Tại sao nhiều người đang phải nhập viện cấp cứu vì cần sa?

(Denver Post File)

By Josiah M. Hesse, The Cannabist Staff

Các phòng cấp cứu tại những tiểu bang đã hoá hợp pháp cần sa đang bận rộn hơn bao giờ hết với những ca liên quan tới cần. Những bệnh nhân này chỉ là đang quá phê, hay họ có thể thật sự đang gặp nguy hiểm?


Đối với một người dùng cần sa dày dặn, việc nhập viện cấp cứu vì cần sa thật là kỳ lạ.

Không như rượu hay dược phẩm – có hàng trăm ngàn ca phải cấp cứu mỗi năm – chưa từng có ai tử vong vì dùng mỗi riêng cần sa – một sự thật mà cả chính phủ liên bang phải thừa nhận. Quá liều cần sa dạng ăn hay hash-dab (một cách dùng cần sa chiết xuất) có thể mang lại một trải nghiệm kinh khủng, nhưng tới hiện giờ, cách chữa trị chính trong phần lớn các ca về cần sa là thời gian và thư giãn.

nhập viện cấp cứu vì cần sa

Vậy tại sao phải đi đến bệnh viện?

Thống kê gần đây cho thấy số lượng bệnh nhân cấp cứu vì cần sa tăng vọt – nhất là ở những bang hợp pháp cần sa. Như vậy là “thảm hoạ cần sa” mà những người phản đối đã nói trước đây cuối cùng đã thành sự thật? Hay đây chỉ là trường hợp những tay gà mờ không kinh nghiệm, lần đầu tiên thử cần sa, hoảng sợ không biết làm gì nên mới đi thẳng vào bệnh viện?

Tiến sĩ Larry Bedard – cựu hiệu trưởng Cao đẳng Cấp cứu Mỹ – cho biết qua điện thoại: “Lý do phổ biến nhất khi có người cấp cứu vì phản ứng cần sa là sự lo âu,”. “Một phần trong phản ứng lo âu là bạn có cảm giác mình sắp tận số. Vì vậy, rất nhiều người nhập viện nghĩ rằng họ sắp chết, nhưng thật ra họ chỉ đang bị khủng hoảng tinh thần. Điều này rất phổ biến. Nếu đang hút một điếu cần, và đột nhiên bạn không thở được, đột nhiên ngực thắt chặt lại, bạn bắt đầu thấy tê bì, bạn sẽ nghĩ rằng mình đã bị nhiễm độc.

“Vấn đề xảy ra là bạn đang thở quá nhanh, làm thay đổi độ pH trong máu, bạn có thể bị một dạng tetany (hạ canxi máu), đó là lý do mọi người bị tê bì. Cho nên bạn phải làm họ thở chậm lại. Thường người ta chỉ cần được trấn an, nói chuyện để bình tĩnh lại.”

Đây có vẻ là trường hợp tháng Mười năm ngoái khi một người 22 tuổi từ bang Ohio đã gọi 911 để nói anh “phê quá, không còn cảm giác gì cả”, nhưng sau đó lại không chịu chăm sóc y tế khi cảnh sát tìm thấy anh đang ôm những gói Dorito và bánh qui. Tương tự như vậy, cơn ác mộng ăn uống khét tiếng Maureen Dowd tại một khách sạn ở Denver khiến một nhà báo chuyên mục New York Times nghĩ rằng: “Tôi đã chết, và không ai nói tôi biết trước cả.” Sau đó, cô đã nhận ra là mình ăn quá nhiều thứ làm từ THC, Dowd viết: Thì ra vì không phải là người thường hút cần nên tôi kém chịu đựng hơn, mà lẽ ra tôi phải biết trước điều này.”

Lạ lùng là, Bedard nói rằng, ở hạt Marin, California – nơi ông làm bác sĩ cấp cứu suốt hai thập kỷ – “ở hạt đó có  nhiều người dùng cần sa nhất ở bang California”. Tuy nhiên, mặc dù nhiều người dùng cần sa, “trong 20 năm, tôi thấy chưa tới 10 người nhập viện vì lý do chính là cần sa.”

Có vẻ những người đam mê cần sa xưa nay ở hạt Marin County đã quá quen với cảm giác phê. Điều này cộng với khoản ngập ngừng không muốn đi gặp bác sĩ vì sử dụng cần sa trái phép, có thể là lý do vì sao rất ít người đến bệnh viện vì cần.

Tuy nhiên ở Colorado và Washington, nơi cần sa giải trí hợp pháp đã tác động tới những người chưa từng thử cần sa (hoặc đã không dùng trong nhiều thập kỷ), các bác sĩ nói rằng bệnh nhân đến đây một cách thường xuyên hơn.

“Mỗi ngày chúng tôi gặp nhiều ca liên quan đến một số phản ứng với cần sa “, Bác sĩ Chris Colwell – giám đốc khoa hồi sức cấp cứu tại viện y tế Denver nói. “Trước khi hợp pháp cần sa, tôi đi làm cả vài ngày mà chẳng thấy trường hợp nào.”

Bác sĩ Alexander Garrard tại Trung tâm Chất Độc Washington (WAPC) cho biết trong suốt 10 năm qua, tại các bệnh viện ở tiểu bang này, ngày càng gia tăng nhiều sự cố về cần sa, thường tương ứng với những thay đổi về luật pháp, và tại những khu vực có nhiều người lui đến các trạm xá cần sa bán lẻ.

Garrard nói. “Vì ở đây họ hợp pháp, bây giờ có nhiều sản phẩm”, “Có nhiều người dùng cần sa 30 – 40 năm trước đây, bây giờ muốn thử lại. Nhưng ngày nay cần sa mạnh hơn hồi xưa, nên nếu dùng một lượng bằng khi trước, bạn sẽ dễ gặp tác dụng phụ hơn.”

Theo Garrard, vào năm 2012, khi Washington hợp pháp hóa cần sa giải trí, đã có 162 cuộc gọi đến trung tâm chống độc, các trạm xá ở tiểu bang này đã không làm việc đến giữa năm 2014, con số này tăng lên 245. Tính đến tháng 11 trong năm 2015, đã có 238 cuộc gọi đến trung tâm chống độc vì những vấn đề liên quan trực tiếp đến cần sa.

Tương tự, vào năm 2013, ở Colorado, Trung tâm Độc dược Núi Rocky Mountain báo cáo đã có 127 cuộc gọi liên quan đến cần sa, nhưng đến năm 2014 con số đó tăng lên 223. Và tới tháng 10 năm 2015, trung tâm nhận được 188 cuộc gọi về vấn đề này.

Cả hai trung tâm lưu ý rằng tuy những con số này thể hiện một xu hướng chung, nhưng nó lại không cho thấy vấn đề một cách rõ ràng, vì những trường hợp này, người dân hay bác sĩ được gọi vào trung tâm chống độc chỉ để hỗ trợ. Khi bác sĩ biết làm thế nào để xử lý tình huống, anh hay cô ta sẽ không gọi điện nữa.

Vậy tại sao ở Colorado và Washington, người ta lại chấp nhận cho bệnh nhân vào cấp cứu vì cần sa, dù đây chưa bao giờ là vấn đề tại những vùng đã có nhiều người dùng nhiều cần sa?

was8799618
Một đám đông đang đứng nhìn cần sa chia cho mọi người trong phiên chợ cần sa đầu tiên tại một trạm xá cần sa y tế ở Bờ Tây Los Angeles ngày 04 tháng 7, 2014. (Frederic J. Brown, AFP / Getty Images)

Garrard nói qua điện thoại. “Việc gia tăng này có một số lý do. “Vì được hợp pháp nên mọi người thoải mái gọi điện, với lại giờ cũng bày bán nhiều sản phẩm hơn. Vào năm 2015, phần lớn trường hợp nằm ở độ tuổi 13 đến 19, y chang như năm 2012.”

Garrard nói rằng không có dữ liệu chứng minh bệnh nhân đã dùng cần sa lâu hay chưa, dù có những báo cáo lặt vặt nói rằng đây là những người mới tập tành, họ bị bad trip nên mới đến bệnh viện – và, thực chất, đa số giới trẻ đều non nớt trong mọi việc.

Sự gia tăng những món ăn làm từ cần sa (bánh ngọt, bánh quy, soda, v.v) – trước đây vốn là mặt hàng mới lạ đối với các stoner, thì hiện nay lại là trụ cột trong ngành công nghiệp cần sa – chúng có thể hấp dẫn hơn hút điếu cho những người mới làm quen, và những người này thường xuyên dùng nhầm liều khuyến cáo, 20 phút sau không cảm thấy gì cả, rồi sau đó ăn quá nhiều.

Vậy bác sĩ đối phó với tình trạng này thế nào đây?

Ở những trường hợp nguy kịch, Bedard nói họ thường cho bệnh nhân thuốc an thần, như Xanax hoặc Valium (tuy nhiên nếu cơ thể bệnh nhân có chứa cả rượu, họ phải tránh những loại thuốc này vì chúng có thể dẫn đến các vấn đề đe dọa tính mạng). Trong đa số trường hợp, quan trọng là bạn phải nói với bệnh nhânhọ chưa phải chết, phải canh chừng họ đến khi họ thấy khỏe hơn – việc này bạn hay hàng xóm có thể làm được (một người mà vài tuần sau, không gửi bạn một hóa đơn y tế khổng lồ).

p18
Những gói cần sa được dán nhãn dùng cho giải trí tại công ty cần sa Northern Lights, Edgewater. (Seth McConnell, Denver Post file)

Thường thì, nếu một người lơn gặp tác dụng phụ của cần sa, họ không hoàn toàn được nhận vào bệnh viện; các bác sĩ sẽ khám, nhưng bệnh nhân sẽ không ở lại qua đêm. Nhưng với trẻ em và cần sa, đây là chuyện khác – nhất là khi nói đến dạng ăn.

Tiến sĩ Suzan Mazor – Giám đốc khoa chất độc tại Bệnh viện nhi Seattle trả lời trong một email: “Ngày càng có nhiều trẻ 2-3 tuổi ăn phải cần sa (phải nhập viện)”. Theo kinh nghiệm của mình, cô đã thấy những đứa trẻ khi mang vào buồn ngủ, gần như hôn mê, loạng choạng, không nhấc đầu lên nổi, không ăn uống bình thường, phải ở lại bệnh viện để truyền (tĩnh mạch), phải theo dõi chặt chẽ đến khi đứa bé tỉnh lại, đi được, ăn được“.

Mazor nói rằng trường hợp này, họ không cho trẻ dùng thuốc an thần, một phần vì thường thì trẻ đã rất buồn ngủ rồi. Ở đây trẻ sẽ được theo dõi chức năng tim và hô hấp, có thể được truyền oxy, truyền tĩnh mạch hoặc thuốc chống ói.

Vì vậy khi trẻ em ăn nhầm cần sa, bắt buộc phải đưa đến phòng cấp cứu. Dù chưa có báo cáo nào nói rằng trẻ em ăn cần sa bị tử vong, nhưng đầu óc và cơ thể trẻ rất mong manh, nên cần giám sát chuyên môn khi cần sa đi qua cơ thể.

Việc bảo vệ trẻ không cho tiếp xúc với cần sa đã trở thành một lý luận phổ biến trong cuộc chiến chống lại hợp pháp hóa cần sa, và theo thống kê – như một bản tin tháng 7/2015 từ các quan chức y tế tại hạt King, Washington, báo cáo giữa năm 2013 và 2014, ngộ độc do ăn cần sa đã tăng 73%, năm 2014 tăng khoảng 30% cho trẻ từ 5 tuổi trở xuống – con số thống kê này là một viên đạn mạnh mẽ trong chiến dịch này.

Nhưng số liệu trên đây gây khó chịu cho những người ủng hộ cần sa, họ cho rằng con số này đánh giá chưa đúng.

Nhìn kỹ vào dữ liệu được cung cấp bởi Trung tâm Chất Độc Washington, vào năm 2014, đã có 38 trường hợp nhiễm độc ăn của người lớn và trẻ em tại Hạt King, địa hạt đông nhất Washington và Seattle nằm tại đây; 11 trường hợp trẻ từ 5 tuổi trở xuống. Đây là những con số ngộ độc cần sa báo cáo trực tiếp đến WAPC – chưa phải là số lượng người nhập viện.

 p17
Cần sa treo trong phòng sấy khô tại một trạm xá cần sa y tế ở Denver. (Denver Post file)

“Những con số này cho thấy đây không phải là vấn đề nghiêm trọng,” Paul Armentano, Phó Giám đốc Tổ chức Quốc gia về Cải cách Luật Cần sa (NORML) cho biết qua điện thoại. Armentano không nghĩ vấn đề này không đáng quan tâm, nhưng ông lưu ý rằng “trẻ em nhập viện vô ý nuốt những viên bột giặt nhiều hơn là vì ăn nhầm cần sa.”

Giữa năm 2012 và 2013, hơn 17.000 trẻ em dưới 6 tuổi trên toàn quốc gặp tai nạn do nuốt những gói bột giặt màu kẹo.

Armentano cũng chỉ ra rằng thường những dữ liệu dùng trong những chiến dịch này có thể gây hiểu lầm, như trường hợp một nghiên cứu Mạng lưới Cảnh báo Lạm dụng Thuốc cho thấy vào năm 2011, có 455.668 ca nhập viện vì cần sa. Nghe thì nhiều lắm, cho đến khi bạn nhận ra những ca này không phải tất cả đều liên quan trực tiếp đến cần sa – đúng hơn là gần đây bệnh nhân có dùng cần sa.

Họ bán nỗi sợ ở đất nước này,”. “Nỗi sợ có thể mang lại doanh thu dưới dạng trợ cấp, hoặc gây sự chú ý và gây quỹ tài trợ. Chúng ta đang nói đến một sản phẩm không hề có chuyện quá liều gây chết người, và có vô cùng ít độc tính. Cần sa được hàng chục triệu người Mỹ sử dụng, vài trường hợp dùng hàng ngày, có rất ít tác dụng phụ đáng kể – Không còn gì để tranh luận về điều đó”.

Một trong những tác dụng phụ bất lợi từ cần sa dưới dạng một bệnh – chứng nôn cannabinoid (CHS) kéo dài, chỉ được nghiên cứu trong những năm gần đây. Được xác định lần đầu vào năm 2004, vẫn chưa có nhiều thông tin về CHS ngoài 3 yếu tố rõ rệt: Dùng cần sa quá nhiều, nôn theo chu kỳ không kiểm soát và giảm bớt khi đi tắm. Nếu bệnh nhân có 3 thay đổi này, thường bệnh nhân sẽ được chẩn đoán bị CHS.

Bác sĩ nói rằng, như một đứa trẻ nhai tóp tép 100 mg cannabinoid hướng thần THC, hễ bất cứ ai nôn không ngừng chắc chắn nên đi điều trị ngay lập tức. Những trường hợp bị CHS khác nhau cực kỳ từ cảm giác khó chịu tạm thời như Maureen Dowd, chủ yếu vì cảm giác này kéo dài trong vài giờ.

Tiến sĩ Jason Persoff của Bệnh viện Đại học Y Colorado nói có thể phải mất một tháng kiêng khem cần sa hoàn toàn, các triệu chứng mới biến mất. “Thời gian đó lâu đấy,” Persoff nói qua điện thoại. “Phần lớn bệnh nhân không mua dự trữ, do niềm tin rằng cần sa để trị bệnh, không phải là nguyên nhân gây bệnh.”

Nghe có vẻ lạ khi cần sa vốn giảm nôn cho khá nhiều bệnh nhân, tuy nhiên lại gây nôn nặng nề cho những người khác; đây là một “hiệu ứng nghịch lý” đã từng đề cập trong y học. Vài bệnh nhân nhờn với thuốc ngủ hoặc buồn ngủ khi gặp chất kích thích; người khác thì dùng thuốc giảm đau nhưng lại đau thêm. Chưa ai biết tại sao cần sa gây ra hiện tượng này lên một số bệnh nhân, Persoff nói thường khi bệnh nhân được chẩn đoán, họ sẽ cảm thấy bị xúc phạm.

“Có một niềm tin rằng cần sa là liều thuốc duy nhất”. “Khi chúng ta chưa hiểu rõ về cơ chế đằng sau chứng nôn cannabinoid này, tôi cảm thấy nó na ná như hiện tượng cai nghiện – như khi cai rượu sẽ bị sốt và run rẩy. … Nếu đó là hiện tượng cai nghiện, đó là dấu hiệu cần sa gây nghiện vật lý.”

Do bệnh nhân CHS phải nằm sấp dưới vòi sen nóng trong thời gian dài để giảm nôn, Persoff nói rằng ông sẽ đưa bệnh nhân vào dùng vòi sen bệnh viện, rồi phỏng vấn về tình trạng của họ – “đây sẽ là một trải nghiệm lạ lùng”.

Bedard nói rằng trong 20 năm hành nghề cấp cứu ở California, ông chưa bao giờ thấy một bệnh nhân bị CHS, nhưng thừa nhận rằng ông đã nghe những trường hợp này ở Colorado. Ông đưa ra giả thuyết, “Chỉ là do bạn có quá nhiều thụ thể endocannabinoid trong cơ thể, những người dùng nhiều cần sa lâu năm có thể làm áp đảo những thụ thể này”.

Cả Persoff và Colwell nói mỗi 1-2 ngày, họ lại thấy một bệnh nhân với các triệu chứng CHS. Có một ít nghiên cứu về đề tài này trên những diễn đàn trực tuyến, nơi những người mắc CHS có thể san sẻ câu chuyện của mình.

“Vài người nhập viện cấp cứu vì ở nhà đã hết nước nóng”. Ở những trường hợp cực đoan, Colwell sẽ cho bệnh nhân  một liều chống loạn thần không điển hình, sẽ giảm các triệu chứng tốt hơn bất cứ loại thuốc nào.”

Một trong những khó khăn khi chẩn đoán CHS là trong giới y tế, không có định nghĩa rõ ràng thế nào là một “người dùng cần sa nặng”, bệnh nhân lại không nắm bắt được liều lượng họ tiêu thụ.

“Nếu có người nói một ngày họ dùng vài lần, đó là vài hơi, hay vài điếu? Tôi không thể biết được.” Persoff nói. “Nếu có người nói một ngày họ hút nửa gói thuốc lá, hay uống năm ngụm vodka 80-proof, tôi còn hiểu được đó là gì.”

Colwell nói thêm những trường hợp này đại diện cho thiểu số những bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì cần sa, phần lớn họ chưa bao giờ nhập viện. “Tôi sẽ nói, 98% bệnh nhân liên quan đến cần sa được gửi về nhà sau khi nhập viện.”

Cho đến khi có thêm nghiên cứu chi tiết hơn về bệnh nhân bị chứng CHS, các bác sĩ rất khó để hiểu rõ nguyên nhân vì sao tình trạng này xảy ra, và các tiêu chí cụ thể để chẩn đoán về nó – ngoài những liên kết với việc nôn, tắm quá nhiều và thường xuyên dùng cần sa.

“Khoa học về cần sa thật khó khăn để hiểu được,”. “Đó là một hợp chất phức tạp chứa nhiều chất, nhiều chủng khác nhau, khác trong cách chế biến và ăn vào cơ thể.”

Các chuyên gia đồng ý rằng thật khó để tăng vốn hiểu biết, vì cần sa vẫn là chất cấm trong bảng 1 theo luật liên bang, các nghiên cứu bị hạn chế nghiêm ngặt, cản trở nhiều nghiên cứu về các dạng cần sa (cả hợp pháp và chợ đen) mà hàng triệu người Mỹ đang dùng.

Cho đến ngày đó, các chuyên gia sức khỏe không thể trả lời rõ ràng rằng những triệu chứng của một bệnh nhân có liên quan đến việc dùng cần sa hay không, họ có nên đến bệnh viện hay không. Nếu bạn có một đứa trẻ mà bạn đang chăm sóc, với lấy thức ăn của bạn (không cần phải nói, lẽ ra phải nằm ngoài tầm với), hoặc bạn bị nôn mửa không kiểm soát, bạn phải đi đến viện cấp cứu.

Nếu bạn là người trưởng thành, trải nghiệm một chuyến ảo giác xấu (bad trip) do ăn một món hay chiết xuất không quen thuộc – hoặc đây là lần đầu sau vài chục năm bạn mới sử dụng nên không quen với những siêu chủng đầy hiệu lực này – đi đến cấp cứu hay không là tự bạn quyết định.

Có phải bạn đột nhiên chạy đua với những suy nghĩ vô lý? Hãy bình tĩnh lại bằng lời khuyên đảm bảo mà một bác sĩ cấp cứu có thể chia sẻ với bạn: CHƯA AI CHẾT VÌ CẦN SA BAO GIỜ!

Nhưng nếu những dòng suy nghĩ này cứ đi sâu vào bóng tối, hãy biết rằng cần sa – cũng như bất cứ một chất hướng thần nào – có thể thay đổi cấu trúc hóa học trong não, gây ra những tương tác tiêu cực với tình trạng tâm lý sẵn có hoặc các loại thuốc khác trong cơ thể. Nếu bạn vẫn chọn phòng cấp cứu, cứ tiến tới và cần ngay nhân viên y tế càng sớm càng tốt.

NGUỒN: THE CANNABIST

ĐƯA TIN: QM

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC



    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    Hon mot phan ba chu vat nuoi o Dan Mach cho cho cua ho dung CBD
    # News / Tin tức

    Hơn 1/3 chủ vật nuôi ở Đan Mạch cho chó của họ dùng CBD

    Trong một nghiên cứu mới, 38% người nuôi chó được khảo sát ở Đan Mạch cho biết đã cho chó con uống cannabinoids, với 77% cho biết ít nhất có một số ‘tác dụng tích cực’.

    Đọc thêm
    Can sa y te la phuong phap dieu tri thay doi cuoc song cho nhung nguoi mac hoi chung Tourette
    # News / Tin tức

    Cần sa y tế là “phương pháp điều trị thay đổi cuộc sống” cho những người mắc hội chứng Tourette

    Nghiên cứu xác nhận rằng sự kết hợp giữa THC và CBD giúp giảm tới 50% chứng giật cơ. Những phát hiện này – cho thấy sự giảm đáng kể về mặt lâm sàng – được công bố trên tạp chí Tạp chí Y học New England: Bằng chứng.

    Đọc thêm
    NASDA da tai khang dinh su ung ho cua ho de nang gioi han THC doi voi cay gai dau len 10
    # News / Tin tức

    NASDA tiếp tục hỗ trợ tăng giới hạn THC 1,0% cho cây gai dầu

    NASDA đã tái khẳng định sự ủng hộ của họ để nâng giới hạn THC đối với cây gai dầu lên 1,0%. Ngành công nghiệp cần sa của Hoa Kỳ (US) đã phải đối mặt với những thách thức liên quan đến giới hạn tetrahydrocannabinol (THC) được đặt ra từ Dự luật Nông trại năm 2014 và sau đó vẫn được duy trì trong Dự luật Nông trại năm 2018 [1].

    Đọc thêm
    Chat Messenger