Liệu cần sa có khiến bạn trở nên lười nhác? Có thể, theo một nghiên cứu mới. Nhưng chỉ khi bạn là một con chuột trong lồng, được cho ăn THC và đường và phải làm những việc vô nghĩa. Các nhà nghiên cứu tại đại học British Columbia đã cho ra một nghiên cứu mới – được đăng trên các tạp chí truyền thông phổ biến – chỉ ra rằng cần sa khiến người dùng lười nhác. Nghiên cứu này huấn luyện 29 con chuột lựa chọn giữa các nhiệm vụ phức tạp hoặc đơn giản thông qua việc nhấn vào công tắc tương ứng. Nhiệm vụ phức tạp, nếu được hoàn thành, sẽ cho những con chuột phần thưởng là đồ ăn đường nhiều hơn là nhiệm vụ đơn giản.
Qua các thông tin truyền thông về nghiên cứu này, bạn có thể sẽ nghĩ rằng các con chuột ngay lập tức trở nên vô dụng, lười nhác, nằm một chỗ ngay khi chúng được cho THC. Hoặc có thể chúng trở nên điên loạn vì cảm giác đói và đắm mình trong đường. Rất khó biết được chính xác kiểu stoner nào chúng muốn trở thành.
Sự thật là, mọi thứ mơ hồ hơn là điều mà tiêu đề tạp chí Daily Mail khiến bạn tin. Trong khi việc một số con chuột trong thí nghiệm sẽ ít có xu hướng chọn những nhiệm vụ phức tạp khi được cấp THC có thể đúng, điều mà các báo cáo báo chí không nhắc tới (mặc dù nghiên cứu trên được đăng tải miễn phí) đó là ngay trước khi được cho thuốc, những con chuột đã được chia thành hai nhóm: ‘chăm chỉ’ và ‘lười nhác’, dựa trên xu hướng lựa chọn nhiệm vụ của chúng.
Những con chuột chăm chỉ nhiều hơn những con lười nhác khoảng 17 – 12 con. Qua nhiều bài kiểm tra, những con chuột chăm chỉ liên tục có xu hướng chọn nhiệm vụ phức tạp hơn là những con thuộc nhóm lười. Nói một cách khác, liên hệ giữa THC và sự lười nhác cơ bản không thuyết phục như những tiêu đề giật gân viết.
Một yếu tố khác không được báo chí nhắc tới, và ít khi được xem xét bởi các tác giả nghiên cứu, đó là môi trường sống của đối tượng thí nghiệm. Các con chuột trong nghiên cứu bị giới hạn lương thực ở mức 14g mỗi ngày và trọng lượng của chúng chỉ ở mức 85% so với khi được cho ăn tự do.
Điều này lại gợi nhớ tới thí nghiệm ‘Công viên chuột’ kinh điển bởi Bruce Alexander vào thập niên 70s, chỉ ra rằng cách hiểu về cơn nghiện của chúng ta hoàn toàn sai lầm. Tiến sĩ Alexander nhận thấy các nghiên cứu về nghiện trước đây sử dụng chuột đều giữ chúng trong lồng trống không, không có kích thích nào ngoài các chất kích thích mà các nhà nghiên cứu tiếp cho chúng. Và hầu hết các con chuột tiếp tục nhận thuốc đến khi chết.
Tiến sĩ Alexander phỏng đoán rằng kết quả này không liên quan tới xu hướng nghiện thuốc như đa số tin, mà nó liên quan tới môi trường sống của các con chuột. Sau đó ông thực hiện lại thí nghiệm tương tự, nhưng lần này ông xây dựng một công viên chuột với đầy đủ tiện nghi cho các vật thí nghiệm. Kết quả vô cùng kì diệu. Những con chuột, giờ đã có mục đích sống, không chọn chìm đắm trong chất kích thích tới chết.
Đương nhiên nghiên cứu mới nhất nói trên không có điểm chung với nghiên cứu của Alexander. Những con chuột đã bị tiêm thuốc hàng ngày này được thí nghiệm xem chúng chọn nhiệm vụ phức tạp hay đơn giản. Nhưng hãy suy nghĩ xem. Nếu tôi là một con chuột trong lồng bị tiêm đủ thứ thuốc, bị bỏ đói và không có gì giải trí, và bị băt thực hiện những nhiệm vụ nhàm chán để kiếm ăn, có lẽ tôi sẽ không có hứng thú với việc làm việc gì nhiều hơn là cần thiết. Cá nhân tôi không chắc đó có gọi là lười nhác không. Đặc biệt là khi chính các nhà nghiên cứu đã thừa nhận rằng các con chuột hoàn toàn có thể thực hiện nhiệm vụ phức tạp, nhưng chúng không lựa chọn thực hiện chúng.
Nguồn: medicalmarijuana.eu
Dịch giả: Thỏ Trắng
Đơn Vị Tài Trợ: