Nguyen Van Viet
Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu và Giao lưu văn hóa Việt Nam
Dự án về Nền Văn minh Cổ đại Việt Nam,
64 K11 Khu Giãn Dân, Phường Nghĩa Đô,
Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam, Điện thoại/Fax: +84 4 756 1641
Sự phân bố hiện tại của việc canh tác cây gai dầu truyền thống tại Việt Nam chỉ giới hạn ở một số vùng núi phía Bắc, dọc theo biên giới Trung Quốc, nơi mà người H’mông, người Dao và những dân tộc khác sinh sống. Bức tranh này khá là khác xa so với những ghi chép từ lịch sử.
Gai dầu còn được gọi là đay, lanh hay gai trong tiếng Việt. Ban đầu, gai dầu có thể được sử dụng để bện dây, sau đó là làm lưới và cuối cùng là dệt vải. Tại Việt Nam, cây bông (cotton) rất lâu sau đó mới được biết đến. Một quyển sách đến từ Trung Hoa có tên là Nan Fang Shu Mu Tzang từ thế kỷ thứ 6 sau công nguyên đã mô tả lại thảm thực vật ở phía Nam sông Trường Giang, chính là trung tâm của nước Việt Nam ngày nay, kể về việc trồng cây gai dầu và sử dụng chúng như nguồn nguyên liệu chính cho may mặc. Những vết tích của đồ vải trên những tạo tác bằng đồng và gỗ từ Thời đại Đồ đồng đã được phục hồi từ vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mã ở phía Bắc Việt Nam cùng với trapa (một tạo tác bằng đá dùng để đập vỏ cây để tạo ra trang phục thô sơ). Những bình hoa bằng đá và đất nung cùng với đồ gốm có in dấu của dây thừng nhỏ đã được tìm thấy tại di tích Gò Trũng, Thanh Hoá là bằng chứng cho thấy việc sử dụng vỏ cây đã có từ 4000 năm trước công nguyên. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu loại cây được sử dụng làm dây thừng vào thời điểm đó có phải là cây gai dầu hay không.
Truyền thuyết về đồng bằng sông Hồng có kể một câu chuyện về Công chúa Tiên Dung (con gái của Vua Hùng) và một chàng trai – con của người nông dân nghèo, tên là Chử Đồng Tử. Vua Hùng đã trị vì trong suốt Thời đại đồ đồng. Câu chuyện diễn ra tại hồ Dạ Trạch (chỉ cách Hà Nội 20 km đường chim bay), vào lúc đó nơi này bị bao phủ chỉ bởi những cây gai dầu hoang dã. Trong câu chuyện ngụ ngôn này, chàng trai nghèo Chử Đồng Tử đang bơi trong hồ khi vị công chúa này đang ngao du sơn thủy trên chiếc thuyền rồng. Chàng trai không muốn bị vị công chúa này phát hiện ra, vì anh không có một lấy một tấm vải che thân do quá nghèo, nên đã vùi mình vào cát lẩn tránh. Khi chiếc thuyền của công chúa vừa đến, nước trong hồ chảy về phía trước và để lộ ra chàng thanh niên ấy. Công chúa đã nhìn thấy sự trần trụi của chàng trai, dẫn chàng đến gặp nhà Vua và xin cưới chàng. Câu chuyện này cho chúng ta thấy được mối liên hệ giữa quần áo (hoặc sự thiếu thốn quần áo) với cây gai dầu hoang dã. Cho đến thế kỷ 19, hồ Dạ Trạch vẫn bị bao phủ bởi những cây gai dầu hoang. Người dân trong khu vực này đã trở thành một trong những nhà canh tác và sản xuất cây gai dầu truyền thống bậc nhất ở khu vực đồng bằng phía Bắc Việt Nam.
Trong tài liệu lịch sử Việt Nam, gai dầu được xem như là một loại cây mang đến rất nhiều công dụng thiết yếu. Gai dầu là nguồn sợi chính trong việc bện dây, đan lưới và dệt quần áo. Người dân trồng gai dầu đã phải trả thuế cao hơn so với người dân trồng lúa. Người Châu Âu đến Việt Nam từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18 cũng đề cập đến việc sản xuất gai dầu ở miền Bắc Việt Nam, và gai dầu là mặt hàng xuất khẩu quan trọng sang Châu Âu và một số nước láng giềng trong khu vực Châu Á.
Trước thời kỳ thuộc địa, cây gai dầu Việt Nam có đặc trưng là thân ngắn. Những nhà canh tác truyền thống ở đồng bằng sông Hồng gọi loại gai dầu tốt nhất là lanh. Giống gai dầu thân ngắn này chỉ được trồng cho mục đích may mặc. Thuật ngữ đay xanh (gai dầu thân nhỏ) được sử dụng để ám chỉ cây gai dầu bản địa. Loại gai dầu được người Pháp nhập khẩu vào cuối thể kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, và được người Nhật nhập khẩu trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, được gọi là đay cách (gai dầu thân lớn). Đay cách được sử dụng để bện dây, lót thảm, bao tải và lưới. Sợi đay cách không thể được sử dụng trong việc tạo ra quần áo, vì nó không được mịn màng. Mặc dù người ta canh tác đay xanh ít hơn so với đay cách, sợi của đay xanh mịn hơn, và rất thích hợp trong việc làm thảm. Kể từ khi có sự xuất hiện của người Pháp vào thế kỷ 19, việc sử dụng sợi của cây gai dầu trong may mặc đã không còn phổ biến. Trang phục truyền thống vẫn được tạo ra chủ yếu bởi các dân tộc miền núi Dao và H’mông. Người H’mông thì dệt gai dầu, cây gai và bông, trong khi người Dao chỉ dệt bông.
Ngày nay tại Việt Nam, vẫn còn tồn tại một vài nhà máy lớn sản xuất các sản phẩm đặc trưng từ gai dầu, nhưng ngành công nghiệp này gần như đã lụi tàn. Các phương pháp sản xuất lỗi thời và sản phẩm truyền thống đã không còn hấp dẫn đối với người nông dân, những người không còn hứng thú trong việc canh tác gai dầu. Việc tái sản xuất và sử dụng sản phẩm gai dầu đang chờ sự phát triển của công nghệ quốc tế dành cho việc canh tác, xử lý và sản xuất gai dầu, cũng như một thị trường quốc tế mạnh mẽ đối với các sản phẩm đến từ gai dầu.
Dịch giả: Thiên Minh
Nguồn: The uses of Cannabis hemp in Vietnam: History and present situation
Đơn Vị Tài Trợ: