Những trường hợp điều trị chứng tự kỷ bằng cần sa đầy tính thuyết phục

điều trị chứng tự kỷ bằng cần sa
điều trị chứng tự kỷ bằng cần sa

Những bà mẹ Israel này đang đấu tranh để giành được cách thức điều trị duy nhất đem lại hiệu quả cho những đứa con của họ.

Tự kỷ là một hội chứng phức tạp. Với hàng loạt triệu chứng ảnh hưởng đến từng bệnh nhân theo cách thức khác nhau và ở mức độ khác nhau, việc điều trị chưa bao giờ là đơn giản. Bệnh nhân và người bảo trợ của họ thường thử nhiều cách tiếp cận – và chúng cũng thường được kết hợp với nhau: từ những liệu pháp điều chỉnh hành vi và thuốc chống loạn thần đến những chế độ ăn uống đặc biệt, nhưng không hề có một phương cách chữa lành thực sự nào cả. Theo Hiệp hội Tự Kỷ Quốc gia Anh Quốc, “Người tự kỷ nhìn, nghe và cảm nhận thế giới khác biệt với mọi người. Nếu bạn mắc chứng tự kỷ, cũng có nghĩa là bạn sẽ mắc chứng tự kỷ trọn đời; chứng tự kỷ không phải là một trận ốm hay một căn bệnh và do đó không thể chữa khỏi hẳn được. Thông thường mọi người cảm giác rằng ở những người mắc chứng tự kỷ, hội chứng này sẽ là một đặc điểm gắn liền với bản tính của họ”.

Cần sa, ở vai trò một loại thuốc điều trị, cũng phức tạp không kém. Mặc dù chúng ta đã hiểu được khá nhiều về nó, song vẫn còn những điều khác mà các nhà nghiên cứu đang tìm cách để nhận thức rõ về hệ thống endocannabinoid, hay về cách thức mà các hợp chất tìm thấy trong cần sa (không chỉ là THC và CBD) giúp con người chữa lành nhiều loại bệnh tật khác nhau. Cần sa y tế  đã được sử dụng trong điều trị hàng loạt bệnh tật, bao gồm giảm lo âu, điều trị tăng nhãn áp, giảm mức độ và tần suất những cơn co giật ở những người bị động kinh.

Nhiều người cũng đang thấy cần sa (ở dạng này hay dạng khác) có hiệu quả trong việc giảm nhẹ các triệu chứng của nhiều loại bệnh tật tới nay còn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, trong đó có chứng tự kỷ. Nhiều người đã và đang tìm cách tiếp cận cần sa y tế – cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp – và sử dụng nó để điều trị cho những người phải đối mặt với những triệu chứng nghiêm trọng nhất của chứng tự kỷ. Nỗ lực để đặt 2 vấn đề cần sa và tự kỷ vào cùng một bối cảnh sẽ không bao giờ là dễ dàng hay đơn giản cả. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ của những trẻ em tự kỷ đã hết các lựa chọn khác đều mô tả cần sa y tế là một liệu pháp mang tính chất “thay đổi cuộc đời”.

Ba người mẹ đã tập hợp lại cùng nhau qua sự trợ giúp của một nhà nghiên cứu Israel để xây dựng một cơ sở dữ liệu toàn cầu. Mục đích của họ là học hỏi thêm về cách thức các giống cần sa, liều lượng và cách sử dụng khác nhau có ảnh hưởng như thế nào đến hàng chục bệnh nhân đã sử dụng cần sa (hợp pháp) để điều trị tự kỷ. Họ hướng tới việc cải thiện sự hiểu biết về cách các loại thuốc cần sa này tác động đến nhiều dạng triệu chứng hiện diện ở người mắc chứng tự kỷ, và nhằm có được một quan điểm đúng đắn hơn về cách hướng dẫn mà họ có thể đem lại cho các bậc cha mẹ và nhà bảo trợ đang tìm cách áp dụng những liệu pháp điều trị tự kỷ bằng cần sa y tế.

Trong số những phụ nữ này có Abigail Dar – một công dân Israel chủ trương giúp cho những người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ làm việc với tổ chức phi lợi nhuận Kvutzat Hashavim (Nhóm Đồng đẳng). Bà đã có những hoạt động nhằm giúp chứng tự kỷ được xếp loại đủ tiêu chuẩn được điều trị bằng cần sa y tế tại Israel. Bà còn là mẹ của Yuval, một người mắc chứng tự kỷ 23 tuổi. “Khi được 16 tuổi, Yuval bắt đầu bị những cơn co giật, và cùng với đó là những hành vi khiến tôi phải nghĩ tới việc sẽ tiếp tục cuộc sống và chăm sóc đứa con của mình hay sẽ bỏ cuộc, phải gửi nó vào bệnh viện hay những cơ sở từ thiện. Gia đình tôi đã trải qua 6 năm khủng khiếp – khi đó tôi đã phải trông cậy vào chồng và 2 đứa con trai khác của tôi như những ‘vệ sĩ’, bởi chẳng thể biết lúc nào Yuval sẽ nổi những cơn giận dữ phá phách”. Bà kể với tôi về nỗi khổ sở và mặc cảm tội lỗi mà Yuval cảm thấy sau khi cậu ấy gây ra những hành động như vậy –  rằng những lúc ấy Yuval không còn là bản thân của cậu ấy nữa.

Tháng 10 năm 2015, Dar cuối cùng cũng tiếp cận được với cần sa y tế để điều trị cho Yuval sau khi bà phải van nài người ta “rủ lòng thương”, bởi chứng tự kỷ vẫn chưa đạt đủ tiêu chuẩn để được điều trị bằng cần sa tại Israel. Kể từ đó, Dar cho biết cuộc sống thường nhật của bà đã có chuyển biến rõ rệt, chỉ còn một vài cơn bạo lực bột phát trong vòng 18 tháng từ khi Yuval bắt đầu được điều trị. “Thằng bé bình tĩnh hơn nhiều, hay cười, biết chú ý vào giao tiếp”, bà nói.

Dar cho biết rằng bà đã phải tự xác định những giống cần sa và những phương pháp tốt nhất để sử dụng mà không nhận được nhiều hướng dẫn. Nhưng bà cũng đã có một điểm khởi đầu: Tại Israel, người ta đã điều trị động kinh – vấn đề y tế thường xuất hiện ở những người bị chứng tự kỷ nặng – bằng những giống cần sa giàu CBD vốn được cho là an toàn hơn. Quan điểm là CBD không gây tác động thần kinh theo cùng cách thức với THC, do đó nó ít “nguy cơ” hơn đối với những bệnh nhân gặp khó khăn về giao tiếp.

Sau một quá trình mày mò điều trị đầy gian nan, Yuval đã giảm nhẹ được các triệu chứng thông qua việc áp dụng cân bằng về giống cần sa, liều lượng và thời gian sử dụng. Tuy đạt được những thành công như vậy, Dar nhiều lúc vẫn cần có những thay đổi về liều lượng cũng như giống cần sa bởi Yuval theo thời gian cũng bị “lờn thuốc”.

Đầu năm 2016, câu chuyện của Dar đã được đưa lên một chương trình tin tức tiếng Hebrew. Sau khi câu chuyện lên sóng, hàng chục bậc cha mẹ đã liên hệ với mong muốn được hướng dẫn. “Chúng tôi bắt đầu thu thập dữ liệu và đã tiếp cận được với hơn 100 người”, bà nói. Các gia đình khác cũng bắt đầu nhận thấy những lợi ích tương tự. “Mỗi ngày trôi qua đều có một người cha hoặc mẹ kể với tôi về những thay đổi ngoạn mục – như ‘cháu ngủ được trọn cả đêm, không nổi cáu phá phách vô cớ, đã thôi không còn tự đánh và cắn bản thân nữa, biết trả lời ‘có’ với những câu hỏi của tôi”, Dar chia sẻ. “Có lẽ đó chỉ là những thứ nhỏ nhặt hay không đáng kể đến đối với những người cha mẹ thông thường, nhưng lại là một nguồn khuây khỏa to lớn đối với chúng tôi và con cái của chúng tôi”.

Sharon Imberman, một trong những cộng tác viên của Dar trong dự án thu thập dữ liệu, cũng đang vận động cho cần sa y tế ở Israel. Bản thân bà đã và đang hướng dẫn cho hơn 300 gia đình đang sử dụng cần sa để điều trị cho những trẻ em bị co giật. Con trai của Imberman là Bar – cậu mắc chứng tự kỷ và cả chứng động kinh kháng thuốc. Imberman kể với tôi rằng Bar lúc trước đã phải ngủ cùng phòng với bố mẹ để đề phòng xảy ra những cơn co giật, nhưng sau khi được thử sử dụng dầu cần sa, giờ đây hàng đêm cậu đã có thể ngủ trọn giấc một mình. Imberman ước tính rằng bổ sung máy hóa hơi bên cạnh việc sử dụng dầu đã giúp giảm nhẹ những triệu chứng của Bar tới khoảng 80%.

Nhưng Imberman và Dar đều biết rằng họ cần có nhiều nghiên cứu hơn là những bằng chứng chưa được kiểm nghiệm nhằm củng cố những khẳng định của họ – từ đó giành được một chứng nhận đủ tiêu chuẩn điều trị – tức là được phép tiếp cận hợp pháp cần sa y tế. Rất may, Israel là một trong những quốc gia dẫn đầu trong nghiên cứu về cần sa y tế, bắt đầu với  công trình cô lập CBD vào năm 1963 và cô lập THC vào năm sau, vì vậy họ đã có vị trí độc nhất trong việc quyết định tìm một nhà nghiên cứu để hợp tác.

Trong cuộc tìm kiếm ấy, Israel đã tìm ra Adi Aran, người đã có một đề cương nghiên cứu và đã bắt đầu sử dụng dầu cần sa từ các giống hàm lượng CBD cao có nguồn gốc từ nhà canh tác người Israel như một phần của cuộc nghiên cứu tiền lâm sàng. Dar nói với tôi rằng thông qua nhóm trẻ em và người lớn (được tìm thấy nhờ có bác sĩ chuyên khoa tâm thần ban đầu đã đề xuất sử dụng cần sa y tế cho Yuval), “chúng tôi đã thu thập được thêm nhiều thông tin và kiến thức về những gì đã có và không có hiệu quả với những trẻ em mắc các vấn đề về hành vi. Rõ ràng với Sharon [Imberman ] và bản thân tôi rằng các giống hàm lượng CBD cao hoặc “đạt tới 98% CBD” như những gì Bác sĩ Aran chọn đã không định có hiệu quả đối với những người mắc các vấn đề về hành vi. Chúng tôi đã thu được thành công to lớn hơn nhờ vào những giống cần sa khác”.

Như đã được chỉ ra trong nghiên cứu của Haaretz, các quan chức và các chuyên gia y tế vẫn đều còn do dự khi kê đơn các cannabinoid, “ngay cả sau khi những tính chất gây say của chúng đã được vô hiệu hóa.” Imberman, người góp nhiều công sức trong những hoạt động giúp đỡ các gia đình điều trị cả chứng động kinh và chứng tự kỷ cho con của họ bằng cần sa y tế, cũng nhấn mạnh đến tính cá nhân của mỗi trường hợp, rằng không tồn tại một giống hay một cách chữa trị đơn lẻ mà cần có sự kết hợp.

“Chúng tôi có kiến ​​thức và kinh nghiệm sâu rộng về động kinh, thêm vào đó là hoạt động điều trị, hướng dẫn, và thu thập dữ liệu với hơn 100 trẻ em và người lớn của Israel mắc chứng tự kỷ thể nặng. Điều trị những bệnh nhân này đã khiến chúng tôi thấy rõ rằng trong nhiều trường hợp, các giống hàm lượng CBD cao lại gây ra những kết quả ngược lại, thậm chí còn khiến cho các triệu chứng tồi tệ hơn”, Imberman nói.

Quan ngại về việc những nghiên cứu lâm sàng có thể gây hại hơn là lợi, họ đã quyết định thử tìm cách gây quỹ cần thiết cho một nghiên cứu lâm sàng để tạo ảnh hưởng đến mô hình nghiên cứu và các giống cần sa mà theo kinh nghiệm của họ – sẽ tốt hơn cho sức khỏe về lâu dài của những người tham gia trong cuộc nghiên cứu.

Thế rồi, họ đã tìm đến Mieko Hester-Perez, một người Mỹ ủng hộ cần sa y tế, người đã công khai lên tiếng về việc sử dụng loại thảo dược này để điều trị chứng tự kỷ cho Joey – con trai của cô. Dar đã xem một video trực tuyến năm 2009 của Hester-Perez được phỏng vấn trên chương trình Good Morning America. Cũng trong chương trình đó,  Hester-Perez đã nói rằng một nghiên cứu lâm sàng là cần thiết để đạt được tính hợp pháp của hoạt động điều trị, một điều đã gây nhiều tranh cãi vào thời điểm đó. Hester-Perez là một nhân vật lý tưởng nhằm hỗ trợ mục tiêu của họ và đưa nhu cầu về một nghiên cứu lâm sàng đến với mối quan tâm của quốc tế.

Cuối cùng, ba người phụ nữ này đã không thể kiếm đủ tiền để hỗ trợ cho một nghiên cứu mới, nhưng họ đã bỏ ra riêng một khoản 11.000 đô la để tạo điều kiện cho nghiên cứu trong tương lai. Nhờ nỗ lực của họ, ba người đã gặp được Dedi Meiri, một nhà nghiên cứu Israel tại Phòng thí nghiệm Sinh học Ung thư và Nghiên cứu Cannabinoid, cũng là người đang đi đầu trong việc nghiên cứu về cần sa y tế. Meiri đã thu thập được dữ liệu từ những người điều trị các bệnh khác bằng cần sa, và hiện tại đang tìm đến với hơn 70 người sử dụng cần sa để điều trị chứng tự kỷ ở Israel.

Họ đang hy vọng với sự giúp đỡ của việc gây quỹ để thu thập dữ liệu toàn cầu. Điều này sẽ cho phép họ có được những mẫu thuốc mà người ta đang sử dụng – các giống và các loại thuốc có những khác biệt lớn về cấu tạo, ngay cả trong cùng một nhóm – và theo dõi những kết quả ở những người có nhiều triệu chứng với cùng một căn bệnh (những người mắc cùng một loại bệnh có thể gặp những vấn đề, triệu chứng khác nhau rất nhiều). Từ đó, họ sẽ hướng dẫn tốt hơn cho các cá nhân muốn sử dụng cần sa để điều trị chứng tự kỷ, cũng như cung cấp thông tin cho các nhà nghiên cứu và chỉ ra những hiệu quả cho các chuyên gia y tế và các nhà hoạch định chính sách, và giúp thu hẹp khoảng cách giữa các ca điều trị thành công chưa kiểm chứng và những nghiên cứu lâm sàng chính thức.

Trong khi họ tiếp tục tuyển dụng thêm nhiều người và thu thập thêm nhiều thông tin, Hester-Perez tin rằng những dữ liệu sẽ giúp hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán chứng tự kỷ. “Đây là một trong những lựa chọn điều trị có tính chất phi chính thống và đột phá dành cho các gia đình”, cô nói. “Và nó đang trở thành cách điều trị được lựa chọn – cho dù nhận được hay không nhận được sự  hướng dẫn của các bác sĩ”.

>>>>> Đọc thêm các bài viết về cần sa y tế

Nguồn: tonic.vice.com

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC



    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    10 dieu du khach can biet ve can sa o Thai Lan
    # Cần Sa Y Tế

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan. Việc trồng cần sa là hợp pháp nhưng phải đăng ký vào ứng dụng “PLOOK GANJA” của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hoặc thông qua trang web của chính phủ.

    Đọc thêm
    Luat ve luu tru cung cap san xuat va mua ban gai dau va Can sa voi muc dich y te va giai tri theo tung tieu bang o Uc
    # Bài dịch

    Luật về lưu trữ, cung cấp, sản xuất và mua bán gai dầu và cần sa với mục đích y tế và giải trí theo từng tiểu bang ở Úc (cập nhật năm 2023)

    Luật về trồng trọt và sử dụng gai dầu, cần sa trong y tế và giải trí được quy định khác nhau tuỳ khu vực tiểu bang của nước Úc. Sau đây là những thông tin chi tiết về luật đối với cần sa và gai dầu dùng trong y tế và giải trí ở […]

    Đọc thêm
    Phong van bac si Ondrej Slama chuyen khoa ung buou va cham soc giam nhe ve tiem nang su dung can sa y te trong dieu tri ung thu
    # Bài dịch

    Phỏng vấn bác sĩ Ondřej Sláma chuyên khoa ung bướu và chăm sóc giảm nhẹ về tiềm năng sử dụng cần sa y tế trong điều trị ung thư

    Bác sĩ Ondřej Sláma là trưởng khoa cấp cứu chăm sóc giảm nhẹ tại viện ung bướu Masarykov – cơ sở lớn nhất điều trị ung thư tại Cộng hòa Séc. Ông thường sử dụng cần sa trị liệu trong quá trình chăm sóc những bệnh nhân mắc bệnh nan y. Ông là một trong những người tiên phong việc ứng dụng cần sa trong điều trị giảm đau và điều trị ung thư tại Cộng hoà Séc.

    Đọc thêm
    Chat Messenger