Hợp pháp hoá cần sa, một vấn đề gây chia rẽ thường nổi lên trong suốt các chiến dịch bầu cử tại châu Âu, cũng đã xuất hiện tại cuộc chạy đua tranh cử tổng thống sôi động của nước Pháp.
8 tháng trước cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2017, hợp pháp hoá cần sa là vấn đề mà các ứng cử viên đều rất ngần ngại đề cập trong bài diễn thuyết của mình, và là môt đề tài gây tranh cãi gay gắt trong toàn bộ cử tri Pháp.
Nhưng đừng vội lo lắng. Cuộc tranh luận chính trị này không mấy đề cập đến việc ngăn chặn hay hợp pháp hóa cần sa, mà chủ yếu liên quan đến các sắc thái của điều mà nhiều người đang gọi là “một diễn biến không thể tránh khỏi”: hợp pháp hóa cần sa hoàn toàn hay đơn thuần phi hình sự hóa.
Luật pháp Châu Âu hưởng ứng luật pháp quốc tế trong vấn đề cấm tiêu thụ các chất ma tuý, mặc dù các quốc gia đều có thể lựa chọn có hoặc không phê chuẩn việc sử dụng chất. Chi tiết này đã hình thành nên những cách thức khá khác thường trong việc ”đi vòng qua luật,” cũng như đi vòng qua giữa hai lựa chọn nêu trên.
Phi hình sự hóa có nghĩa là việc sử dụng hoặc tàng trữ cần sa không còn là một vi phạm hình sự, nhưng các hoạt động sản xuất và thương mại, như ở Hà Lan, sẽ vẫn tiếp tục bị cấm.
Hợp pháp hóa cần sa đặt loài thực vật này ở mức tương đương với thuốc lá. Lệnh cấm sử dụng, sản xuất và phân phối cần sa sẽ được gỡ bỏ. Nhà nước sẽ thế chỗ thị trường ngầm, hợp pháp hoá cần sa điều chỉnh cầu bằng cách loại trừ một số lượng người tiêu dùng nhất định, như trẻ vị thành niên, đồng thời điều chỉnh hoạt động thương mại hóa thông qua các trạm phát thuốc cần sa ủy quyền được kiểm soát hoặc các đơn vị tương tự khác.
Không một nước thành viên nào trong Liên minh châu Âu đã hoàn toàn hợp pháp hóa cần sa. Tây Ban Nha, Đức, Bồ Đào Nha và Hà Lan, và một số quốc gia khác đã “uốn” luật để chấp nhận và đặt ra những quy định cho hoạt động sử dụng và buôn bán số lượng nhỏ cần sa thông qua các trạm xá đặc biệt, các cửa hàng giải trí (quán cà phê) và các câu lạc bộ.
Tại Cộng hòa Séc, Bỉ, Đan Mạch, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Croatia và Slovenia, cần sa đã được phi hình sự hóa hoặc hợp pháp hóa không hoàn toàn. Tại những nước này, tiền phạt thấp hơn, việc tàng trữ cần sa cho mục đích cá nhân được chấp nhận, và luật cũng vạch ra sự khác biệt rõ nét giữa các loại chất kích thích “nhẹ” và “nặng”.
Ví dụ, Cộng hoà Séc năm 2010 đã thông qua một đạo luật phi hình sự hóa đối với hành vi tàng trữ các loại ma túy số lượng nhỏ, các hành vi còn lại vẫn bất hợp pháp.
Mặc dù hành vi tàng trữ bị cấm, song Đức vẫn có một chế độ “đặc biệt” trong việc chấp nhận cần sa, trở thành một trong những quốc gia có cách thức kiểm soát nới lỏng nhất. Dự kiến trong năm nay, nước này sẽ phê duyệt giấy phép bán cần sa phục vụ các mục đích chữa bệnh.
Năm 2001, Bồ Đào Nha đã trở thành thành viên đầu tiên của Liên minh Châu Âu tiến hành phi hình sự hóa đối với việc sử dụng cần sa của cá nhân. Tuy nhiên, canh tác cần sa vẫn là hành vi phạm pháp, ngay cả khi mục đích canh tác chỉ để sử dụng cá nhân. Buôn bán cũng vẫn là hành vi bất hợp pháp.
