Không chỉ đơn thuần mang mùi hương quyến rũ, cần sa chưa một loại terpene đặc biệt mang tên Humulence. Loại terpene này được tìm thấy trong nhiều loại thực vật và đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc phương Đông hàng thế kỷ nay.
Humulene cũng không còn xa lạ đối với ngành nghiên cứu y học hiện đại, bao gồm những nghiên cứu trên tiêu đen, thuốc phiện và nhân sâm, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó là một chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và ức chế sự thèm ăn hiệu quả.
Trong cần sa có chứa humulene
Trong cần sa, humulene là một loại terpene khá phổ biến và hiện diện với một khối lượng nhỏ trong nhiều chủng cần sa, góp phần mang lại mùi vị cay nồng, hương thảo mộc và phảng phất hương cây cỏ đặc trưng vô cùng tinh tế.
Giống như myrcene và pinene, humulene là một yếu tố cơ bản trong bản miêu tả tổng quan về mùi hương của cần sa.
Tuy nhiên, humulene xuất hiện với lượng nhỏ hơn so với hai loại còn lại, tham gia một phần nhỏ trong mô tả sơ lược về mùi vị của cây trồng bằng mùi hương đất và hoa cỏ phảng phất của nó.
Một số giống cần sa có nồng độ humulene cao hơn mức trung bình là :
- Death Star
- Headband
- Thin Mint GSC
- Original Glue
- Candyland
Death Star là một ví dụ về giống có chứa lượng humulene tương đối cao so với hầu hết các loại cần sa, theo dữ liệu phòng thí nghiệm từ Confidence Analytics. Như đã được thể hiện trong biểu đồ trên, một lượng lớn humulene và caryphyllene thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Bản mô tả sơ lược độc nhất của Humulene
Humulene, từng được phân loại như α-caryophyllene, là một loại sesquiterpene được đặt tên theo Humulus lupulus, hay còn gọi là hoa bia. Hoa bia và cần sa đều thuộc cùng một họ phân loại Cannabaceae, và humulene đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp mùi thơm cho cả hai loại cây.
Humulene có cùng công thức hóa học với họ hàng gần của nó, β-caryophyllene, tuy nhiên, hai loại sesquiterpene này khác nhau về mặt cấu trúc. Rất nhiều loại cây tương tự có chứa β-caryophyllene – như húng quế, ngải đắng và đinh hương – cũng chứa humulene, và cả hai đều có mùi thơm rất giống nhau.
Những ích lợi và hiệu quả của Humulene
Tiềm năng y học và ứng dụng để chữa bệnh của humulene có thể được nâng cao và nghiên cứu chuyên sâu. Một nghiên cứu vào năm 2016 đã chỉ ra rằng humulene có thể triệt tiêu các tế bào ung thư khi kết hợp với phytocannabinoids và các loại terpene khác.
Humulene có mặt trong nhiều loại dầu trị liệu chiết xuất từ thiên nhiên và đã có từ nhiều thế kỉ. Terpene có trong dầu cây linh sam thuộc họ Balsaminaceae (còn được biết đến với cái tên dầu chiết xuất từ cây linh sam), được tin rằng là một cơ chế hiệu quả trong việc đấu tranh chống lại các khối u, được minh chứng bởi khả năng sản sinh cơ chế chống oxy hoá của các gốc tự do trong cơ thể.
Trong một nghiên cứu khác, loại dầu này còn có khả năng kháng khuẩn và cho thấy nó có hoạt tính chống vi khuẩn Staphylococcus aureus (hay vi khuẩn tụ cầu vàng) khi được dùng với khối lượng nhỏ. Vi khuẩn tụ cầu vàng luôn tồn tại trong cơ thể chúng ta, và có thể đóng vai trò gây một loạt các bệnh nhiễm trùng và bệnh tật khó chịu khi được tiếp xúc.
Humulene còn tham gia vào quá trình nghiên cứu dược động học – ngành nghiên cứu cách cơ thế hấp thụ, phân phối, chuyển hoá và bài tiết thuốc – cho thấy khả năng được phân phối nhanh trong cơ thế thông qua đường miệng và hấp thụ cục bộ một loại dầu có nguồn gốc từ cây Xô Thơm Đen nhiệt đới (Cordia Verbenacea). Dầu từ loại cây này cũng cho thấy khả năng kháng viêm, diệt nấm và kháng khuẩn. Humulene cũng giữ một chức năng quan trọng trong vòng đời của cây cần sa trước khi được thu hoạch. Bắt đầu từ túm lông ở phần đầu, humulene và các loại terpene khác hỗ trợ khả năng tự vệ của cây bằng cách ngăn chặn sâu bọ và chống nhiễm nấm.
>>>>> Đọc thêm các bài viết về cần sa y tế
Dịch giả: Hue Narry
Đơn Vị Tài Trợ: