Theo Cơ quan phòng chống ma túy Hoa Kỳ (DEA), LD-50 (Liều lượng gây chết người) của cần sa là 1:20.000, hoặc 1:40.000 theo số liệu năm 1988. Theo ngôn ngữ bình dân thì điều đó có nghĩa là cần sa chỉ gây chết người nếu bạn sử dụng quá nhiều – tương đương 20.000 đến 40.000 lần lượng cần sa chứa trong một điếu joint. Nói cách khác, bạn sẽ phải hút hoặc ăn hết 680kg cần sa trong 15 phút. Đây là một mục tiêu khó lòng đạt được, cho dù có cố đến mấy; vì vậy một người không thể nào chết do hút cần sa quá nhiều, trừ khi họ bị dị ứng với cần sa hoặc có một vấn đề nào đó trong cơ thể.
Lý do cần sa không thể gây quá liều dẫn đến tử vong
Tại sao bạn không chết, vì thậm chí việc uống quá nhiều nước cũng có thể dẫn đến tử vong mà? Có một thử nghiệm khác gọi là Chỉ số Điều trị, trong đó thể hiện hiệu số giữa hiệu quả điều trị và tác động gây hại. Điều này có nghĩa là gì? Đối với loại thuốc thông dụng như Aspirin thì chỉ số điều trị này là 1: 20; liều trung bình cho người lớn để giảm đau là 2 viên, nhưng nếu bạn sử dụng 20 lần liều dùng này (40 viên), đó sẽ là phản ứng gây chết người đối với một số bệnh nhân. Việc làm này chắc chắn sẽ gây tổn thương rất lớn đến hệ tiêu hóa và gây xuất huyết đường ruột.
Thuốc kê toa thường có chỉ số điều trị là 1:10 hoặc thấp hơn, và một số loại thuốc như Valium sẽ gây ra tổn thương sinh học nghiêm trọng ở liều dùng cao hơn 10 lần. Mặt khác, cần sa với chỉ số điều trị 1:15, tuy nhiên lại không có ngưỡng sử dụng ban đầu. Nói một cách nghiêm túc, cần sa ở dạng tự nhiên sẽ an toàn hơn hầu hết các loại thực phẩm chúng ta ăn, và là một trong những phương pháp điều trị trị liệu lành mạnh nhất. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, việc sử dụng cần sa đến mức quá liều gây tử vong là bất khả thi bởi vì các thụ thể cannabinoid không nằm trong cuống não như với các thụ thể opioid, và do đó không kiểm soát hoạt động hô hấp.
Cho đến nay, không có dữ liệu nào được ghi nhận về trường hợp có người chết do sử dụng cần sa quá liều. Tuy nhiên, cũng cần chỉ ra rằng các xét nghiệm việc sử dụng cần sa quá liều đã được thực hiện trên các đối tượng động vật thí nghiệm như chuột, khỉ và chó để tìm ra LD-50. Điều thú vị ở đây là hệ thống endocannabinoid của mỗi loài động vật có những khác biệt với hệ thống endocannabinoid của con người. Các thử nghiệm trên động vật thực sự không hoàn toàn bảo đảm, tuy nhiên chúng không làm thay đổi thực tế rằng: ngay cả khi không có thử nghiệm nào được thực hiện trên con người, vẫn chưa có ghi nhận trường hợp có ai đó chết vì sử dụng quá liều cần sa.
Điều đó không có nghĩa là chưa có những ca tử vong ở những người có cần sa trong máu được ghi nhận, nhưng về mặt lâm sàng thì những ca tử vong hẳn có liên quan đến những người có vấn đề về tim hoặc dị ứng với cần sa.
Do đó người ta xác định rằng không ai có thể thực sự chết vì quá liều cần sa, nhưng một số người có thể cảm thấy mình muốn chết hoặc cứ như đang chết do sử dụng cần sa. Tôi liên tưởng điều này với hiện tượng “sập”, một khái niệm vốn đã quá quen thuộc đối với những người sử dụng cần sa, thường là những người mới và ít kinh nghiệm. Bất cứ ai đã từng trải qua đều có thể đảm bảo rằng hiện tượng này không có gì thích thú cả, và chắc hẳn đó là một điều chẳng ai muốn lặp lại.
Hợp chất THC gắn kết với các thụ thể CB1 và CB2. Các thụ thể CB1 chủ yếu nằm trong hệ thần kinh và chịu trách nhiệm về cảm giác phê do THC gây ra. Các thụ thể CB2 nằm trong hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch, và khi THC cũng đem lại hiệu ứng tương tự khi nó lưu chuyển trong máu.
Đôi khi, những người mới bắt đầu hút hoặc ăn cần sa không đủ khả năng đánh giá giới hạn sử dụng. Điều này càng rõ nét hơn trong trường hợp các loại thực phẩm cần sa, bởi vì các tác động khi ăn cần sa sẽ đến chậm hơn một chút so với hút – người thiếu kinh nghiệm có thể ăn tới 4 chiếc brownie thay vì 1, do chủ quan hoặc thiếu hiểu biết.
Do cần sa có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, các những người mới làm quen với cần sa thường rơi vào cái bẫy sử dụng quá nhiều và quá nhanh. Kết quả là lượng đường trong máu giảm và xảy ra các hiện tượng như buồn nôn, đầu óc quay cuồng và thậm chí ngất lịm tạm thời, và cũng có thể xuất hiện một số ảo giác nữa. Điều này rõ ràng dẫn đến những lo lắng bởi vì người đó không biết điều gì đang xảy ra, rồi nhịp tim có thể tăng lên – dẫn đến những cơn hoảng loạn bột phát. Trải nghiệm đó thật không dễ chịu chút nào, tới mức các newbie có thể sẽ vĩnh viễn không dám hút cần sa hoặc ăn thực phẩm cần sa thêm một lần nào nữa. Tuy nhiên, một người trót rơi vào trạng thái này rốt cuộc cũng sẽ thoát ra một cách vô sự. Bí quyết ở đây là hãy thả lỏng, hiểu rằng không phải bạn sắp chết, và biết chờ đợi cho nó trôi qua.
Khi bạn gặp phải người đang trải qua những triệu chứng này, tốt nhất là nên cho họ một ly nước đường hoặc soda để hồi phục lại lượng đường trong máu và để cho họ ngồi ở tư thế thoải mái. Ngoài ra, đừng gây bức bách cho người đó. Đôi khi, họ chỉ cần thư thái đầu óc và chờ cho hết cơn. Giúp cho họ biết rằng bạn đang ở đó, nhưng cũng đừng hành động kiểu như, “Này ông ơi, có sao không … mặt ông trông bạc phếch thế này”. Mấy trò như vậy thường chỉ khiến cho người đó khó tỉnh trí hơn. Chỉ cần để cho họ biết rằng họ sẽ ổn, và nếu họ cần bất cứ điều gì thì bạn luôn có mặt để hỗ trợ họ. Tin vui là cơn “sập” chỉ kéo dài tối đa 24 giờ và không để lại bất kì tác dụng phụ nào.
Hướng dẫn những người mới khi lần đầu giới thiệu cho họ về việc hút hoặc ăn cần sa có thể là một ý tưởng hay. Khi một người được chuẩn bị và có một số ý niệm về những gì sắp diễn ra, mức độ lo âu sẽ giảm bớt và toàn bộ trải nghiệm sẽ trở nên êm dịu hơn. Hoặc nói đơn giản, đừng có ngớ ngẩn mà ăn hàng đống brownie cùng một lúc … hãy lượng biết sức mình nhé, các stoner!
Nguồn: cannabis.net
Dịch giả: Tiềm Long
Xem thêm: Câu chuyện cần sa y tế điều trị bệnh ung thư
Xem thêm: Góc nhìn mới về cannabis tại Việt Nam – HempToday Podcast
Đơn Vị Tài Trợ: