Cho đến hiện tại, liên minh chính phủ mới của Đức chỉ cho phép việc buôn bán trao đổi cần sa diễn ra trong một khuôn khổ nhất định. Điều đó có nghĩa là, chỉ các cửa hàng được cấp phép mới có thể bán sản phẩm cần sa. Vì vậy, đề xuất thiết lập một thị trường tiêu thụ cần sa là rất cần thiết, không chỉ thúc đẩy nền kinh tế (nguồn thu đến từ các cơ sở y tế và việc đóng thuế của các doanh nghiệp) mà còn giúp kiểm soát chất lượng sản phẩm cần sa được chặt chẽ hơn, đồng thời bảo vệ người dùng khỏi các sản phẩm cần sa kém chất lượng từ thị trường “chợ đen”. Đề xuất được đưa ra trong các thỏa thuận, được liên minh chính phủ của Đức đàm phán và đưa ra quyết định chính thức vào sau cuộc bầu cử tháng Chín.
Một động thái thay đổi thị trường
Chính phủ do Olaf Scholz – một đảng viên Đảng Dân chủ Xã hội – lãnh đạo, đã công khai ủng hộ đề xuất này. Ngược lại, Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo của cựu Thủ tướng Merkel đã phản đối việc hợp pháp hoá cần sa trong nhiều năm.
Cho đến hiện tại, chưa có thời điểm cụ thể được ấn định cho việc ban hành luật. Tuy nhiên, “các quy định mới được dự đoán là sẽ hoạt động trồng và kinh doanh cần sa trên toàn cầu”, tờ Financial Times đã cập nhật trong một bài đăng mới của họ. Mặc dù trên thực tế, việc tiêu thụ cần sa không phải là bất hợp pháp theo luật pháp hiện hành của Đức, nhưng cũng không có điều luật nào trong bộ luật của quốc gia này ủng họ việc mua bán, trao đổi cần sa.
Đức chính thức hợp pháp hoá cần sa
Kế hoạch mở ra một thị trường rộng lớn cho người nông dân trồng và người kinh doanh cần sa sẽ được theo dõi và đánh giá sau sau bốn năm kể từ ngày ban hành luật. Cho đến hiện tại, Đức là quốc gia thứ 2 ở châu Âu sau Malta, chính thức ban hành bộ luật hợp pháp hóa cần sa.
Tờ Financial Times cho rằng, thay đổi này có thể mang lại lợi ích ròng cho bang dao động trong khoảng 4,7 tỷ euro mỗi năm, bao gồm 2,8 tỷ euro thuế và 1,36 tỷ euro đến từ chi phí liên quan đến các vấn đề về pháp lý, theo một nghiên cứu gần đây của Heinrich Heine tại Đại học Düsseldorf. ”
Malta, đầu tiên ở Châu Âu
Malta, quốc gia thành viên nhỏ nhất của Liên minh châu Âu, vào tuần trước đã trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa việc sử dụng và trồng cần sa. Chính phủ Malta cho rằng: “luật mới sẽ loại bỏ các quy định về việc hình sự hóa những cá nhân sử dụng và buôn bán cần sa”, theo tờ New York Times.
Luật đã được Quốc hội thông qua. Theo đó, nhà nước cho phép các cá nhân mang theo tối đa 7 gram cần sa, trồng tối đa bốn cây trong nhà của họ và giữ tới 50 gram cần sa khô ở nhà. Thêm nữa, các cửa hàng bán cần sa phải đặt cách trường học hoặc trung tâm dành cho thanh thiếu niên ít nhất 250 m, được quản lý bởi các tổ chức phi lợi nhuận. Người mua hàng được giới hạn độ tuổi, có thể mua tối đa 7 gram/ngày, 50gram/tháng.
Việc sử dụng cần sa ở nơi công cộng vẫn bị cấm, mức phạt sẽ cao hơn nếu đối tượng vi phạm sử dụng cần sa khi có mặt trẻ dưới tuổi vị thành niên, từ €50 đến €100 đối với người mang theo từ 7-28 gram cần sa trong người.
Các quy định trong luật pháp của Đức và Malta có thể sẽ được các thành viên khác trong Liên minh tham khảo và làm theo. Một cuộc trưng cầu dân ý đã diễn ra ở Ý, thu hút nhiều sự quan tâm của người dân cả nước. Ở một diễn biến khác, Thụy Sĩ, Luxembourg và Hà Lan đang thảo luận cân nhắc về các các quy định trong bối cảnh cần sa được hợp pháp hoá tại các quốc gia này.
Nguồn: https://www.forbes.com
Đơn Vị Tài Trợ: