Thảo luận: Nước ép cần sa tươi có thật sự là một thần dược?

Xác minh các dữ kiện của một trong những xu hướng áp dụng nước ép cần sa mới nhất cho mục đích trị liệu

William Courtney, một bác sĩ đến từ hạt Mendicino, khuyến nghị ăn hoặc uống nước ép cần sa từ lá và búp cần sa tươi như một cách để đạt hiệu ứng điều trị từ một liều lượng cần sa rất lớn mà không cảm thấy phê. Trong nước ép cần sa tươi có chất tetrahydrocannabinol (THC) nhưng tồn tại ở dạng axit. Axit tetrahydrocannabinolic (THCa) là chất không gây hiệu ứng tác động đến tâm trí.

Trong số những người tiên phong đề xướng việc ăn cần sa tươi – không chỉ để điều trị bệnh mà còn duy trì sức khỏe nói chung – còn có bà Kristen, vợ bác sỹ Courtney.

Bà Kristen Courtney ốm yếu đã vật lộn với bệnh lupus ban đỏ hệ thống trong nhiều năm nay. Tiên lượng của bà lúc đó rất đáng bi quan. Nhưng tình trạng sức khỏe của bà đã được cải thiện đáng kể sau vài tuần ăn cần sa tươi và uống nước ép cần sa chứa nhiều THCa. Loại cần sa được sử dụng này cũng chứa một lượng nhỏ của vài chục cannabinoid khác, cũng ở dạng axit.

Chắc rằng đã phát hiện ra một phương cách chữa trị căn bệnh mãn tính, ông bà Courtney trở thành những người ủng hộ nhiệt thành của nước ép cần sa. Họ đã truyền cảm hứng một nhóm những người tin trưởng chân thành ở Bắc California và cả những nơi xa hơn nữa. Ông bà Courtney cho rằng nước ép cần sa là cách trị liệu bằng cần sa tốt nhất. Nhưng nhiều khẳng định của họ về những ưu điểm của nước ép cần sa còn thiếu căn cứ và dễ gây hiểu sai vấn đề.

thao-luan-nuoc-ep-can-sa-tuoi-co-su-la-mot-duoc

Nước ép cần sa bổ sung vào chế độ ăn uống

Ông Courtney khuyên nên tăng liều dùng cần sa từ 10 miligam THC lên 600-1000 miligam THCA qua đường ăn uống.

Ông giải thích trong một buổi hỏi đáp trực tuyến rằng: “Hợp chất chính tác động đến tâm trí trong cần sa khô đã đủ thời gian canh tác là chất Δ9-THC không có trong lá cần sa tươi và chưa qua chế biến. Nói chung, bệnh nhân không thể ‘phê’ nếu dùng cần sa tươi. Tuy nhiên, các hợp chất khác trong cây cần sa, chẳng hạn như các terpen [là những chất đem lại cho cần sa có mùi đặc trưng], có thể có ảnh hưởng đến tâm trạng và mức độ hoạt bát của người sử dụng.

“Búp cần sa tươi có hàm lượng các cannabinoid cao hơn lá, và là một phương pháp hấp thụ tuyệt hảo nếu các bạn sẵn có nguồn cung dồi dào. Cả búp và lá đều tốt, nhưng kết hợp hai thứ lại sẽ là tốt nhất. Búp hoa nên ở trạng thái có đầy đủ các trichome nhưng chưa chuyển màu hổ phách (màu sắc mờ đục). Lá để ăn và ép thành nước nên được hái trong giai đoạn ra hoa.

Để dễ uống, ông bà Courtney khuyên nên “trộn cần sa tươi với một chút xíu nước ép trái cây hữu cơ hoặc rau xanh, chỉ cần đủ để át đi vị đắng của cần sa tươi.”

Nếu ép cần sa nếu dùng một lượng lớn lá cần sa thì nên dùng đến máy ép mạ lúa mì. Ép búp thì dùng máy xay sẽ tốt hơn, vì “nhanh hơn, dễ rửa sạch hơn và bạn thu lại được gần như 100% nguyên liệu cho vào.” – theo Courtney.

Cần sa tươi chưa rửa nên cho vào túi rồi bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông để giữ tươi được lâu. Ông bà Courtney khuyên nên ngâm cần sa trong nước 5 phút trước khi ép.

THCA được máu lọc rất nhanh. Courtney khuyến nghị chia lượng nước ép thành nhiều phần nhỏ để uống trong ngày.

Nước ép cần sa không áp dụng cho tất cả mọi người

Courtney thừa nhận nước ép cần sa tươi không triệt tiêu các triệu chứng ngay lập tức, mặc dù “có một số triệu chứng sẽ biến mất tức thì.” Một bệnh nhân tại Humboldt Patient Resource Center miền Bắc California cho biết hết ngay cảm giác buồn nôn dữ dội sau khi uống nước ép cần sa.

Theo Courtney, “Một số tác động phải mất 3 ngày mới có tác dụng, số khác thì một tuần. Tác dụng lâm sàng đầy đủ sẽ đạt được sau từ 4 đến 8 tuần. Phải mất chừng ấy thời gian để các cannabinoid thực vật (phytocannabinoid) bão hòa hoàn toàn trong mô mỡ. Các phytocannabinoid được lưu trữ trong mô mỡ, giống các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K.”

Courtney cảnh báo nước ép cần sa tươi có thể gây rủi ro với người bị bệnh thận hoặc túi mật. Ông không khuyến nghị cần sa cho bệnh nhân bị tăng canxi niệu tuýp 2, tăng oxalat, hoặc tăng oxalat niệu nguyên phát.

Ngoài ra, Courtney lưu ý, những người đang dùng thuốc kê đơn và chống chỉ định với uống nước ép bưởi hoặc nước ép lựu nên thông báo cho bác sỹ rằng mình đang cân nhắc sử dụng liệu pháp cần sa tươi. Cũng tương tự như vậy đối với những người đang dùng thuốc làm loãng máu như Coumadin. Hầu hết các loại lá xanh – trong đó có nước ép cần sa tươi – chứa nhiều vitamin K, là chất có thể ngăn gan chuyển hóa các loại thuốc làm loãng máu.

Những người muốn theo liệu pháp nước ép lại đối mặt với một trở ngại lớn: làm thế nào để có đủ cần sa? Mua lượng lớn cần sa thì vượt quá khả năng tài chính của nhiều bệnh nhân. Còn việc tự trồng cần sa – có độ tươi lý tưởng – là lựa chọn chỉ dành cho một số ít người trong xã hội chúng ta và cả trên thế giới.

Ông bà Courtney khuyên “Nếu bạn biết ai trồng cần sa hữu cơ ở địa phương, hãy hỏi xem bạn có thể dùng lá thừa của họ không. Chỉ sử dụng cần sa hữu cơ không bị phun thuốc trừ sâu vào bất kỳ thời điểm nào trong vòng đời của cây. Cũng cần đảm bảo cần sa không có thuốc diệt nhện rệp”.

Thông tin rất mù mờ về liều lượng

Bác sỹ Courtney khuyên nên sử dụng 25 lá cần sa loại to (lá quạt/fan leaf) mỗi ngày trong nước ép, hoặc trong các món salsa, pesto, salad. Nếu bạn kiếm được búp cần sa tươi, Bác sỹ Courtney khuyên dùng một búp mỗi ngày để duy trì sức khỏe. Ông còn nói thêm, “Nếu bạn gặp phải các vấn đề nghiêm trọng, có thể dùng vài búp mỗi ngày.”

Để xác định hàm lượng cannabinoid trong lá cần sa, một người có dự định sử dụng nước ép đã gửi 30 lá lấy từ cây thuộc giống Omrita Rx đang ra hoa đến Werc Shop, một phòng thí nghiệm phân tích tại Los Angeles để kiểm tra. Kết quả cho thấy lá quạt chứa tổng cộng 11,5 miligram cannabinoid dạng axit. Để ăn 600mg cannabinoid theo cách này, cần ép hơn 1,500 lá mỗi ngày hoặc/và/ một lượng búp đáng kể.

Tương tác với 70 nghìn tỷ tế bào?  

Courtney nêu lên công lao của Ruth Ross, nhà khoa học tại Đại học Aberdeen, Scotland trong việc khám phá ra rằng CBDa (axit cannabidiolic) và CBGa (axit cannabigerolic) thể hiện hoạt tính đối kháng tại thụ thể GPR55 –  một loại protein liên quan đến sự hình thành khối u, sự phát triển tế bào ung thư, và sự cảm nhận cơn đau. Tại cuộc họp tháng 8 năm 2012 của Hội Nghiên cứu Cannabinoid Quốc tế tại Freiburg, Đức; Mary Abood đến từ Đại học Temple đã thảo luận về mức độ GPR55 được biểu hiện trong cơ thể. Từ hai nguồn trên, Courtney suy luận rằng “nếu hút khói, nướng, hóa hơi, xào. . . CBDa, CBGa và rất có thể cả THCa, bạn đã khử carboxyl của tất cả cannabinoid dạng axit, từ đó mất đi sự tương tác với 70 nghìn tỷ tế bào.”

Khi khử carboxyl (tức là sử dụng đến nhiệt) bằng cách đốt (để hút khói), hóa hơi hoặc nấu; cần sa biến đổi các cannabinoid dạng axit thành dạng trung tính không axit:  THCa vốn không có hiệu ứng tác động tâm trí sẽ trở thành THC có hiệu ứng tác động tâm trí; và CBDa trở thành cannabidiol (CBD) – một cannabinoid không có hiệu ứng tác động tâm trí và sở hữu các thuộc tính trị liệu riêng biệt. Nhưng quan niệm ăn cần sa đã xử lí nhiệt làm mất “sự tương tác với 70 nghìn tỷ tế bào” là không xác đáng.

“Các nghiên cứu cơ bản về GPR55 vẫn còn trong giai đoạn trứng nước”, Tiến sĩ Jahan Marcu, nhà khoa học làm việc tại phòng thí nghiệm Abood cho biết. “Các chuyên gia trong lĩnh vực này đã công bố những báo cáo trái chiều về sự tương tác của các loại cannabinoid khác nhau tại thụ thể này. Tiến sĩ Abood và Tiến sĩ Ross gần như chắc chắn sẽ cảnh cáo không được suy diễn để áp dụng những phát hiện này trên cơ thể người.”

Một bài báo năm 2012 trên Tạp chí Hóa Sinh (Journal of Biological Chemistry) mà Ross là đồng tác giả đã ghi nhận rằng một số cannabinoid trung tính, bao gồm cả CBD, đều tương tác với thụ thể GPR55. Theo Ross và các đồng nghiệp, THCa là một chất ít kích hoạt GPR55, trong khi cả CBD và CBDa đều ngăn chặn thụ thể GPR55.

Áp dụng lý luận của Courtney theo chiều ngược lại, một người ăn cần sa tươi đang “làm mất sự tương tác” với các thụ thể cannabinoid trong não và cơ thể người. Không giống như THCa, chất THC trung tính kích hoạt một loại thụ thể cannabinoid gọi là “CB2,” có tác dụng điều chỉnh chức năng thần kinh ngoại biên và miễn dịch. Đây là một trong những lý do vì sao cần sa lại là một phương thuốc hiệu quả cho bệnh thần kinh ngoại biên – một rối loạn thần kinh gây đau đớn hành hạ hàng triệu bệnh nhân tiểu đường, AIDS, ung thư, đa xơ cứng và bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

Khi THC gắn kết với các thụ thể CB2, nó không gây hiệu ứng tác động đến tâm trí vì thụ thể CB2 khu trú chủ yếu bên ngoài não bộ và hệ thần kinh trung ương. THC cũng gắn kết với CB1 – thụ thể cannabinoid tập trung ở não và hệ thống thần kinh trung ương. Đây là lí do khiến cho người ta cảm thấy phê.

CBDa và CBD

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả tiềm năng của CBD trong điều trị bệnh tim, tiểu đường, ung thư, và bệnh thần kinh – nhưng có rất ít các nghiên cứu liên quan đến CBDa. Trong một bài phát biểu vào tháng 4 năm 2012 tại Hội nghị Bệnh nhân Hiểm nghèo Patients Out of Time tại Tucson, Courtney đã thường xuyên dẫn ra các nghiên cứu về CBD như thể những phát hiện ấy cũng áp dụng cho CBDa.

CBD và CBDa đều có những thuộc tính trị liệu nhưng chúng không giống nhau. Và đó cũng tuyệt đối không phải là bằng chứng rằng CBDa hiển nhiên vượt trội hơn CBD như ám chỉ của Courtney, hoặc rằng THC vốn đã “độc hại với thần kinh,” như ông đã mô tả hợp chất này.

Nghiên cứu tiên phong được tiến hành bởi Tiến sĩ Sean McAllister tại Trung tâm Y khoa California Pacific San Francisco đã xác định được rằng CBD và THC là những chất ức chế rất mạnh đối với sự tăng sinh tế bào ung thư vú, di căn, và hình thành khối u. Tuy nhiên, ông phát hiện ra rằng “So với CBD, CBDa hầu như không có tác dụng trong các khảo nghiệm khả năng sống sót của tế bào đối với nhiều chủng loại ung thư. Do đó chúng tôi không quan tâm nhiều tới hợp chất đó.”

McAllister lưu ý kết quả của một báo cáo “Hoạt động chống ung thư của CBD nhấn mạnh các hiệu ứng của CBD với Ung thư biểu mô vú ở con người” vào năm 2006 của Alessia Ligresti và một nhóm các nhà khoa học Ý: “Đối với các nghiên cứu in vitro, các cannabinoid đem phân tích đã được sàng lọc về khả năng làm giảm sự tăng sinh tế bào trên một tập hợp các dòng tế bào ung thư. CBD luôn thể hiện có tiềm năng nhất. . . Axit cannabidiolic (CBDa) là hợp chất kém nhất. Trong số các cannabinoid khác, cannabigerol (CBG) hầu như luôn luôn là hợp chất mạnh thứ hai, kế đến là cannabichromene (CBC)”.

Kristen Courtney đã tự điều trị bằng nước ép cần sa giàu THCa trong khoảng thời gian không có phòng thí nghiệm phân tích nào dành cho những người dùng cần sa y tế ở California. Những năm gần đây, khi các loại cần sa giàu CBD được xác định và thể hiện những lợi ích về y tế, ông bà Courtney đã bắt đầu vận động mọi người ép cần sa để thu lấy CBDa.

CBD không gây hiệu ứng tác động đến tâm trí cả ở dạng axit cũng như dạng trung tính; do đó không có chuyện CBD gây hại thần kinh dù ở bất kì liều lượng nào. Vậy tại sao chúng ta phải trải qua nhiều rắc rối khi mua và ép một lượng lớn cần sa giàu CBDa trong khi những sản phẩm cô đặc chứa hàm lượng CBD cao có định lượng đã có sẵn cho bệnh nhân tại California và các bang khác nơi trồng cần sa y tế là hợp pháp?

Courtney cũng cho biết rằng các cannabinoid trung tính là kém hơn vì chúng được “tổng hợp”, có nghĩa là không được sản xuất bởi những cây dang sống. Nhưng khi cây khô, quá trình khử carboxyl cũng diễn ra một cách tự nhiên. Trong một số giống cần sa nhiệt đới, phần lớn quá trình này xảy ra trước cả khi cây được thu hoạch.

Bệnh nhân than phiền

Một người đàn ông trung niên bị bệnh ung thư tuyến tiền liệt do bác sỹ Courtney điều trị đã liên lạc với Dự án CBD, một trung tâm giáo dục khoa học y tế để hỏi thông tin về nơi có số lượng lớn cần sa giàu CBD để ép lấy nước. Ông giải thích mình không muốn hút hay hóa hơi, bởi vì “Bác sỹ Courtney nói CBD sẽ không có tác dụng nếu nó trải qua xử lí nhiệt.”

Có lẽ bệnh nhân tuyệt vọng này đã hiểu sai ý bác sỹ Courtney. Hoặc có lẽ ông đã bị  luận điệu của Courtney làm cho hiểu sai lệch rằng ăn cannabinoid dạng axit là cách tốt nhất để sử dụng cần sa cho mục đích điều trị.

Không có nhiều bằng chứng khoa học về các cannabinoid dạng axit nói chung và CBD dạng axit nói riêng. Từ những gì chúng ta đã biết, các hợp chất này có giá trị chữa bệnh và ép cần sa có thể giúp ích cho những người mắc ung thư và các bệnh khác. Nhưng làm thế nào có được những lợi ích này là một điều không hoàn toàn rõ ràng.

Một lợi thế của việc ăn cần sa tươi là bạn hấp thụ được gần như toàn bộ các terpen dễ bay hơi và rất nhiều chất diệp lục. (Chất Terpen odiferous cũng có những đặc tính trị bệnh.) Ép trái cây và rau hữu cơ, đặc biệt là rau lá xanh, là một thực hành y tế tích cực, ngay cả khi cần sa không phải là thành phần của hỗn hợp.

Có rất nhiều cách thức hiệu quả để sử dụng cần sa y tế. Đối với liệu pháp cannabinoid, chúng ta cần linh động chứ không nên máy móc rập khuôn theo chỉ một cách.

Nguồn: alternet

Dịch giả: Minh Hạnh

Xem thêm: Câu chuyện cần sa y tế điều trị bệnh ung thư

Xem thêm: Góc nhìn mới về cannabis tại Việt Nam – HempToday Podcast

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC



    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    10 dieu du khach can biet ve can sa o Thai Lan
    # Cần Sa Y Tế

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan. Việc trồng cần sa là hợp pháp nhưng phải đăng ký vào ứng dụng “PLOOK GANJA” của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hoặc thông qua trang web của chính phủ.

    Đọc thêm
    Luat ve luu tru cung cap san xuat va mua ban gai dau va Can sa voi muc dich y te va giai tri theo tung tieu bang o Uc
    # Bài dịch

    Luật về lưu trữ, cung cấp, sản xuất và mua bán gai dầu và cần sa với mục đích y tế và giải trí theo từng tiểu bang ở Úc (cập nhật năm 2023)

    Luật về trồng trọt và sử dụng gai dầu, cần sa trong y tế và giải trí được quy định khác nhau tuỳ khu vực tiểu bang của nước Úc. Sau đây là những thông tin chi tiết về luật đối với cần sa và gai dầu dùng trong y tế và giải trí ở […]

    Đọc thêm
    Phong van bac si Ondrej Slama chuyen khoa ung buou va cham soc giam nhe ve tiem nang su dung can sa y te trong dieu tri ung thu
    # Bài dịch

    Phỏng vấn bác sĩ Ondřej Sláma chuyên khoa ung bướu và chăm sóc giảm nhẹ về tiềm năng sử dụng cần sa y tế trong điều trị ung thư

    Bác sĩ Ondřej Sláma là trưởng khoa cấp cứu chăm sóc giảm nhẹ tại viện ung bướu Masarykov – cơ sở lớn nhất điều trị ung thư tại Cộng hòa Séc. Ông thường sử dụng cần sa trị liệu trong quá trình chăm sóc những bệnh nhân mắc bệnh nan y. Ông là một trong những người tiên phong việc ứng dụng cần sa trong điều trị giảm đau và điều trị ung thư tại Cộng hoà Séc.

    Đọc thêm
    Chat Messenger