Nam Phi trồng cây gai dầu để cải tạo đất bị bỏ hoang sau khi khai thác vàng 

Một nhà nghiên cứu Nam Phi đang xem xét tiềm năng của việc trồng cây gai dầu để làm sạch đất ở những khu vực bị bỏ hoang sau khi khai thác vàng gây ô nhiễm, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở những địa phương này.

Tiago Campbell, thạc sĩ Khoa học môi trường tại Đại học Witwatersrand, đang nghiên cứu tiềm năng khắc phục hậu quả của các vùng đất bị ảnh hưởng quá trình khai thác khoáng sản vô tổ chức ở các khu vực gần Johannesburg, tỉnh Gauteng. Ô nhiễm xuất phát từ quá trình thoát nước mỏ và sự rò rỉ nước có chứa các ion kim loại nặng, gây nguy hại đến sức khỏe con người và động vật.

Điều để lại sau quá trình khai thác vàng

Các khu vực ô nhiễm nằm trong lòng chảo Witwatersrand, một trong những mỏ vàng lớn nhất thế giới, trải dài 400 km qua các tỉnh Gauteng, Free State và Tây Bắc. Liên đoàn “Vì một môi trường bền vững” của Nam Phi cho biết, có ít nhất 380 khu vực khai thác bị bỏ hoang ở tỉnh Gauteng có nồng độ các ion kim loại nặng và phóng xạ (bao gồm cả asen, cadium, coban, đồng, kẽm và uranim,..) cao hơn nhiều lần ngưỡng cho phép.

Campbell cho biết, cây gai dầu trồng ở các khu vực này, có thể chứa các chất ô nhiễm, không thể được sử dụng làm thực phẩm hay các sản phẩm phục vụ cho đời sống con người, nhưng có thể dùng để làm nguyên liệu cho các sản phẩm thứ cấp khác như nhựa sinh học, sản phẩm ngành dệt may hay vật liệu xây dựng,.. 

Các nhà nghiên cứu người Italy đã gợi ý rằng, cây gai dầu sau khi được trồng để làm cải tạo đất chứa của kim loại nặng có thể được dùng làm vật liệu xây dựng). Không chỉ thế, Campbell cho rằng, việc cải tạo và phục hồi đất ở khu vực này có thể mở rộng thêm diện tích đất định cư cho người dân ở tỉnh Gauteng. 

“Nguồn siêu tích luỹ kim loại nặng”

Nghiên cứu của Campbell đã xác nhận, cây gai dầu là “nguồn siêu tích lũy kim loại nặng”, sau khi so sánh với nhiều loại thực vật khác (bao gồm mù tạt Ấn Độ, lục bình, cỏ linh lăng và hướng dương) về tiềm năng xử lý kim loại nặng. Đặc tính “siêu tích luỹ” của loại cây này được chứng minh trong nỗ lực cải tạo đất vào những năm 1990 của Viện thực vật Bast, Ukraine, ghi nhận khả năng hấp thụ các kim loại nặng như chì, niken, cadmium, kẽm và crom,..

Đọc thêm các bài viết về cây gai dầu

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đã ước tính chi phí kỹ thuật để loại bỏ các kim loại nặng có trong đất nằm trong khoảng từ 20-50% chi phí cần thiết đối với các phương pháp thông thường sử dụng công nghệ vật lý, hóa học hoặc nhiệt. 

Dự án của Campbell, bao gồm các nghiên cứu về sự phát triển và di truyền thực vật của cây gai dầu, đang được tài trợ bởi Đại học Witwatersrand.

Nguồn: hemptoday.net

 

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC


    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    Các cơ quan Hoa Kỳ cảnh báo 7 công ty CBD tuyên truyền các thông tin sai lệch về sức khỏe cộng dồng liên quan dến dại dịch COVID 19
    # Hợp Pháp Hóa

    Cơ quan lập pháp ở nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ cho biết đã đạt được thỏa hiệp về mức THC cho CBD

    Các nhà lập pháp Colorado cho biết họ đã đạt được thỏa hiệp trong các luật được đề xuất mà các bên liên quan lo ngại sẽ đặt ra các giới hạn quá nghiêm ngặt đối với CBD. Kết luận cuối cùng Một điều khoản cơ bản trong dự luật xác định các hợp chất […]

    Đọc thêm
    Các cơ quan Hoa Kỳ cảnh báo 7 công ty CBD tuyên truyền các thông tin sai lệch về sức khỏe cộng dồng liên quan dến dại dịch COVID 19 1 1
    # Hợp Pháp Hóa

    Những thay đổi trong thị trường CBD Vương quốc Anh

    Thị trường cannabidiol (CBD) ở châu Âu sẽ có một sự thay đổi lớn – đặc biệt là ở Vương quốc Anh – diễn biến xung quanh việc CBD được coi là “thuốc” đã gây nhầm lẫn cho người bán một cách hợp pháp dưới dạng thực phẩm bổ sung.

    Đọc thêm
    Cong-hoa-Sec-len-ke-hoach-hop-phap-hoa-can-sa-de-hop-tac-cung-Duc
    # Hợp Pháp Hóa

    Cộng hòa Séc lên kế hoạch hợp pháp hóa cần sa để hợp tác cùng Đức

    Cộng hòa Séc lên kế hoạch hợp pháp hóa cần sa vào năm 2024. Cộng hòa Séc đang từng bước hợp pháp hóa việc người trưởng thành sử dụng cần sa nhằm mục đích phối hợp với Đức để chia sẻ thông tin và các phương pháp hợp lý nhất để điều chỉnh ngành công […]

    Đọc thêm
    Chat Messenger