Tại sao cần sa lại bị cấm? – Các lý do thật sự sẽ tệ hại hơn bạn nghĩ!

tai-sao-can-sa-lai-bi-cam-cac-ly-su-se-te-hai-hon-ban-nghi-01

Trên khắp thế giới, ngày càng có nhiều người đặt ra câu hỏi: Tại sao cần sa lại bị cấm? Tại sao người ta vẫn đang bị bỏ tù vì sử dụng hoặc buôn bán nó?

Hầu hết chúng ta đều đinh ninh: Ở một nơi nào đó, có ai đó đã ngồi xuống với các bằng chứng khoa học, và từ đó đi đến kết luận rằng cần sa có hại nhiều hơn so với các loại chất kích thích khác mà chúng ta xưa nay vẫn sử dụng – như rượu và thuốc lá.

Ai đó đã làm sáng tỏ hết thảy vấn đề, hoàn toàn vì mục đích đem lại lợi lạc cho mọi người… phải vậy không nhỉ?

Nhưng rồi khi bắt đầu nghiên cứu các tài liệu lưu trữ chính thức trong quá trình viết cuốn sách Chasing The Scream: The First and Last Days of the War on Drugs (tạm dịch: Đuổi Theo Tiếng Thét: Ngày Đầu Và Ngày Cuối Của Cuộc Chiến Chống Ma Túy) – để tìm hiểu lý do tại sao cần sa bị cấm trong những năm 1930, tôi đã phát hiện ra rằng: đó không phải là những gì đã xảy ra.

Hoàn toàn không!

Vào năm 1929, một người đàn ông tên là Harry Anslinger được giao trách nhiệm đứng đầu Sở Thi Hành Lệnh Cấm đặt tại Washington, D.C. Nhưng lệnh cấm rượu khi đó đã thành ra một thảm họa. Các băng nhóm tội phạm đã chiếm lĩnh toàn bộ khu vực này. Dưới sự kiểm soát của tội phạm, rượu thậm chí còn trở nên độc hại hơn bao giờ hết.

Vậy là cuối cùng lệnh cấm rượu cũng đã chấm dứt – và Harry Anslinger cảm thấy sợ hãi. Ông ta nhận thấy cơ quan chính phủ mà mình đang phụ trách rất đồ sộ, song nó lại không có việc gì để làm. Cho đến thời điểm đó, ông ta đã nói rằng cần sa không phải là một vấn đề. Ông giải thích rằng nó không gây hại cho người ta và “không có ngụy biện nào phi lý hơn”  quan điểm  cần sa khiến con người trở nên bạo lực.

tai-sao-can-sa-lai-bi-cam-cac-ly-su-se-te-hai-hon-ban-nghi-02
Harry J. Anslinger, ủy viên Cục Phòng Chống Ma Túy Liên bang trực thuộc Bộ Tài chính, ngày 24 tháng 9, năm 1930. Ảnh: AP

Nhưng rồi thật bất ngờ, khi cơ quan của ông ta cần đến mục đích mới, Anslinger tuyên bố ông ta đã thay đổi quan điểm của mình.

Anslinger giải thích cho công chúng điều gì sẽ xảy ra nếu họ hút cần sa.

“Đầu tiên, người hút cần sa sẽ ‘nổi giận mất hết lí trí’. Sau đó, họ sẽ bị đeo bám bởi ‘những giấc mơ… về một hình tượng dâm dục. Và rồi họ sẽ ‘mất đi khả năng suy nghĩ liền mạch. Cuối cùng, họ sẽ đi đến một cái kết không thể tránh khỏi: Điên loạn.” Anslinger cảnh báo, cần sa biến con người thành một “con thú hoang.” Giả như cần sa và quái vật Frankenstein vô tình đụng nhau trên cầu thang, con quái vật cũng sẽ ngã lăn ra chết vì sợ hãi.

Đặc biệt, có một vụ án đã gây ám ảnh đối với Harry Anslinger. Tại Florida, một thanh niên tên Victor Licata  đã dùng rìu bổ chết cả gia đình của mình. Anslinger giải thích với nước Mỹ: Đây là điều sẽ xảy ra khi các vị hút “thứ cỏ của quỷ.” Vụ án khủng khiếp này đã được lan truyền rộng rãi, gây nên sự kinh hãi đối với các bậc cha mẹ ở Mỹ.

Harry Anslinger đã có được bằng chứng gì? Hóa ra vào thời điểm đó, ông ta đã gửi thư tới 30 nhà khoa học hàng đầu về chủ đề này, và đặt câu hỏi rằng cần sa có nguy hiểm hay không, và có nên đặt ra một lệnh cấm cần sa hay không. 29 người đã hồi âm, và câu trả lời của họ là: Không.

Anslinger chọn ra nhà khoa học duy nhất đã trả lời: Có, và giới thiệu ông đến với cả thế giới. Báo chí – vốn bị ám ảnh với vụ án cái rìu của Victor Licata — bắt đầu tung hô hưởng ứng những người này.

Trong cơn hoảng loạn đã tóm chặt nước Mỹ, cần sa đã bị cấm. Nước Mỹ bảo với các nước khác rằng họ cũng cần phải hành động giống như vậy. Nhiều nước cho rằng đó là một ý tưởng ngu xuẩn, và họ đã từ chối theo. Ví dụ, Mexico quyết định chính sách ma túy của họ nên được điều hành bởi các bác sĩ. Tư vấn y tế từ giới chuyên môn cho rằng cần sa không gây ra những vấn đề này, và họ đã từ chối việc đặt ra lệnh cấm cần sa. Nước Mỹ nổi giận. Anslinger ra lệnh cho họ phải đi theo con đường của ông ta. Người Mexico vẫn giữ nguyên quan điểm của mình – cho đến khi nước Mỹ cuối cùng đã cắt hết mọi nguồn cung cấp thuốc giảm đau hợp pháp cho Mexico. Người Mexico bắt đầu phải chịu những cái chết đau đớn trong bệnh viện. Vậy là trong sự hối tiếc, Mexico sa thải các bác sĩ và phát động một cuộc chiến chống ma túy.

“Các bằng chứng khoa học cho thấy cần sa an toàn hơn rượu. Rượu giết chết 40.000 người mỗi năm ở Mỹ. Cần sa chẳng giết lấy một người. “

Nhưng tại nước Mỹ, các câu hỏi đã được đặt ra trong khoảng thời gian này. Một bác sĩ hàng đầu của Mỹ tên là Michael Ball đã viết thư cho Harry Anslinger, bày tỏ những điều mình khó lòng hiểu nổi. Ball giải thích rằng mình đã từng sử dụng cần sa khi còn là một sinh viên y khoa, và nó chỉ khiến ông buồn ngủ. Có lẽ cần sa có làm cho một số người bị điên, ông nói – nhưng chúng ta cần tài trợ cho một số nghiên cứu khoa học để tìm ra sự thật.

Anslinger hồi đáp một cách kiên quyết. Ông ta giải thích rằng: Không thể trì hoãn thêm chút nào nữa với con quỷ dữ cần sa và sẽ không tài trợ cho dự án khoa học độc lập nào hết – cả tại thời điểm đó hay bất cứ khi nào về sau.

Trong nhiều năm, các bác sĩ đã liên tục gửi đến cho Anslinger  những bằng chứng cho thấy ông ta đã sai lầm. Và rồi  ông ta bắt đầu nổi đóa, bảo với các bác sĩ rằng họ đang “tiến vào vùng nguy hiểm” và nên ăn nói cho cẩn thận.

Ngày nay, phần lớn thế giới vẫn đang sống cùng với lệnh cấm cần sa do Harry Anslinger đề xướng từ nỗi hoảng loạn mà nước Mỹ phải hứng chịu sau sự kiện giết chóc của Victor Licata. Nhưng sự thật là đây. Nhiều năm sau, ai đó đã hành động và tìm đến các tập hồ sơ tâm thần của Victor Licata. Hóa ra không hề có bằng chứng nào về việc anh từng sử dụng cần sa.

Trong gia đình Licata từng xảy ra nhiều trường hợp bệnh tâm thần. Một năm trước vụ án, gia đình Licata đã được khuyên nên đưa anh ta vào viện để điều trị – nhưng họ đã từ chối điều đó. Bác sĩ tâm thần của Licata chưa bao giờ đề cập đến việc anh có liên hệ gì với cần sa.

Như vậy, cần sa có khiến người ta phát điên hay không?

David Nutt, nguyên trưởng cố vấn về ma túy của chính phủ Anh, giải thích rằng nếu cần sa gây rối loạn tâm thần một cách trực tiếp, thì nó cũng sẽ bộc lộ rõ ràng, rất dễ phát hiện. Khi tăng việc sử dụng cần sa, bệnh rối loạn tâm thần sẽ tăng lên. Và khi giảm sử dụng cần sa xuống, bệnh rối loạn tâm thần sẽ giảm xuống.

Vậy, điều đó có xảy ra hay không? Chúng tôi đã thu thập rất nhiều dữ liệu từ các quốc gia khác nhau. Và hóa ra điều đó đâu có xảy ra. Ví dụ như ở nước Anh, lượng sử dụng cần sa đã tăng gấp khoảng 40 lần kể từ năm 1960. Và tỷ lệ rối loạn tâm thần thì sao? Vẫn ổn định, không mấy thay đổi.

Trên thực tế, các bằng chứng khoa học cho thấy cần sa an toàn hơn rượu. Rượu giết chết 40.000 người mỗi năm ở Mỹ, trong khi cần sa không giết chết ai cả – dù nghệ sĩ Willie Nelson có nói rằng từng có một người bạn của ông đã chết vì bị một kiện cần sa rớt trúng đầu.

tai-sao-can-sa-lai-bi-cam-cac-ly-su-se-te-hai-hon-ban-nghi-03
Mason Tvert 6/5/2010. (Ảnh: David Zalubowski –AP.)

Đây là lý do tại sao vào năm 2006, một chàng trai ở Colorado tên là Mason Tvert đã đưa ra một thách thức đối với ông John Hickenlooper –  lúc bấy giờ là thị trưởng thành phố Denver, và sau này trở thành thống đốc. Hickenlooper sở hữu chuỗi quán bia rượu tự chưng cất, bán rượu trên toàn tiểu bang; và hoạt động này đã đem lại sự giàu có cho ông. Nhưng Hickenlooper lại cho rằng cần sa là thứ có hại và cần phải bị cấm. Mason đã ra một lời thách thức – một cuộc đấu tay đôi: “Ông mang một thùng rượu. Tôi sẽ mang theo một gói cần sa. Với mỗi ngụm rượu ông uống, tôi sẽ hút một hơi cần. Rồi xem trong hai chúng ta, ai sẽ chết trước.”

Đó quả là cuộc thách đấu cực cấp

Mason tiếp tục dẫn đầu chiến dịch nhằm hợp pháp hóa cần sa tại bang của mình. Người dân  anh đã bỏ phiếu để thực hiện điều đó – với tỷ lệ ủng hộ là 55%. Giờ đây, người trưởng thành đã có thể mua cần sa hợp pháp tại các cửa hàng được cấp phép, có đóng thuế đầy đủ và và số tiền đó được sử dụng để xây dựng các trường học. Sau một năm rưỡi chứng kiến hệ thống này áp dụng trên thực tế, tỷ lệ ủng hộ việc hợp pháp hóa cần sa tăng lên đến 69%. Và thậm chí Thống đốc Hickenlooper đã bắt đầu gọi đó là “điều hợp lý hợp tình”.

Ồ, xin thông báo rằng Colorado vẫn chưa tràn ngập những vụ bổ rìu chết cả nhà đâu nhé.

Chẳng phải đã đến lúc chúng ta lắng nghe khoa học – và chấm dứt vụ cái rìu của Victor Licata đi cho rồi hay sao?

Tác giả: Johann Hari

11/02/2017

Nguồn:  HuffPost – Why Is Marijuana Banned? The Real Reasons Are Worse Than You Think

Dịch giả: Sadie Pices

Xem thêm: Câu chuyện cần sa y tế điều trị bệnh ung thư

Xem thêm: Góc nhìn mới về cannabis tại Việt Nam – HempToday Podcast

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC



    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    nguon-goc-cua-giong-haze
    # Lịch sử cần sa

    Nguồn gốc của giống Haze

    Haze là giống lai Sativa 100% từ Mexico, Colombia, Ấn Độ và Thái Lan. Có những giống Haze được biết đến nhiều nhất là “Purple Haze”, một giống pheno nổi tiếng với nguồn gốc từ Colombia. Purple Haze đã trở thành giống cần sa Haze đẹp và mạnh nhất trên thị trường, nhưng đồng thời nó cũng trở thành giống đắt nhất.

    Đọc thêm
    9-giong-can-sa-co-dien-tu-nhung-nam-60-van-con-ton-tai-cho-den-hom-nay
    # Lịch sử cần sa

    9 giống cần sa cổ điển từ những năm 60 vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay

    Ngày nay, những giống cần sa cổ điển này có thể được tìm thấy với nồng độ THC cao hơn nhưng vẫn bảo toàn được di truyền và đặc điểm của các giống cần sa mà người xưa thường hút.

    Đọc thêm
    tim-hieu-cach-trung-quoc-co-dai-su-dung-can-sa-lam-thuc-pham-va-nghi-le-tam-linh
    # Lịch sử cần sa

    Tìm hiểu cách Trung Quốc cổ đại sử dụng cần sa làm thực phẩm và nghi lễ tâm linh

    Nghiên cứu đã đi sâu vào các bằng chứng và chứng cứ có từ Trung Quốc Cổ đại cho thấy những người sống ở đó, đặc biệt là miền Trung Trung Quốc, thường cho hạt cần sa vào cháo của họ để tăng thêm chất dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe.

    Đọc thêm
    Chat Messenger