5 điểm khác biệt cơ bản giữa THC và CBD

Cannabidiol (CBD) và tetrahydrocannabinol (THC) là hai thành phần dầu được tìm thấy nhiều nhất trong cây cần sa. CBD và THC được xếp vào nhóm cannabinoies (tinh dầu cần sa).

Rất nhiều giống cần sa được biết đến với hàm lượng THC rất cao, những giống cần gia có hàm lượng CBD cao ít gặp hơn. Nhưng CBD gần đây đã thu hút được sự quan tâm của bệnh nhân và các tổ chức về cần sa trị liệu, họ tìm kiếm những giống cần sa có hàm lượng CBD nhiều hơn là những giống cần sa có hàm lượng THC cao. Bài này diễn giải sự khác nhau của hai loại tinh dầu này.

Có thể bạn chưa biết: 10 điều thú vị về CBD

 

CBD là gì?

1) The high – hiệu ứng tâm lý của THC và CBD

THC chắc chắn là loại tinh dầu được biết đến nhiều nhất và là thành phần chính cho hiệu ứng tâm lý high não bộ được rất nhiều grower và người dùng tìm kiếm.

CBD không cho hiệu ứng tâm lý, hay nói theo cách khác là CBD không tạo ra hiệu ứng high – chúng thường không được tìm kiếm bởi những người sử dụng cần sa vì sở thích. Tính chất của tinh dầu CBD lôi cuốn những người sử dụng cần sa vào mục đích trị liệu nhiều hơn.

Y học thường ưu tiên những phương pháp chữa bệnh cho hiệu ứng phụ (không mong muốn) thấp nhất, đây là điều kiện quan trọng để đưa cần sa vào sử dụng như thuốc chữa bệnh. Do CBD không gây hiệu ứng phụ nên chúng đã được sử dụng để chữa bệnh cho nhiều trẻ em nhỏ không may bị mắc nhiều căn bệnh khác nhau.

Tham khảo:

– Joshua Stanley Tells How Marijuana Battled A Child’s Epilepsy [Video]

http://www.leafscience.com/2013/10/16/joshua-stanley-tells-marijuana-battled-childs-epilepsy-video/

Trong video ở trên, Joshua Stanley of Colorado’s Realm of Caring đã kể câu chuyện về một bé gái 6 tuổi tên là Charlotte Figi – bệnh nhân của Joshua.

Joshua và 5 người anh em đã gieo trồng một giống cần sa để chữa bệnh động kinh (seizures) cho Charlotte, không có bất cứ hiệu ứng phụ nào. Hiện tại Charlotte không bị bệnh biến (crise) và sống hoàn toàn khỏe mạnh. Nhưng còn có rất nhiều trẻ em khác trên thế giới đang ở trong tình trạng tương tự và không thể sử dụng cần sa trị liệu. Trong bài nói chuyện TED talk này, Joshua Stanley diễn giải tại sao lại có nhiều ý kiến sai lầm về cây cần sa và tại sao trẻ em có thể được chữa trị bằng cần sa trị liệu mà không cần thiết phải get high (hiệu ứng của THC). Hãy xem và chia sẻ!

– Tìm hiểu nhanh về kết quả của những nghiên cứu trên tinh dầu CBD:

Cannabidiol (CBD), một thành phần tinh dầu chính có trong cây cần sa, không gây ra hiệu ứng tâm lý khi sử dụng. Chúng được sử dụng rất nhiều như thuốc chữa bệnh, bao gồm những căn bệnh: Thuốc an thần được dùng để giải tỏa lo lắng, giảm căng thẳng và cáu kỉnh/ chống lại chứng loạn tinh thần (antipsychotique)/ chống lại chứng buồn nôn – nôn mửa/ anti-inflammatory (đặc trị viêm nhiễm).

*Ghi chú: Có rất nhiều chứng bệnh inflammatory, bạn có thể tìm hiểu thêm những căn bệnh viêm nhiễm này trên cơ thể con người/ đông vật tại địa chỉ:

https://en.wikipedia.org/wiki/Inflammation

Con người mặc dù đã biết tới tác dụng của CBD từ lâu nhưng lại có rất ít hiểu biết về những tác dụng phụ của CBD trên cơ thể người và động vật. Những dữ liệu được cập nhật dưới đây đã được thu thập lại từ những tìm kiếm và nghiên cứu trên nhiều website của: Web of Science, Scielo và Medline dựa trên những từ khóa “cannabinoids”, “cannabidiol” và “side effects”.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng CBD không gây nguy hiểm cho những tế bào không biến đổi (non-transformed cells). Chúng cũng không gây ra những thay đổi trên các hoạt động ăn uống, chúng cũng không gây ra (y học) chứng giữ nguyên thế (catalepsy), không có bất cứ tác động hay hậu quả nào đối với sinh lý học của con người (nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ cơ thể), không làm ảnh hưởng tới dạ dày, và ruột. Và chúng cũng không làm biến đổi (giải phẫu) cơ vận động, dây thần kinh vận động và cũng không làm ảnh hưởng tới những hoạt động tâm lý học của con người. Mặt khác, những bệnh nhân bị bệnh kinh niên có thể sử dụng tinh dầu CBD với liều lượng lên tới 1500mg/ ngày.

Ngược lại, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng CBD có thể làm phát sinh một số hiệu ứng phụ (không mong muốn), ví dụ như sự ức chế trao đổi chất của gan (inhibition of hepatic drug metabolism), làm biến đổi những tế bào sống trong ống nghiệm (alterations of in vitro cell viability), làm giảm sút khả năng thụ thai (decreased fertilization capacity), chúng cũng làm giảm sút hoạt động của p-glycoprotein cùng những chất vận chuyển khác (decreased activities of p-glycoprotein and other drug transporters). Tuy nhiên, cần phải có những nghiên cứu khác sâu hơn để có được kết luận chính xác.

2) Anxiety (chứng lo âu, băn khoăn, lo lắng)

THC được biết tới như nguyên nhân gây ra cảm giác lo lắng, khó chịu hay ảo giác đối với một số người sử dụng cần sa. Nhưng CBD được xem như có hiệu ứng trái ngược. Trong thực tế, những nghiên cứu khoa học đã cho thấy CBD hoạt động chống lại chứng lo âu, băn khoăn gây ra bởi THC được sử dụng qua đường ăn, uống (hiệu ứng phụ không mong muốn). Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng CBD giúp giảm chứng lo lắng, lo âu (bệnh tâm lý học) khi được sử dụng với liều lượng phù hợp.

Tham khảo:

– Impact of cannabidiol on the acute memory and psychotomimetic effects of smoked cannabis: naturalistic study:

http://bjp.rcpsych.org/content/197/4/285.long

– Can Marijuana Treat Anxiety Disorders?:

http://www.truthonpot.com/2013/05/23/can-medical-marijuana-treat-anxiety-disorders/

 

3) Antipsychotic (chống lại chứng loạn tinh thần)

Vì không có hiệu ứng tâm lý nên CBD có vẻ chứa đựng những tính chất giúp phòng chống chứng loạn tinh thần. Những người nghiên cứu tin rằng CBD giúp bảo vệ người sử dụng cần sa tránh được hiệu ứng quá high vì CBD trong thực tế làm giảm và kéo dài hiệu ứng của THC trong cơ thể người sử dụng. Nhiều phương pháp chiết xuất đã tách riêng được loại tinh dầu này, hiện tại chúng đang được thử nghiệm như thuốc chữa chứng loạn tinh thần cho những bệnh nhân mắc bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia).

Tham khảo:

– Does Cannabidiol Protect Against Adverse Psychological Effects of THC?:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3797438/

– Drug Made From Cannabis Could Treat Schizophrenia:

http://www.leafscience.com/2014/03/18/drug-made-cannabis-treat-schizophrenia/

 

4) Sleep (giấc ngủ)

Tham khảo:

– Scientists asked the stoners: What type of Pot Helps You Sleep Betters?

https://www.braindecoder.com/the-types-of-pot-that-people-use-to-help-them-sleep-better-1388566156.html?xrs=RebelMouse_fb 

– Marijuana and Sleep-The Facts:

http://www.truthonpot.com/2012/11/03/marijuana-and-sleep/

– Effect of Delta-9-tetrahydrocannabinol and cannabidiol on nocturnal sleep and early-morning behavior in young adults:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15118485

– Sativa vs. Indica: Knowing Your Medicine [Infographic]:

http://www.leafscience.com/2014/08/15/sativa-vs-indica-types-marijuana-infographic/

 

Tiềm năng của CBD và CBN trong việc hỗ trợ giấc ngủ?

Mất ngủ nguy hiểm như thế nào?

5) Legal status (thực trạng luật pháp)

Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có những điều luật rất khắt khe đối với việc sử dụng và sở hữu cây cần sa và tinh dầu THC, nhưng những điều luật về tinh dầu CBD lại thường không được rõ ràng trên phương diện luật pháp. Tại Mỹ, tinh dầu CBD không được hợp pháp hóa về mặt kỹ thuật vì chúng được xếp vào bảng danh mục thuốc chữa bệnh thay thế (phụ) – và được kiểm soát bởi bộ luật của liên bang Mỹ (classified as a Schedule I drug under federal law). Một loại thuốc viên nén trên thị trường tên là Epidiolex có thành phần chính là tinh dầu CBD gần đây đã được kiểm duyệt và đồng ý bởi tổ chức FDA (Food and Drug Administration), chúng đang được thử nghiệm để chữa bệnh cho những trẻ em không may bị mắc bệnh động kinh (severe epilepsy).

Mặt khác, CBD có thể tìm thấy trong cây gai dầu (hemp), và có thể được nhập khẩu, buôn bán hợp pháp tại Mỹ, nhiều công ty đã tận dụng lợi thế này để nhập khẩu vào Mỹ những sản phẩm chiết xuất  từ cây gai dầu có hàm lượng CBD cao từ những nước (khác) canh tác cây gai dầu (hemp).

Tham khảo:

– Scheduling process at DEA – the example of cannabidiol:

http://www.fasebj.org/cgi/content/meeting_abstract/22/1_MeetingAbstracts/711.1

– Epidiolex© is an investigational drug and has not been approved for use by the FDA or any other national regulatory agency:

http://www.gwpharm.com/Epidiolex.aspx

– 5 Differences Between Hemp and Marijuana (5 điểm khác biệt giữa Hemp và Marijuanna – cây cần sa):

http://www.leafscience.com/2014/09/16/5-differences-hemp-marijuana/

What’s Up with the Multi Level Marketing of Hemp-Derived CBD?

http://www.ladybud.com/2014/04/04/whats-up-with-the-multi-level-marketing-of-hemp-derived-cbd/

 

Nguồn của bài này: Truthonpot & Eurekaselect

Dịch giả: Grower Việt

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC


    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    Top 5 san pham CBD ma ban can biet
    # Cannabidiol CBD

    Top 5 sản phẩm CBD mà bạn cần biết

    CBD (Cannabidiol) đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Dưới đây là một số sản phẩm CBD mà bạn cần biết.

    Đọc thêm
    AdobeStock 217932642
    # Cannabidiol CBD

    Thông tin về CBD dành cho bệnh nhân

    Cannabidiol (CBD) là một trong hơn 100 loại cannabinoid tự nhiên được tìm thấy trong cây cần sa và cây gai dầu. Cannabis là tên gọi chung cho cả cần sa và gai dầu. Trên thế giới, có hàng nghìn giống cây cannabis, được phân biệt với cái tên “cây gai dầu” (Hemp) cho các giống có hàm lượng THC nhỏ hơn 0.3%, và “cần sa” (Marijuana) cho các giống có hàm lượng THC lớn hơn 0.3%.

    Đọc thêm
    CBD và máu
    # Cannabidiol CBD

    CBD và máu

    Các nghiên cứu này cùng nhau cho thấy rằng CBD ảnh hưởng đến cả sự sống sót và cái chết của các tế bào bạch cầu, sự di chuyển của bạch cầu và sự kết tập tiểu cầu, có thể là cơ sở cho khả năng của CBD trong việc trì hoãn hoặc ngăn ngừa sự phát triển của các rối loạn tim mạch.

    Đọc thêm
    Chat Messenger