Cần sa: 7 tin đồn về hợp pháp hóa, tội phạm và nghiện ngập

Các chuyên gia thực hiện nghiên cứu này nói rằng, hợp pháp hóa sẽ làm giảm số tội phạm ma tuý và giảm tác hại của ma túy đối với người sử dụng, đồng thời tăng thêm 1 tỷ Euro thuế mỗi năm.

1/. Tin đồn: Cần sa là một loại ma túy nguy hiểm

“Một so sánh gần đây của các chuyên gia sức khỏe về tác hại lên người sử dụng và tác hại đối với xã hội của những người sử dụng các loại drugs (thuốc hoặc ma túy) phổ biến nhất ở Anh cho thấy rằng rượu độc hại gấp đôi cần sa đối với người sử dụng, gấp 5 lần cần sa về mức độ ảnh hưởng đến người khác (xã hội).”

David Nutt và Ruth Weissenborn, trong Tạp chí Tâm Lý Dược Lý.

 

>>> Xem thêm các bài viết về cần sa y tế tại đây!

2/. Tin đồn: Cần sa là mồi dụ dẫn đến việc sử dụng những loại ma túy nặng hơn

“Không có gì ngạc nhiên, phần lớn những người sử dụng ma túy phi pháp trước đây đã từng dùng cần sa… Nếu ta cho rằng việc sử dụng cần sa trước khi sử dụng các loại ma túy phi pháp khác dẫn tới suy luận lô-gic rằng thực ra đây là một loại thuốc “cửa ngõ”. Nhưng bởi những người vị thành niên thường hút thuốc và uống rượu trước khi dùng cần sa, nên cần sa không phải là lý do phổ biến, càng không phải là nguyên nhân đầu tiên, là “cửa ngõ” dẫn đến những loại thuốc phi pháp.

“Không có chứng cứ kết luận rằng cần sa ảnh hưởng đến việc lạm dụng những loại thuốc phi pháp khác.”

Nguồn: http://www.nap.edu/read/6376/chapter/2#6

3/. Tin đồn: Hợp pháp hóa cần sa tăng tỉ lệ tội phạm

Bằng chứng từ Colorado và Washington cho thấy những tội phạm bạo lực và tội phạm tài sản đã giảm vào cái năm sau 2014, khi các doanh nghiệp bán lẻ cần sa bắt đầu mở cửa.

Trước đó một nghiên cứu hàn lâm, do liên bang đưa ra vào năm 2012, phân tích “liệu mật độ các trạm cần sa y tế có liên quan đến tội phạm hay không”.

Họ kết luận: “Trong nghiên cứu này, không thấy có sự liên kết cắt ngang nào giữa mật độ trạm cần sa y tế với tỷ lệ tội phạm bạo lực hay tài sản.”

Nguồn: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3364319/

4/. Tin đồn: Cần sa là một loại ma túy gây nghiện cao

Trong khi sự lệ thuộc vào cần sa là một vấn đề đang gia tăng, ít nhất là ở Mỹ, thì thật ra “việc lệ thuộc vào cần sa ít hơn so với phần lớn những loại thuốc phi pháp khác”.

Một nghiên cứu cho thấy “Khoảng 9% những người thử cần sa trở nên lệ thuộc (tâm lý) so với khoảng 15% những người từng thử cocaine (tâm lý và thể lý) và 24% những người từng thử heroin (tâm lý và thể lý)”.

Nghiên cứu này cũng so với ước tính của NHS, nói rằng 9% dân số nam giới ở Anh (4% nữ giới) có dấu hiệu lệ thuộc vào rượu (tâm lý và thể lý).

Nguồn: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2797098/

5/. Tin đồn: Người dùng cần sa dễ bị nghiện cần sa

Theo một cuốn sách khá toàn diện vào năm 2012 có tựa là : “Hợp pháp hóa cần sa: Điều mọi người cần biết”, khoảng 1/3 người dùng cần sa báo cáo họ đã dùng trong 10 ngày hoặc ít hơn trong một năm, trong khi 50% nói họ dùng cần sa trong 12 ngày hay ít hơn trong suốt cuộc đời.

Dù sao thì thật ra, có ít người đã lạm dụng cần sa, chiếm phần lớn số cần sa tiêu thụ. Tác giả cuốn sách đã trích dẫn số liệu điều tra theo hộ gia đình ở Mỹ, khi đặt con số đó là 20% người sử dụng – 6 triệu trong số 30 triệu người dùng của nước này – những người nói rằng họ hút cần hàng ngày, hay gần như hàng ngày.

6/. Tin đồn: Hợp pháp hóa sẽ khiến cho thanh thiếu niên dùng cần sa nhiều hơn

Một nghiên cứu tại Đại học Washington cho thấy “Kết quả của chúng tôi không phù hợp với giả thuyết rằng : hợp pháp hóa cần sa y tế, sẽ khiến nhiều học sinh tìm đến cần sa và các chất khác”.

[Trong thực tế] vẽ trên dữ liệu NSDUH từ năm 2002 qua 2009, Harper et al. (2012) cho thấy việc hợp pháp hoá có liên quan đến tỷ lệ giảm sử dụng cần sa ở những người có độ tuổi từ 12 đến 17 tuổi”.

Nguồn: http://depts.washington.edu/phenom/docs/Anderson_Hansen_Rees_2012.pdf

 

7/. Tin đồn: Cần sa không làm hại đến bạn

Một nghiên cứu so sánh những người dùng cần sa nặng, lâu dài (những người 30-55 tuổi hút cần trung bình 18000 lần và ít nhất 5.000 lần trong cuộc đời) và một nhóm đồng tuổi hút không quá 50 lần trong cuộc đời.

Kết quả tìm thấy “không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm về phương diện thu nhập và giáo dục trong gia đình”. “Tuy nhiên, người dùng nhiều cần sa, tự họ báo cáo rằng họ đạt trình độ học vấn và thu nhập thấp hơn nhiều so với những người có kiểm soát, ngay cả khi nghiên cứu này đã điều chỉnh nhiều biến số dễ gây lẫn lộn”.

“Cả hai biện pháp khách quan lẫn tự báo cáo, cho thấy nhiều điểm tiêu cực liên quan đến việc sử dụng quá nhiều cần sa dài hạn”.

Nghiên cứu còn cho biết, hơn 2/3 người dùng nhiều nói rằng họ cảm thấy cần sa có một “tác động tiêu cực” lên cuộc sống, nhận thức và những yếu tố khác – nhưng dù sao họ vẫn tiếp tục hút cần.

Nguồn: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/14672250

Nguồn: Independent.Co.Uk

Dịch giả: Pham Hung

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC



    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    10 dieu du khach can biet ve can sa o Thai Lan
    # Cần Sa Y Tế

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan. Việc trồng cần sa là hợp pháp nhưng phải đăng ký vào ứng dụng “PLOOK GANJA” của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hoặc thông qua trang web của chính phủ.

    Đọc thêm
    Luat ve luu tru cung cap san xuat va mua ban gai dau va Can sa voi muc dich y te va giai tri theo tung tieu bang o Uc
    # Bài dịch

    Luật về lưu trữ, cung cấp, sản xuất và mua bán gai dầu và cần sa với mục đích y tế và giải trí theo từng tiểu bang ở Úc (cập nhật năm 2023)

    Luật về trồng trọt và sử dụng gai dầu, cần sa trong y tế và giải trí được quy định khác nhau tuỳ khu vực tiểu bang của nước Úc. Sau đây là những thông tin chi tiết về luật đối với cần sa và gai dầu dùng trong y tế và giải trí ở […]

    Đọc thêm
    Phong van bac si Ondrej Slama chuyen khoa ung buou va cham soc giam nhe ve tiem nang su dung can sa y te trong dieu tri ung thu
    # Bài dịch

    Phỏng vấn bác sĩ Ondřej Sláma chuyên khoa ung bướu và chăm sóc giảm nhẹ về tiềm năng sử dụng cần sa y tế trong điều trị ung thư

    Bác sĩ Ondřej Sláma là trưởng khoa cấp cứu chăm sóc giảm nhẹ tại viện ung bướu Masarykov – cơ sở lớn nhất điều trị ung thư tại Cộng hòa Séc. Ông thường sử dụng cần sa trị liệu trong quá trình chăm sóc những bệnh nhân mắc bệnh nan y. Ông là một trong những người tiên phong việc ứng dụng cần sa trong điều trị giảm đau và điều trị ung thư tại Cộng hoà Séc.

    Đọc thêm
    Chat Messenger