Những ứng dụng y khoa của cần sa đang được giới khoa học phát hiện và công nhận với một tốc độ chóng mặt, bất kể lệnh cấm của chính phủ Mỹ. Việc họ xếp cần sa vào cùng với các loại Schedule I drug mà không dựa vào bất kỳ một chứng cứ khoa học nào làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nghiên cứu vể tác dụng y tế của cần sa, cũng như các bước tiến khoa học trong cần sa trị liệu.
Và ngày hôm nay chúng ta có thể xếp gãy xương, và cấy ghép nội tạng vào danh sách những bệnh lý mà cần sa có thể giúp cứu chữa (hỗ trợ).
Một nghiên cứu mới mà bạn có thể xem chi tiết tại địa chỉ này (tiếng Anh) được thực hiện bởi những nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Tel Aviv và Đại học Hebrew cho thấy cannabidiol (CBD) giúp xương gãy lành nhanh hơn. Họ thử nghiệm CBD trên những con chuột bị gãy xương đùi cho thấy “cần sa giúp xương lành lại chỉ trong 8 tuần, nhanh hơn rất nhiều so với các con chuột không được tiêm CBD”.
Phát hiện này dựa trên một nghiên cứu trước đó, cho thấy những cơ quan thụ cảm cannabinoid (cụ thể là CB1 và CB2) giúp kích thích sự hình thành cấu tạo của xương, và ngăn ngừa sự lão hoá xương.
“Thực sự chúng ta đã không thể phủ nhận những tiềm năng mà cần sa mang lại” – Tiến sỹ Gabet nói. “Tất nhiên chúng tôi còn phải nghiên cứu thêm để có thể phát triển được một pháp đồ điều trị thích hợp cho bệnh nhân, nhưng nghiên cứu đã cho thấy rõ rằng CBD có tính chống viêm cao, và không mang lại cảm giác high như THC“.
Còn tại Mỹ, các nhà nghiên cứu tài Trường Đại học Y South Carolina vừa phát hiện ra một khả năng điều trị mới của cần sa, bạn có thể xem chi tiết nghiên cứu này tại đây (tiếng Anh). Họ đã chứng minh được rằng THC, thành phần hoạt động trong cây cần sa có thể giúp làm chậm sự đào thải của cơ thể với các nội tạng cấy ghép không tương thích.
Kết quả của các thí nghiệm trên chuột cho thấy đã đến lúc phải bắt đầu những thí nghiệm trên các bệnh nhân. THC có thể giúp nội tạng mới thích nghi với cơ thể tốt hơn, và điều này đồng nghĩa với việc cần sa có thể cứu sống rất nhiều người phải trải qua các ca cấy ghép.
“Càng ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra những tiềm năng của cần sa trong lĩnh vực y hoc, nhưng thử thách lớn nhất của chúng tôi là việc hiểu được quá trình phản ứng sinh hoá của các hợp chất trong cây cần sa” – Tiến sỹ John Wherry, chủ bút của tạp chí Sinh Học Bạch cầu (Leukocyte Biology) cho hay. “Những nghiên cứu này cho chúng ta thấy tầm quan trọng của các cannabinoid receptors, và chúng ta có thể tận dụng những thành quả này đễ tiến hành các nghiên cứu mới giúp thay đổi nhận thức của chúng ta về loại cây này”.
Các nhà khoa học trên khắp thế giới đang bắt đầu tiến hành lại những nghiên cứu về Cần sa, những nghiên cứu bị bỏ dở vào những năm 1930-1940 khi chính phủ Mỹ bắt đầu lệnh cấm. Tính tới thời điểm này, chúng ta mới chỉ chứng minh được tác dụng của cần sa trong việc chữa bệnh động kinh, bệnh Parkinson, Ung thư và bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis).
Cần sa đã được dùng như một loại thuốc từ hàng ngàn năm nay, và việc áp dụng những thiết bị y khoa tiên tiến đã và đang giúp chúng ta có được những hiểu biết quan trọng về loài cây này, và đặc biệt là tầm quan trọng của cơ quan thụ cảm cannabinoid (hệ thống endocannabinoid).
Đáng buồn thay, cần sa vẫn đang bị liệt vào sanh sách các loại chất bị cấm, và bạn có thể bị bỏ tù, hay bị bắn chết
bởi cảnh sát nếu bạn tàng trữ cần sa.
Xem thêm tin: Một nam thanh niên 19 tuổi bị cảnh sát bắn chết vì cần sa
Nguồn: Justin Gardner – TheFreeThoughtProject.com
Dịch giả: Jeff Luong
Đơn Vị Tài Trợ: