Cây cần sa đã được sử dụng như thuốc chữa bệnh từ hàng ngàn năm nay bởi người cổ đại La Mã, Hy Lạp và Ai Cập; người Ấn Độ, Assyria, Trung Quốc và thế giới Ả Rập cổ đại nói chung. Các nền văn hóa cổ đại đã nhận thức được rõ ràng tiềm năng điều trị của cần sa, những điều này đã tồn tại trước cả những tia sáng đầu tiên của khoa học hiện đại như chúng ta biết tới ngày nay.
Ngày nay, chúng ta đang học nhiều hơn và nhiều hơn tất cả tổ tiên của chúng ta về cây cần sa và các cannabinoids, về cách chúng làm việc, và các những lợi ích và tác hại của việc sử dụng chúng như một loại thuốc chữa bệnh. Điều thú vị là, chúng ta có thể đi xa tới mức này là nhờ vào những ghi chép của tổ tiên chúng ta từ các nền văn minh cổ đại. Ví dụ, một câu chuyện dân gian của một nhà lãnh đạo Ả Rập, người bị bệnh động kinh và đã được chữa khỏi bằng cây cần sa, điều này giúp cho các nhà nghiên cứu về cần sa thực hiện các thí nghiệm trên người bị động kinh, để xem liệu cần sa thực sự có thể giúp họ.
Những nhà nghiên cứu đầu tiên về cây cần sa, đáng chú ý nhất là giáo sư Raphael Mechoulam, đã dựa trên kiến thức cổ xưa để khởi động những tìm kiếm khoa học đúng đắn về cây cần sa và các cannabinoids, rồi tiếp tục mở rộng, phát triển cho đến ngày nay. Sau một khoảng thời gian ngắn, nghiên cứu quan trọng nhất đã được thực hiện, và Giáo sư Mechoulam đã trở thành người đầu tiên tách được tinh dầu THC từ nhựa cần sa.
1964 – ‘Cô lập và kiểm định cấu trúc hóa học của THC – tinh dầu duy nhất gây hiệu ứng HIGH được biết tới trong nhựa cần sa (Hashish).’
(1964 – ‘Isolation, Structure, and Partial Synthesis of an Active Constituent of Hashish’)
Delta-9-tetrahydrocannabinol lần đầu tiên cô lập, và cấu trúc phân tử của nó được kiểm định bởi giáo sư Raphael Mechoulam và Tiến sĩ Yechiel Gaoni tại Viện Khoa học Weizmann, Israel. Theo Giáo sư Mechoulam, nhựa cần sa (hashish) do ông và nhóm của ông đã sử dụng trong nghiên cứu được lấy từ cảnh sát, lúc đầu bất hợp pháp và không có giấy phép sử dụng. May mắn ông đã không bị trừng phạt vì điều này, phát hiện này đã đánh dấu sự khởi đầu của các nghiên cứu về cannabisnoids hiện đại.
1980 – ‘Thử nghiệm lâm sàng hiệu quả của tinh dầu CBD trên bệnh nhân động kinh tình nguyện’
(1980 – ‘Chronic administration of cannabidiol to healthy volunteers and epileptic patients’)
Được thực hiện bởi giáo sư Mechoulam và nhóm của ông, đây là nghiên cứu được lấy cảm hứng từ một câu chuyện dân gian của một nhà lãnh đạo Ả Rập, người bị bệnh động kinh và đã được chữa khỏi bằng cây cần sa. Đây chỉ là một nghiên cứu nhỏ, nhưng nó là thử nghiệm lâm sàng duy nhất được tiến hành trên con người trên chủ đề ‘Hiệu quả của tinh dầu cần sa CBD đối với căn bệnh động kinh’. Trong số 8 bệnh nhân động kinh tham gia thử nghiệm, 4 bệnh nhân đã khỏi hẳn hoặc gần như khỏi hẳn, 3 đã thấy một số cải tiến, và 1 thấy không có hiệu lực. Không có bất cứ tác dụng phụ nguy hiểm nào được ghi nhận.
…Cho tới gần đây (năm 2015):
NGHIÊN CỨU LỚN NHẤT VỀ CẦN SA VÀ BỆNH ĐỘNG KINH CHỈ RA HIỆU QUẢ CỦA CẦN SA: http://cannabisvietnam.org/nghien-cuu-lon-nhat-ve-can-sa-va-benh-dong-kinh-da-cho-ra-ket-qua/
1986 – ‘Cannabinoids như thuốc chữa bệnh’
(1986 – ‘Cannabinoids as Therapeutic Agents’)
Được diễn giải bởi Giáo sư Mechoulam, công việc quan trọng này đã kéo theo những nghiên cứu khoa học về cannabinoids vào thời điểm đó, cũng như đặt ra một câu hỏi quan trọng – “Có phải chúng ta đang để lỡ một điều gì đó?”
Tại thời điểm này (năm 1986), thế giới khoa học đã vẫn chỉ nghiên cứu những ảnh hưởng của phyto-cannabinoids (cannabinoids từ cây cần sa), và chưa hiểu rõ hai câu hỏi: Tại Sao? Như thế nào? liên quan tới cách mà cần sa tác động lên cơ thể con người. Điều này đã sớm thay đổi …
1990 – ‘Hiệu ứng lập thể của 11-OH-Δ8-tetrahydrocannabinol-dimethylheptyl để ức chế adenylate cyclase và liên kết với các thụ thể cannabinoid’
(1990 – ‘Stereochemical effects of 11-OH-Δ8-tetrahydrocannabinol-dimethylheptyl to inhibit adenylate cyclase and bind to the cannabinoid receptor’)
Giáo sư Allyn Howlett đã khám phá, lần đầu tiên, các thụ thể CB1 ở người. Phát hiện trọng yếu này cho thấy có sự tồn tại của một hệ thống trong cơ thể con người cho phép các cannabinoids kết nối tới khi chúng xuất hiện trong cơ thể con người, phát hiện này đã gây ra một cuộc chạy đua trong giới khoa học để khám phá ra các cannabinoids nội sinh khác trong cơ thể người có hoạt động trên cùng hệ thống này, vì không thể có trường hợp con người (và tất cả các động vật có vú) có một hệ thống sinh học được thiết kế chỉ để đón nhận các hợp chất (phyto-cannabinoids) được tìm thấy trong cần sa (có nguồn gốc bên ngoài cơ thể con người). Điều này phần nào trả lời câu hỏi “Có phải chúng ta đang để lỡ một điều gì đó?”, nhưng chưa hoàn chỉnh.
1992 – ‘Cô lập và xác nhận cấu trúc hóa học của một thành phần não liên kết với các thụ thể cannabinoid ‘
(1992 – ‘Isolation and structure of a brain constituent that binds to the cannabinoid receptor’)
Mechoulam, Lumír Hanus, Roger Pertwee, Bill Devane, và những người khác khám phá ra Anandamide – là các cannabinoid nội sinh đầu tiên được biết đến. Sau nhiều năm cố gắng, và lo lắng về việc bị đánh bại bởi các phòng thí nghiệm khác, Anandamide cuối cùng đã được phát hiện bởi Bill Devane. Vào thời điểm bắt đầu tìm kiếm của họ, Raphael Mechoulam đã nói với Devane rằng nếu anh ta phát hiện ra cannabinoid nội sinh, anh ta sẽ đặt tên cho nó. Vì vậy, thay vì gắn bó với tên hóa học thực tế – Arachidonoyl Etanolamit – Devane đã đặt tên các phân tử này là Anandamide, dựa trên tiếng Phạn Ananda, có nghĩa là niềm vui hay hạnh phúc. Sáu năm sau khi Mechoulam đặt những câu hỏi đầu tiên, các nhà khoa học cuối cùng đã biết những gì chúng ta đã bị bỏ lỡ.
1993 – ‘Mô tả đặc điểm phân tử của một thụ thể ngoại vi cần sa’
(1993 – ‘Molecular characterization of a peripheral receptor for cannabinoids’)
Một nhóm các nhà khoa học từ Cambridge phát hiện ra một loại thứ hai của thụ thể cannabinoid – các thụ thể CB2, không giống như các thụ thể CB1, thụ thể CB2 được tìm thấy trên khắp cơ thể chứ không chỉ bị hạn chế (tập trung) trong não. Việc phát hiện ra các thụ thể này đã giúp giải thích về hiệu ứng được xác minh của các cannabinoids trên hệ thống miễn dịch, mà trước đó đã được coi là một bí ẩn.
1995 – ‘Hiệu quả chống nôn của cannabinoid trong điều trị ung thư ở trẻ em’
(1995 – ‘An efficient new cannabinoid antiemetic in pediatric oncology’)
Raphael Mechoulam & Aya Abrahamov quyết định thử nghiệm hiệu quả của cần sa để chống buồn nôn (chống nôn) trên những trẻ em đang điều trị ung thư, vốn đã được ghi nhận trong lịch sử nhưng chưa bao giờ được thử nghiệm một cách khoa học. Các tác dụng phụ của điều trị ung thư bao gồm buồn nôn nặng và thường là cực kỳ đau thương cho bất cứ ai lựa chọn cách điều trị này (hóa, xạ trị), đặc biệt là ở trẻ em. Nghiên cứu “mù đôi” (double-blind controlled study) bước đầu được tiến hành với một nhóm trẻ em không được nhận THC trong quá điều trị ung thư của họ. Sau một tuần, nghiên cứu này đã được sáng tỏ, tại nhóm trẻ em được nhận THC, ảnh hưởng của THC trên nhóm trẻ em này rất tích cực, và họ đã bắt đầu tiến hành thực hiện điều này cho tất cả các trẻ em trong nghiên cứu. Họ phát hiện ra rằng 2-3 liều THC mỗi ngày giúp trẻ em ngừng nôn hoàn toàn, và không có bất kỳ tác động nào tới hành vi (without any psychoactive effects).
2004 – ‘Xơ cứng cột bên teo cơ (ALS): trì hoãn sự tiến triển bệnh ở chuột bằng cách xử lý với một cannabinoid’
(2004 – ‘Amyotrophic lateral sclerosis: delayed disease progression in mice by treatment with a cannabinoid’)
Xơ cứng cột bên teo cơ (Amyotrophic Lateral Sclerosis), thường được biết đến ở Anh như bệnh Động cơ thần kinh (Motor Neurone Disease), là một bệnh nan y luôn luôn ảnh hưởng tới cuộc sống của nạn nhân (bệnh nhân), và các lựa chọn điều trị sẵn có là rất hạn chế. Cần phải nhấn mạnh rằng nghiên cứu này được tiến hành trên chuột, và không phải là giải pháp chữa trị bệnh ALS, nhưng kết quả đầy hứa hẹn. Những con chuột đã nhận được THC đã sống lâu hơn và ở tình trạng tốt hơn so với những con chuột không được nhận THC, nguyên nhân: THC là chất bảo vệ thần kinh.
2005 – ‘Phòng chống bệnh bệnh Alzheimer bằng cần sa: neuroprotection qua trung gian khóa kích hoạt microglial ‘
(2005 – ‘Prevention of Alzheimer’s disease pathology by cannabinoids: neuroprotection mediated by blockade of microglial activation’)
Bằng chứng về hiệu quả của cần sa trên những người bị bệnh Alzheimer đã tồn tại từ lâu. Nghiên cứu này chỉ là một bước đầu tiên trên con đường dẫn tới sự hiểu biết đầy đủ về mối quan hệ giữa cần sa và bệnh Alzheimer, cung cấp bằng chứng đủ mạnh để mang lại hy vọng thực sự cho những người mắc chứng bệnh này là điều mà cần sa và cannabisnoids có thể làm, hiện tại, cần sa giúp chúng ta phòng chống lại căn bệnh đã đạt đến mức độ dịch bệnh trên thế giới, và sẽ còn tiếp tục tăng khi dân số già đi.
2006 – ‘Một nghiên cứu lâm sàng thí điểm Δ9-tetrahydrocannabinol trên bệnh nhân U não nguyên phát loại glioblastoma multiforme’
(2006 – ‘A pilot clinical study of Δ9-tetrahydrocannabinol in patients with recurrent glioblastoma multiforme’)
THC và CBD từ lâu đã được biết tới với khả năng gây ra cơ chế apoptosis tự huỷ (tiến trình tự huỷ của tế bào đã đạt đến một độ tuổi nhất định hoặc tế bào không còn khoẻ nữa) và các tế bào ung thư chết trong ống nghiệm. Đây là thử nghiệm lâm sàng đầu tiên của con người để nghiên cứu xem THC có thể được sử dụng như thuốc chữa bệnh cho căn bệnh ung thư trong thế giới thực tế hay không. Tất cả các bệnh nhân tham gia đã bị mắc một trong những dạng ung thư hung dữ và khó điều trị nhất trong các dạng ung thư – glioblastoma đa dạng – và đã không còn hy vọng sống sót. Các kết quả của nghiên cứu này khá hỗn tạp, nhưng đã cho thấy rằng THC thực sự có thể ức chế sự phát triển của khối u, ít nhất là tạm thời ở một số bệnh nhân. Như với nghiên cứu về bệnh Alzheimer, mọi thứ vẫn còn ở trong buổi ban đầu và đây là một nghiên cứu rất nhỏ, vì lý do này mà các câu chuyện truyền miệng “chữa trị” bệnh ung thư bằng cây cần sa, vẫn chưa được khoa học công nhận. Tuy nhiên đây là một đột phá trong nghiên cứu , và hy vọng sẽ mở đường cho nhiều thử nghiệm lâm sàng trong tương lai.
2007 – “thụ thể cannabinoid và sự điều chỉnh của khối lượng xương ‘
(2007 – ‘Cannabinoid receptors and the regulation of bone mass’)
Cannabinoids nội sinh và các thụ thể CB2 được phát hiện ở xương bởi Giáo sư Itai Bab. Nghiên cứu này cho thấy rằng cả hai tế bào làm thoái hóa xương của chúng ta, và các tế bào trong đó xây dựng lại chúng, sản xuất Anandamide và thụ thể CB2, cho thấy vai trò quan trọng đối với các hệ thống endocannabinoid trong việc điều chỉnh sức mạnh của xương. Đây là một phạm vi khác, cũng như với bệnh Alzheimer và các căn bệnh tương tự, chúng ta phải nâng cao hiểu biết của chúng ta để đưa cho thế hệ sau những khả năng sống lâu hơn tổ tiên của chúng ta.
Rõ ràng, có hàng trăm nếu không phải hàng ngàn nghiên cứu khác có thể được bao gồm trong danh sách này, nhưng đây là quan điểm của tôi về những khoảnh khắc quan trọng trong nghiên cứu cannabinoid cho đến nay. Nhiều người sẽ xem xét một số các tuyên bố của các nghiên cứu mà tôi đã chọn và nghĩ rằng nó là điều vô lý, vì vậy tôi sẽ kết thúc bằng một câu trích dẫn từ giáo sư Mahmoud A. Elsohly. Phát biểu trong một tài liệu gần đây về công việc của Raphael Mechoulam, ông nói, ám chỉ đến cách mọi người chế giễu những câu chuyện cổ về cần sa y tế:
“[Họ sẽ nói] thật điên rồ, không có một loài thực vật nào có thể làm được tất cả những điều này. Và hiện tại (với sự giúp đỡ của internet) những thông tin sẵn có được phơi bày trước mắt sẽ giúp bạn có thể thực sự tìm hiểu về các tiềm năng to lớn liên quan tới loài thực vật này, cũng như tìm ra sự biện minh (nhân chứng) cho điều đó. ” – Mahmoud A. Elsohly
Ai biết được có những phát hiện gì còn đang được thực hiện? Các khả năng của thần dược này làm sững sờ tất cả mọi người.
Tác giả:
Deej Sullivan
Deej Sullivan is a writer and activist from the UK. He regularly writes on drug policy and politics for NORML UK, the UKCSCs, London Real, Politics.co.uk and his own blog, www.thedomesticextremist.co.uk
Bài liên quan:
– NHÀ NGHIÊN CỨU CẦN SA HÀNG ĐẦU, DR. RAPHAEL MECHOULAM, NHIỆT TÌNH KÊU GỌI THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG CẦN SA Y TẾ TRỰC TIẾP TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ
http://cannabisvietnam.org/nha-nghien-cuu-can-sa-hang-dau-dr-raphael-mechoulam-nhiet-tinh-keu-goi-thu-nghiem-lam-sang-can-sa-y-te-truc-tiep-tren-benh-nhan-ung-thu/
– SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG ENDOCANNABINOIDS
http://cannabisvietnam.org/so-luoc-ve-he-thong-endocannabinoids/
– HƠN 100 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHỨNG MINH: CẦN SA TRỊ UNG THƯ
http://cannabisvietnam.org/1361-2/
– RICK SIMPSON CHỮA BỆNH CHO 5000 BỆNH NHÂN UNG THƯ BẰNG DẦU CẦN SA
http://cannabisvietnam.org/rick-simpson-chua-benh-cho-5000-benh-nhan-ung-thu-bang-dau-can-sa-2/
– CÂU CHUYỆN CỦA RICK SIMPSON – MỘT NHÂN VẬT QUAN TRỌNG TRONG THẾ GIỚI CẦN SA TRỊ LIỆU
http://cannabisvietnam.org/cau-chuyen-cua-rick-simpson-mot-nhan-vat-quan-trong-trong-the-gioi-can-sa-tri-lieu/
– DẦU CẦN SA CHỮA KHỎI UNG THƯ DA (VỚI VIDEO DẪN CHỨNG)
http://www.cannabisvietnam.org/dau-can-sa-chua-khoi-ung-thu-da-voi-video-dan-chung/
– RUN FROM THE CURE – TIẾNG VIỆT – TỰ CỨU LẤY MÌNH – (FULL HD)
http://cannabisvietnam.org/run-cure-tieng-viet-tu-cuu-lay-minh-full-hd/
– CANNABINOIDS TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ: TIẾN TRIỂN VÀ HỨA HẸN
http://cannabisvietnam.org/cannabinoids-trong-dieu-tri-ung-thu-tien-trien-va-hua-hen/
-HỌC VIỆN NGHIÊN CỨU CẦN SA QUỐC TẾ MỞ CỬA TẠI PRAHA – CỘNG HÒA SÉC
http://cannabisvietnam.org/hoc-vien-nghien-cuu-can-sa-quoc-te-mo-cua-tai-praha-tiep-khac/
– CẦN SA CHO THẤY TRIỂN VỌNG MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
http://cannabisvietnam.org/can-sa-cho-thay-trien-vong-moi-trong-viec-dieu-tri-ung-thu/
Nguồn: Medical Marijuana
Dịch giả: Grower Việt
Đơn Vị Tài Trợ: