Cần sa có thể tạo ra 8 tỷ bahth (gần 6 nghìn tỷ) cho ngành công nghiệp dược phẩm của Thái Lan vào năm 2025, chuyên gia kinh tế cho biết.
Cần sa có thể trở thành một loại cây trồng kiếm tiền chính ở Thái Lan. Một chuyên gia cho biết, các sản phẩm thuốc làm từ cần sa có thể tạo ra đến 8 tỷ baht (tức 6 nghìn tỷ VNĐ) cho ngành công nghiệp dược phẩm Thái Lan vào năm 2025. Cần sa y tế đã hợp pháp ở Thái Lan trong vòng vài năm qua, nhưng gần đây chính phủ đã đồng ý cho phép các bộ phận của cây có rất ít dấu vết của thành phần “ảnh hưởng đến tâm lý” tetrahydrocannabinol (THC), được áp dụng trong các sản phẩm thuốc y tế và thực phẩm.
Các loại thuốc làm từ cần sa đã được sử dụng như một phương pháp điều trị giảm nhẹ cho một số bệnh nhân ung thư ở Thái Lan. Năm ngoái, gần 1 triệu bệnh nhân đã sử dụng các loại thuốc làm từ cần sa, theo một nhà kinh tế tại Khoa Kinh tế Tài nguyên và Nông nghiệp của Đại học Kasetsart, tiến sỹ Ravissa Suchato.
Theo tiến sỹ Ravissa, người dẫn đầu một nghiên cứu gần đây về tác động kinh tế của việc trồng cần sa thương mại ở Thái Lan, ước tính trị giá khoảng 1,2 tỷ baht (869 tỷ VNĐ) đã được tiêu thụ vào năm ngoái. Nếu mức tiêu thụ trung bình tăng như dự kiến, cần sa y tế có thể tạo ra 8 tỷ baht (gần 6 nghìn tỷ VNĐ) trong vòng 5 năm tới.
“Chúng tôi tin rằng cần sa có tiềm năng lớn như một loại cây trồng hái ra tiền vì sẽ sớm có nhiều bệnh nhân bắt đầu sử dụng các loại thuốc làm từ cần sa.”
Trước đây, các quan chức Thái Lan đã thảo luận về cơ hội thâm nhập thị trường cần sa toàn cầu bằng cách xuất khẩu cần sa y tế, nhưng Ravissa nói rằng Thái Lan vẫn còn một con đường để đi.
“Trên toàn cầu, việc sử dụng cần sa để giải trí đã tăng nhanh hơn rất nhiều so với việc sử dụng cho mục đích y tế. Do đó, triển vọng xuất khẩu các loại thuốc làm từ cần sa từ Thái Lan vẫn còn rất xa.”
Các bộ phận của cây cần sa giàu THC, như búp hoa, vẫn là bất hợp pháp và được xếp vào loại ma tuý danh mục 5. Buôn bán cây cần sa là một tội hình sự nặng. Chỉ trong vài ngày qua, cảnh sát tuần tra biên giới ở tỉnh Đông Bắc Nakhon Pathom đã thu giữ hàng trăm kg cần sa dạng khô và nén được cho là đã được buôn bán qua sông Mê Kông từ Lào và được chuyển đến phía Nam, có thể là sang Malaysia.
Đọc thêm các bài viết về cần sa y tế
NGUỒN: PBS Thái Lan, The Thaiger
Dịch giả: Sadie Pices
Đơn Vị Tài Trợ: