được công bố trên tạp chí Tạp chí Y học New England: Bằng chứng.

    Đọc thêm
    NASDA da tai khang dinh su ung ho cua ho de nang gioi han THC doi voi cay gai dau len 10
    # News / Tin tức

    NASDA tiếp tục hỗ trợ tăng giới hạn THC 1,0% cho cây gai dầu

    NASDA đã tái khẳng định sự ủng hộ của họ để nâng giới hạn THC đối với cây gai dầu lên 1,0%. Ngành công nghiệp cần sa của Hoa Kỳ (US) đã phải đối mặt với những thách thức liên quan đến giới hạn tetrahydrocannabinol (THC) được đặt ra từ Dự luật Nông trại năm 2014 và sau đó vẫn được duy trì trong Dự luật Nông trại năm 2018 [1].

    Đọc thêm
    Chat Messenger