Phân tích luật pháp Bồ Đào Nha cho thấy kết quả khả quan: Lượng tiêu thụ các loại chất kích thích ở người trưởng thành tăng nhẹ, trong khi giảm rõ rệt ở những người trẻ tuổi.
Tại Italia – nơi được dự đoán sẽ trở thành quốc gia châu Âu tiếp theo và thứ hai trên thế giới (sau Uruguay) hợp pháp hóa cần sa toàn diện – hành vi tàng trữ bị cấm, nhưng không áp dụng đối với mục đích sử dụng cá nhân và với số lượng nhỏ.
Tại Tây Ban Nha, việc canh tác cần sa của người trưởng thành trên phần đất tư nhân, phục vụ tiêu dùng cá nhân là một hoạt động hợp pháp hoá cần sa. Số lượng các “câu lạc bộ xã hội cần sa” tổ chức các hoạt động này lên đến hàng trăm – tính riêng ở Barcelona đã có 300 điểm.
Cũng trong thời điểm hiện tại, và cũng gây ra nhiều tranh cãi như ở các nơi khác, hoạt động buôn bán cần sa tại Pháp vẫn là bất hợp pháp.
Pháp và các thành viên còn lại của Liên minh Châu Âu coi việc sử dụng các loại chất kích thích, bao gồm cả cần sa, là một hành vi phạm pháp; và việc sở hữu cần sa luôn luôn là một tội danh hình sự, mặc dù không phải lúc nào người phạm tội cũng bị bỏ tù. Cộng hòa Síp là quốc gia có hình phạt khắt khe nhất: Hành vi tàng trữ cần sa có thể bị phạt tù đến 8 năm.
Theo cuộc thăm dò ý kiến của Ipsos năm 2016, có hơn 80% người Pháp cho rằng chế định trừng phạt hiện nay của nước này thuộc diện hà khắc nhất Châu Âu và không có hiệu quả; trong khi đó, 52% ủng hộ hợp pháp hoá cần sa ở một mức độ nào đó và muốn được thấy vấn đề này được đưa ra tranh luận trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm nay.
Cơ quan y tế công cộng của Pháp báo cáo rằng có 700.000 người Pháp tiêu thụ cần sa hàng ngày; và 1,4 triệu người hút ít nhất 10 điếu cần sa (joint) mỗi tháng.
“Tại châu Âu, 12 quốc gia láng giềng của chúng ta đã ủng hộ phi hình sự hóa cần sa – nhằm phục vụ các mục đích chữa bệnh như ở Đức hay Romania, và thậm chí vì mục đích giải trí như ở Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha,” báo Le Point trích dẫn. “Song nước Pháp vẫn duy trì những điều luật rất hà khắc mà dường như không đem lại hiệu quả. Hiện nay, theo Cơ quan Quan sát Ma túy và Nghiện Ma túy, sẵn đã có 17 triệu người Pháp hút cần sa.“
Năm trong số bảy ứng cử viên tổng thống của cánh tả đang ủng hộ hợp pháp hóa cần sa hoặc phi hình sự hóa đối với việc sử dụng cần sa.
Trong số những người có tiếng nói nhất trên diễn đàn tranh luận có Benoît Hamon thuộc đảng Xã hội, là một người ủng hộ hợp pháp hóa cần sa; và Nathalie Kosciusko-Morizet thuộc đảng Cộng hòa cánh hữu, là người chọn ủng hộ phi hình sự hóa cần sa.
Hai ứng cử viên đảng Xã hội chủ khác là Manuel Valls và Arnaud Montebourg – họ phản đối cả hai lựa chọn hợp pháp hoá cần sa và phi hình sự hoá cần sa.
Nguồn: medicalmarijuana
Dịch giả: Tiềm Long
Xem thêm: Câu chuyện cần sa y tế điều trị bệnh ung thư
Xem thêm: Góc nhìn mới về cannabis tại Việt Nam – HempToday Podcast
Đơn Vị Tài Trợ: