11 Loại thảo mộc thổ dân Mỹ đã dùng để chữa các loại bệnh

Bộ lạc Cherokee là những thổ dân trước kia đã sinh sống tại vùng Đông Nam nước Mỹ. Họ tin rằng Đấng Sáng Tạo đã ban tặng cho họ một món quà, đó là sự hiểu biết và cách thức sử dụng các loại thảo mộc để chữa bệnh. Người Cherokee đặt niềm tin vào những đặc tính phòng ngừa và chữa trị bệnh tật của những loài thực vật có trong tự nhiên.

Bộ lạc Cherokee đã trau dồi và hoàn thiện các kỹ thuật thu hái các loài thảo dược. Các già làng đã truyền dạy rằng chỉ nên thu hái một phần ba số lượng cây mà họ tìm thấy. Điều này nhằm đảm bảo các loại thảo dược sẽ còn đủ số lượng và tiếp tục sinh sôi.

Chúng tôi đã tập hợp lại một danh sách các loại thảo dược mà bộ lạc Cherokee trước kia thường sử dụng cho bản thân và làm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, trước khi đi sâu vào đặc tính của từng cây thuốc, chúng tôi phải cảnh báo bạn rằng chúng có thể khá mạnh và nguy hiểm nếu không được sử dụng một cách hợp lí.

Hãy nhớ rằng những thầy lang Cherokee là những người dày dạn kinh nghiệm vì họ đã trải qua hàng nhiều thế kỷ thực hành. Hơn nữa, việc hiểu được giá trị của các loại thảo dược công hiệu này là điều vô cùng quan trọng, vì thế bạn nên biết trân trọng khi hái chúng.

Dưới đây là những loại cây thuốc có lợi ích y học đáng kinh ngạc được thổ dân sử dụng:

1. Gừng hoang/Big Stretch ( tên khoa học: Asarum canadense)

wildginge

Bộ lạc Cherokee tin rằng rễ của cây gừng hoang (tên khoa học: Asarum canadense) chế thành dạng trà loãng giúp tăng khả năng tiêu hóa thức ăn, và điều trị các vấn đề về dạ dày, đau bụng, đầy hơi. Tương tự, nước trà gừng hoang đặc sẽ giúp thải toàn bộ khí độc còn tồn trong phổi.

Một bộ lạc khác có tên là Meskwaki đã chữa được các nhiễm trùng tai bằng cách sử dụng bột nghiền, hoặc nước ngâm từ thân cây gừng dại. Bộ thân rễ của gừng hoang có tác dụng tăng cường nhiều hơn nữa, có thể áp dụng trong nhiều bài thuốc tùy theo cách bạn chuẩn bị.

2. Hoa chim ruồi (Hummingbird blossom/buckbrush)

Ceanothus cuneatus 2

Hoa chim ruồi (tên khoa học là Ceanothus cuneatus) từ lâu đã được bộ lạc Cherokee dùng để trị bệnh u nang, u xơ, chứng viêm, và các vấn đề về miệng/cổ họng. Nghiên cứu ngày nay cũng kết luận rằng loại dược thảo này rất tốt trong điều trị cao huyết áp và tắc nghẽn hệ thống bạch huyết.

Người Cherokee chủ yếu dùng hoa chim ruồi làm thuốc lợi tiểu nhằm kích thích chức năng thận, tuy nhiên nó cũng được dùng để điều trị các bệnh:

  • Viêm amiđan
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Chứng lách to
  • Bệnh trĩ
  • Rong kinh

Để đạt được hết những ích lợi từ cây hoa hummingbird, người Cherokee thường đun cả lá và hoa trong nước sôi khoảng 5 phút sau đó uống nước trà khi nó còn ấm.

3. Cây khúc khắc (cây măng leo)

100 5311Rễ của loại cây khúc khắc (tên khoa học: Smilax rotundifolia) có rất nhiều tinh bột giàu calorie, nhưng có một vị khá lạ. Thân và lá cây chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin. Rễ cây có kết cấu dạng bột dẻo của cây, có thể sử dụng để ăn như khoai tây.

Loài cây này đã được dùng như một loại thuốc lợi tiểu nhẹ trong trường hợp nhiễm trùng tiết niệu và giúp làm sạch máu. Vỏ và lá cây được pha chế để làm thuốc mỡ chữa lành vết bỏng và vết thương nhỏ.

Lá cây cũng có thể thêm vào trà để điều trị viêm khớp, và những quả mọng có thể ăn tươi, hoặc để làm mứt.

4. Cây bạc hà hoang

wild mint 02

Bạc hà rất phổ biến trong văn hóa ngày nay và thường được dùng làm trà. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết rằng bạc hà chứa rất nhiều đặc tính chống oxy hóa. Nó chứa magiê, canxi, vitamin C, vitamin A, kali photpho và chất xơ!

Người Cherokee dùng loại bạc hà hoang (tên khoa học: Mentha arvensis) để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Lá cây có thể được nghiền nhỏ, dùng để chườm lạnh, làm thuốc thuốc mỡ, hay thậm chí được thêm vào bồn tắm để làm dịu vùng da bị ngứa.

Những thầy lang Cherokee sử dụng hỗn hợp gồm thân và lá bạc hà hoang xay nhuyễn để giảm huyết áp. Phụ nữ đang cho con bú và núm vú bị nứt nẻ có thể dùng nước bạc hà để rửa, bôi tại chỗ.

5. Cây mâm xôi  (tên khoa học: Rubus fruticosus)

wilblackberry

Đây được xem như đơn thuốc được biết đến nhiều nhất để điều tức bụng. Ngoài ra nó còn có rất nhiều lợi ích y tế khác:

Nhai lá mâm xôi được cho là giúp làm giảm chảy máu chân răng. Bạn có thể làm xirô ho bằng cách sắc nước rễ cây mâm xôi, cho thêm mật ong hay xirô cây thích (cây phong) vào để làm tạo độ ngọt. Nước trà đặc từ rễ có tác dụng giảm sưng khớp và mô.

Những quả mâm xôi kì thú này rất giàu chất bổ sung thiết yếu như vitamin A, vitamin C, vitamin B6, vitamin E, vitamin K, vitamin B2, vitamin B1, axit folic, và niaxin, magie, kẽm, canxi, kali, sắt và phốt-pho. Hơn nữa, nó còn dồi dào các axit amin và chất xơ cần thiết.

Một số lợi ích khác của quả mâm xôi:

  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Ngăn ngừa vỡ tế bào nội mô
  • Cảnh báo bệnh ác tính
  • Tăng cường sức khỏe cho tim
  • Tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa

6. Hương bồ thảo

cattails glen

Hương bồ thảo (tên khoa học: Typha latifolia) được xem như một vị thuốc phòng bệnh hiệu quả. Nó được cơ thể tiêu hóa dễ dàng, đẩy nhanh khả năng hồi phục sức khỏe sau nhiều loại bệnh. Ngoại trừ hạt và lá già, các bộ phận khác của loại thảo dược này đều có đặc tính y tế. Rễ của cây rất giàu tinh bột và cây đực chứa nhiều phấn hoa.

Bạn có thể nấu cây tương tự như khoai tây – nghiền nhuyễn và đun sôi. Kết quả ta được một dạng bột nhão dùng để chữa các vết bỏng và lở loét. Ngoài ra, phấn hoa của cây rất giàu protein nên có thể trộn chung với bột để nướng bánh.

Hoa của loài cây này có thể giúp trị tiêu chảy. Tương tự, bạn có thể sử dụng phần lông tơ của hoa với một phương pháp cụ thể để ngăn ngừa dị ứng da, cũng như hăm tã ở trẻ sơ sinh.

7. Ngô thù du (Qua lo ga)

sumac

Mọi phần của ngô thù du (tên khoa học: Rhus coriaria) đều có giá trị y học! Nước sắc loãng từ vỏ cây có thể giảm nhẹ chứng tiêu chảy và dùng để xúc miệng giúp giảm viêm họng. Quả chín có thể làm thức uống dễ chịu giàu vitamin C. Trà từ lá cây giúp giảm sốt.

Bạn có thể nghiền nhuyễn lá cây để làm thuốc mỡ giúp giảm ngứa rát do cây sơn độc. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Iranian Journal of Pharmaceutical Research, thêm ngô thù du vào khẩu phần ăn mỗi ngày sẽ giúp hạ thấp mức cholesterol trong máu.

8. Jisdu Unigisdi (Hoa hồng dại)

WildPrairieRose

Quả của cây hoa hồng dại (tên khoa học: Rosa virginiana) rất giàu vitamin C, mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh cúm và cảm lạnh thông thường. Người Cherokee dùng quả của cây để pha thành trà loãng, có tác dụng kích thích chức năng thận và bàng quang.

Nước sắc từ cánh hoa làm dịu viêm cổ họng, đồng thời cũng trị chứng tiêu chảy. Và bạn cũng có thể chế biến một loại mứt ngon từ cánh hoa.

9. Cây thảo bản bông vàng

mullein

Cây thảo bản bông vàng (tên khoa học: Verbascum thapsus) dùng để giảm bệnh hen suyễn và tắc nghẽn ngực. Theo bộ lạc Cherokee, hút khói từ rễ và lá cây cháy có một tác dụng kì diệu để làm dịu phổi và làm thông các đường khí.

Loài cây này có tác dụng rất tốt trong việc làm dịu niêm mạc. Bạn có thể sắc thành nước ấm và ngâm chân để giúp giảm sưng và đau khớp. Với đặc tính chống viêm, cây sẽ giúp làm dịu vùng mô bị đau hay sưng tấy. Hoa thảo bản bông vàng có thể được dùng để chế biến trà có tác dụng an thần nhẹ.

10. Dương đề nhăn (Kawi Iyusdi)

Yellow Dock Rumex Crispus Overview Health Benefits Side effects 2

Dương đề nhăn (tên khoa học: Rumex obtusifolius) là một nguyên liệu phổ biến trong nhà bếp. Nó tương tự như rau spinach, chứa nhiều khoáng chất và vitamin. Rễ của cây ăn sâu trong lòng đất chứa rất nhiều chất bổ sung.

Lá cây chứa hàm lượng sắt cao và có công dụng như thuốc xổ. Nước sắc từ thân cây giúp đỡ ngứa, vết thâm nhỏ hay hăm tã. Đồng thời, nước sắc từ rễ cây giã nát có đặc tính làm sạch và có thể dùng như một loại nước để giặt giũ.

11. Cỏ thi

Yarrow Flowers

Cỏ thi (tên khoa học: Achillea millefolium) được biết đến với đặc tính làm đông máu. Lá cây tươi nghiền nhuyễn đắp lên vết thương hở sẽ ngăn chặn sự chảy máu quá mức.

Hỗn hợp nước ép cỏ thi cùng với nước suối có công dụng ngăn xuất huyết dạ dày và chữa các bệnh đường ruột. Bạn có thể dùng lá cây để pha trà, có tác dụng kích thích chức năng dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa.

Cỏ thi cũng giúp điều trị các vấn đề liên quan đến thận và bàng quang. Nó còn có tác dụng kì diệu để điều trị nứt nẻ bàn tay và nhiều dạng da kích ứng khác.

Nguồn:  alternativenewsnetwork

Dịch giả: Sombrio

Xem thêm: Câu chuyện cần sa y tế điều trị bệnh ung thư

Xem thêm: Góc nhìn mới về cannabis tại Việt Nam – HempToday Podcast

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC



    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    Hon mot phan ba chu vat nuoi o Dan Mach cho cho cua ho dung CBD
    # News / Tin tức

    Hơn 1/3 chủ vật nuôi ở Đan Mạch cho chó của họ dùng CBD

    Trong một nghiên cứu mới, 38% người nuôi chó được khảo sát ở Đan Mạch cho biết đã cho chó con uống cannabinoids, với 77% cho biết ít nhất có một số ‘tác dụng tích cực’.

    Đọc thêm
    Can sa y te la phuong phap dieu tri thay doi cuoc song cho nhung nguoi mac hoi chung Tourette
    # News / Tin tức

    Cần sa y tế là “phương pháp điều trị thay đổi cuộc sống” cho những người mắc hội chứng Tourette

    Nghiên cứu xác nhận rằng sự kết hợp giữa THC và CBD giúp giảm tới 50% chứng giật cơ. Những phát hiện này – cho thấy sự giảm đáng kể về mặt lâm sàng – được công bố trên tạp chí Tạp chí Y học New England: Bằng chứng.

    Đọc thêm
    NASDA da tai khang dinh su ung ho cua ho de nang gioi han THC doi voi cay gai dau len 10
    # News / Tin tức

    NASDA tiếp tục hỗ trợ tăng giới hạn THC 1,0% cho cây gai dầu

    NASDA đã tái khẳng định sự ủng hộ của họ để nâng giới hạn THC đối với cây gai dầu lên 1,0%. Ngành công nghiệp cần sa của Hoa Kỳ (US) đã phải đối mặt với những thách thức liên quan đến giới hạn tetrahydrocannabinol (THC) được đặt ra từ Dự luật Nông trại năm 2014 và sau đó vẫn được duy trì trong Dự luật Nông trại năm 2018 [1].

    Đọc thêm
    Chat Messenger