Sáu nghiên cứu thành công chứng minh cần sa là thuốc trị bệnh!

Các nghiên cứu cần sa được công bố ra gần như mỗi ngày, đập tan sự khẳng định của chính phủ liên bang rằng cần sa là một chất gây nghiện cao, thiếu hiệu quả chữa bệnh. Thật không may, phần lớn những nghiên cứu có giá trị này phải chịu sự kiểm duyệt của truyền thông chính thống và bị che giấu khỏi công chúng.Không hay chút nào.

Sáng nay, với hy vọng phổ biến một chút thông tin hữu ích, Marijuana.com sẽ đi sâu vào một vài nghiên cứu được kiểm soát mù đôi (double blinded), bình duyệt (peer-reviewed) hấp dẫn hiện nay. Kiểm tra những ứng dụng y học của cannabinoid để điều trị một vài vấn đề sức khỏe như bệnh Lou Gehrig/ALS, rối loạn lưỡng cực, ung thư, tăng nhãn áp, HIV / AIDS, bệnh Huntington, bệnh IBT/Crohn, đa xơ cứng, buồn nôn, đau, bệnh Parkinson, rối loạn stress sau sang chấn (PTSD), rối loạn tâm thần/tâm thần phân liệt, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Tourette.

Hãy hiểu rằng, đây chỉ là những báo cáo vắn tắt của các nghiên cứu đó, chứ không phải toàn bộ các nghiên cứu.

>>> Xem thêm các bài viết về cần sa y tế tại đây!

1.) Phương thuốc cần sa giúp chống lại sự buồn nôn do hóa trị gây ra:

sau-nghien-cuu-thanh-cong-chung-minh-can-sa-la-thuoc-tri-benh


Marta Duran – bác sỹ y dược lâm sàng ở viện Fundació Institut Català de Farmacologia trường đại học Autònoma de Barcelona – tuyên bố trong nghiên cứu tháng 11/2010, tựa đề “Hiệu Quả Sơ Bộ và An Toàn của Chiết Xuất Cần sa dạng xịt miệng đối với Buồn Nôn do Hóa Trị Gây ra.”

“Đây là một thử nghiệm lâm sàng đã được ngẫu nhiên hóa (randomized), mù đôi và kiểm soát giả dược giai đoạn II để đánh giá khả năng dung nạp, hiệu quả sơ bộ, và dược động học của một liều chiết xuất từ cây cần sa nguyên chất (CBM) chứa delta-9-tetrahydrocannabinol và cannabidiol, thực hiện kết hợp với liệu pháp chuẩn dưới sự kiểm soát của CINV.METHODS: Những bệnh nhân bị nôn do hóa trị được cho dùng ngẫu nhiên cần sa hoặc giả dược, trong suốt 120 giờ sau giai đoạn hóa trị bên cạnh các phương pháp chống nôn tiêu chuẩn…

Kết luận: So với giả dược, những người cần sa dùng kết hợp với các phương thức chống nôn khác đã khá hợp thuốc và trì hoãn được lâu hơn sự buồn nôn sau hóa trị. Những kết quả này nên được xác nhận ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng III.”

Link: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21039759

2.) Chiết xuất THC:CBD giảm đau ở những bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn:

sau-nghien-cuu-thanh-cong-chung-minh-can-sa-la-thuoc-tri-benh-1

Jeremy R. Johnson – cử nhân khoa phẫu thuật, cựu Giám đốc Y khoa tại viện Shropshire and Mid Wales Severn, đã viết trong một bài báo 6/11/2009 tựa đề “Nghiên Cứu Đa Trung Tâm, “Double Blinded”, Ngẫu Nhiên, Kiểm Soát Giả Dược , Nhóm Song Song về Tính Hiệu Quả, An Toàn, Độ Dung Nạp của Chiết Xuất THC:CBD và Chiết Xuất THC ở Bệnh Nhân có Cơn Đau Liên quan đến Ung Thư.”

Tóm Tắt: “Phân tích ban đầu về sự thay đổi từ vạch ranh giới ở Thang Đau trung bình (NRS), theo thống kê nghiêng nhiều về THC:CBD so với giả dược.

Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy chiết xuất THC:CBD rất hiệu nghiệm để giảm đau cho bệnh nhân bị đau ung thư giai đoạn muộn mà đã không thể giảm đau được bằng liều opioid mạnh.”

Link: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19896326

3.) Hút cần sa giảm thần kinh ở bệnh nhân HIV:

sau-nghien-cuu-thanh-cong-chung-minh-can-sa-la-thuoc-tri-benh-2

Ronald J. Ellis – Tiến sỹ, Giáo sư ngụ tại Bộ Khoa học Thần kinh, Đại học California ở San Diego đã phát biểu trong một nghiên cứu tháng 8/2008 tựa đề “Hút Cần Sa Y Tế đối với Đau Thần Kinh ở HIV: Một Thử Nghiệm Lâm Sàng kiểm soát ngẫu nhiên, bắt chéo” xuất bản trên tờ Dược Thần Kinh Học:

“Trong một thử nghiệm lâm sàng “mù đôi”, “ngẫu nhiên” về việc điều trị bổ trợ ngắn hạn cơn đau thần kinh của bệnh đa dây thần kinh cảm giác ngoại biên liên quan đến HIV, những người tham gia nhận được một điếu cần sa hoặc thuốc lá cần sa giả dược…

Trong số những người hoàn thành, cơn đau giảm nhiều khi dùng cần sa hơn giả dược. Tỷ lệ đối tượng giảm đau ít nhất 30% khi dùng cần sa lại lớn hơn (46%) so với giả dược (18%). Kết luận là hút cần sa nói chung dung nạp tốt và hiệu quả khi bổ sung điều trị giảm đau đồng thời, ở bệnh nhân đau nhưng khó chữa do bệnh thần kinh liên quan đến HIV.”

Link: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3066045/

4.) Chiết xuất cần sa làm giảm độ co cứng cơ ở bệnh nhân bị đa xơ cứng:

sau-nghien-cuu-thanh-cong-chung-minh-can-sa-la-thuoc-tri-benh-3


John P. Zajicek – tiến sĩ, giáo sư khoa Thần kinh Lâm sàng tại đơn vị Nghiên cứu Thần kinh và Thử nghiệm Lâm sàng, khoa Y Đại học Plymouth, viết trong một nghiên cứu tháng 11/2012 tựa đề “Đa Xơ Cứng và Chiết Xuất Cần Sa: Kết Quả của Thử Nghiệm MUSEC,” xuất bản trên PubMed.gov

“Mục tiêu: bệnh đa xơ cứng (MS) liên kết với các triệu chứng mãn tính, bao gồm cơ bắp căng cứng, co thắt, đau và mất ngủ. Ở đây, chúng tôi báo cáo kết quả của nghiên cứu về Đa Xơ cứng và Chiết xuất Cần sa (MUSEC) nhằm mục đích chứng minh những kết quả dựa trên bệnh nhân ở nghiên cứu trước đây. Bệnh nhân và Phương pháp: Bệnh nhân bị đa xơ cứng ổn định ở 22 trung tâm UK được chọn ngẫu nhiên một chiết xuất cần sa ăn được (CE) hoặc giả dược (N = 144) (N = 135)… Nghiên cứu giai đoạn 3 mù đôi, kiểm soát giả dược này có một khoảng thời gian kiểm tra, một giai đoạn chuẩn độ kéo dài 2 tuần, từ 5 mg lên tối đa 25 mg tetrahydrocannabinol mỗi ngày và một giai đoạn bảo trì 10 tuần…

Kết quả: Tỷ lệ giảm cứng cơ sau 12 tuần khi dùng chiết xuất cần sa (ăn được) gần như cao gấp đôi so với giả dược…

Kết luận: Nghiên cứu đạt được mục tiêu chính là chứng minh tính ưu việt của chiết xuất cần sa so với giả dược khi điều trị cứng cơ ở bệnh đa xơ cứng. Điều này được hỗ trợ bởi kết quả ở những biến số hiệu quả thứ cấp. Tác dụng phụ ở những người tham gia phù hợp với tác dụng phụ cannabinoid. Không có tác dụng phụ nào đáng lo ngại.”

Link: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22791906

5.) Hóa hơi cần sa liều thấp và trung bình giảm đau thần kinh:

sau-nghien-cuu-thanh-cong-chung-minh-can-sa-la-thuoc-tri-benh-4

Barth Wilsey – Bác sỹ, Giám đốc Đại học California ở Trung tâm Nghiên cứu Giảm đau Davis, phát biểu trong nghiên cứu tháng 2/2013 tựa đề “Hóa Hơi Cần Sa Liều Thấp Cải Thiện Đáng Kể Cơn đau Thần Kinh” xuất bản trên PubMed.gov

Tóm tắt

“Chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu mù đôi, kiểm soát giả dược, bắt chéo đánh giá hiệu quả giảm đau của hóa hơi cần sa ở các đối tượng – phần lớn bị đau thần kinh dù điều trị truyền thống. 39 bệnh nhân đau thần kinh trung ương và ngoại vi đã trải qua một quy trình tiêu chuẩn – hít một liều vừa (3,53%), liều thấp (1,29%), hoặc giả dược cần sa…

Mô hình hồi quy tác dụng hỗn hợp cho thấy một phản ứng giảm đau đối với hóa hơi cần sa. Không có khác biệt đáng kể giữa kết quả 2 nhóm hoạt động (p> 0,7)…

Cần sa có tác dụng giảm đau với liều thấp, gần như hiệu quả bằng liều trung bình. Tác dụng hướng thần rất ít và được dung nạp tốt, các tác dụng thần kinh trong thời gian hạn chế và sẵn sàng đảo ngược trong 1-2 giờ. Hóa hơi cần sa, ngay cả ở liều thấp, có thể là lựa chọn hiệu quả cho bệnh nhân bị đau thần kinh kháng-điều trị.”

Link: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23237736

6.) THC “hiệu quả và an toàn khi điều trị co giật” của hội chứng Tourette:

sau-nghien-cuu-thanh-cong-chung-minh-can-sa-la-thuoc-tri-benh-5

Kirsten Müller-Vahl – bác sỹ, giám đốc Bệnh xá Tourette tại Trường Y Hannover, phát biểu trong nghiên cứu tháng 4/2003 tựa đề “Delta 9-tetrahydrocannabinol (THC) Có Hiệu Quả Điều Trị Tật Máy Giật của Hội chứng Tourette: Một Thử Nghiệm Ngẫu Nhiên 6 Tuần” xuất bản trên tờ Tâm Thần học Lâm Sàng:

“Phương pháp: Trong nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, kiểm soát giả dược này, 24 bệnh nhân bị TS [hội chứng Tourette], theo tiêu chuẩn DSM-III-R, được điều trị trong khoảng thời gian 6 tuần bằng 10 mg THC/ngày…

Kết quả: 7 bệnh nhân rời bỏ hoặc bị loại khỏi nghiên cứu, nhưng chỉ 1 người trong đó là do tác dụng phụ. Sử dụng TS-CGI, STSSS, YGTSS, và thang đánh giá video, chúng tôi thấy có sự khác biệt lớn (p <0,05) hay một xu hướng khác biệt (p <0,10) giữa THC và nhóm giả dược ở lần thứ 2, 3, và/hoặc 4. Sử dụng TSSL trong 10 ngày điều trị (giữa ngày 16 và 41) thì có một khác biệt lớn (p <0,05) giữa 2 nhóm. ANOVA cũng chứng minh một khác biệt đáng kể (p = 0,037). Không có tác hại nào xảy ra.

Kết luận: Kết quả của chúng tôi cung cấp thêm bằng chứng rằng THC hiệu quả và an toàn khi điều trị co giật. Do đó, có thể đưa ra giả thuyết rằng hệ thống thụ thể cannabinoid trung tâm có thể đóng một vai trò ở hội chứng Tourette.”

Link: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12716250

Tổng kết:

Trong khi những nghiên cứu hiện hành cho thấy sự lạc quan trong giới khoa học, cho đến khi Tổng thống Obama hay người tiền nhiệm của ông loại bỏ những rào cản cản trở tiến hành nghiên cứu toàn diện về tác động hiệp đồng giữa những hợp chất trong cần sa nguyên chất, giới khoa học sẽ vẫn phải ngồi dự đoán về phép màu cần sa thật sự mang lại.

Nguồn: marijuana.com

Dịch giả: QM

 

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC


    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    Cannabinoid trong cay gai dau co the da tien hoa de ngan chan con trung gay hai
    # Nghiên cứu / Khoa học

    Cannabinoid trong cây gai dầu có thể đã tiến hóa để ngăn chặn côn trùng gây hại

    Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng các cannabinoid có thể bảo vệ thực vật khỏi tia cực tím, mầm bệnh và động vật ăn cỏ. Theo các thí nghiệm cho thấy; nồng độ cannabinoid cao hơn trong lá cây gai dầu dẫn đến việc ấu trùng côn trùng ít gây hại hơn.

    Đọc thêm
    Nghien cuu Cay gai dau co the la cay che phu dat co loi cho vuon nho lam ruou vang
    # Nghiên cứu / Khoa học

    Nghiên cứu: Cây gai dầu có thể là cây che phủ đất có lợi cho vườn nho làm rượu vang

    Một nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu New Zealand đã phát hiện ra rằng trồng cây gai dầu làm cây che phủ đất trong vườn nho có thể mang lại lợi ích, làm tăng chất hữu cơ và tổng lượng carbon trong đất.

    Đọc thêm
    Nghien cuu cua Uc cho thay cay gai dau co tiem nang la thuc an cho cuu
    # Nghiên cứu / Khoa học

    Nghiên cứu của Úc cho thấy cây gai dầu có tiềm năng là thức ăn cho cừu

    Theo một nghiên cứu ở bang Tây Úc, những con cừu được cho ăn viên gai dầu cho thấy năng suất tăng, cho thấy tiềm năng về một lựa chọn thức ăn mùa hè, đa mục đích, năng suất cao cho vật nuôi.

    Đọc thêm
    Chat Messenger