Mỏ vàng xanh
Các nông dân bán thân cây cho nhà máy dệt sợi để tạo ra loại vải chất lượng cao, lá cây được bán cho công ty dược phẩm để làm thuốc, và hạt được bán cho công ty thực phẩm để chế biến thành những sản phẩm như dầu ăn, đồ uống, và thức ăn nhẹ.
Mỗi hecta gai dầu đem lại hơn 10.000 tệ (gần 35 triệu đồng). So với số tiền chỉ khoảng vài nghìn tệ thu về từ mỗi hecta các loại cây trồng khác (như ngô), cây gai dầu quả là một mỏ vàng xanh đối với những nông dân này.
Một bài báo đăng trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đã tiết lộ chuyện nhà chức trách của tỉnh làm ngơ đối với hoạt động sản xuất gai dầu trước khi có quyết định hợp pháp hóa và những quy định cụ thể vào năm 2016. Còn có một khu vực canh tác quy mô lớn khác nằm ở tỉnh Vân Nam, tại đây đã có những quy định cho hoạt động sản xuất gai dầu kể từ năm 2003.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, 2 khu vực nói trên chiếm tới khoảng một nửa diện tích canh tác cần sa/gai dầu thương mại hợp pháp của toàn thế giới. Nhờ đó, Trung Quốc đã lặng lẽ trở thành một siêu cường trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất loài thực vật này.
Không có những số liệu chính thức về số lượng cần sa/gai dầu Trung Quốc sản xuất mỗi năm nhưng các trang trại đang nở rộ – cả về mặt thương mại lẫn sử dụng chất bất hợp pháp. Sự tăng trưởng này có được phần nào nhờ có những nhà khoa học được chính phủ hậu thuẫn về kinh tế – họ đã tiến hành nghiên cứu loài cây này để phục vụ cho quân đội, bao gồm những công dụng để làm thuốc và vải để may quân phục.
Trong hàng thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã phát triển được nhiều giống lai đa dạng, không chỉ sống được mà còn tăng trưởng mạnh mẽ trong những môi trường phức tạp của Trung Quốc, từ những điều kiện vùng Cực tại Hắc Long Giang cho đến sa mạc Gobi Nội Mông hay vùng cận nhiệt đới của Vân Nam.
Ngành công nghiệp này đem lại lợi nhuận rất cao, do đó cũng đã xuất hiện nhiều trang trại cần sa và gai dầu trái phép trên khắp đất nước, đặc biệt là tại tỉnh Cát Lâm và Nội Mông – những địa điểm này đã bị Bộ Công an Trung Quốc khám phá.
Di sản
Trong nhiều thế kỷ, loài cannabis sativa (bao gồm các giống cần sa sativa và gai dầu) đã được canh tác tại Trung Quốc, chủ yếu để thu hoạch những thớ sợi chắc khỏe để làm ra dây thừng, vải, và giấy. Nhưng loài cây này còn có một lịch sử lâu đời hơn nữa: những tấm vải gai dầu có niên đại trên 3400 năm đã được tìm thấy trong những lăng mộ của triều Thương tại tỉnh Hà Bắc – người ta tin rằng loại sợi này đã được sử dụng như một thành phần cơ bản của các dạng giấy cổ xưa nhất được tạo ra trên đất nước này.
Tương tự những khu vực khác trên thế giới, hạt và lá cần sa/gai dầu đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc, song cũng kèm theo cảnh báo về các tác dụng phụ. Thần Nông Bản Thảo Kinh, một dược thư được biên soạn vào khoảng thế kỷ I hoặc II sau Công nguyên, có những ghi chép như sau:
Một người sẽ nhìn thấy bóng ma sau khi sử dụng quá liều, [và] chạy vòng vòng như điên… Sau một thời gian dài sử dụng với liều lượng vừa phải, [người đó] sẽ có được khả năng giao tiếp với thần linh.
Luật cấm tại Trung Quốc
Nhưng lịch sử lâu đời đồng hành với cần sa/gai dầu đó đã sớm tan thành mây khói. Điều này đã xảy ra sau sự thành lập của nhà nước Cộng hòa Nhân dân, khi chính quyền do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã xếp cần sa vào nhóm những chất ma túy bất hợp pháp và đặt ra một số điều luật hà khắc nhất thế giới.
Người nào tàng trữ cần sa với số lượng trên 5 kg lá đã qua chế biến, 10 kg nhựa, hoặc 150 kg lá tươi có khả năng đối mặt với án tử hình, theo Bộ luật Hình sự Trung Quốc. Bất chấp những điều luật hà khắc, nhà chức trách vẫn thường làm ngơ cho nông dân tự ý canh tác các giống cần sa (gai dầu) có hàm lượng THC thấp bởi vì chúng là một nguồn thu nhập quan trọng đối với một số nông dân.
Trên diện rộng, nông dân đã được miễn tội trong những cuộc truy quét ma túy, nhưng tại một số khu vực, chẳng hạn như Tân Cương, lệnh cấm đối với loài cây này (ngay cả với những giống có hàm lượng THC thấp) vẫn được thi hành một cách nghiêm ngặt, do những quan ngại về vấn đề lạm dụng ma túy trong khu vực này.
>>>>> Đọc thêm các bài viết về cần sa y tế
Đơn Vị Tài Trợ: