Sơ lược về chứng tự kỷ và cần sa
- Tự kỷ là một tập hợp các rối loạn ảnh hưởng đến sự phát triển của não, có các triệu chứng đặc trưng là những khó khăn trong giao tiếp, các vấn đề tương tác xã hội, và các hành vi lặp đi lặp lại và đôi khi gây tổn thương.
- Chứng tự kỷ là do sự kết hợp các đột biến di truyền và các yếu tố môi trường, chẳng hạn như bố mẹ lớn tuổi và các vấn đề mang thai.
- Việc kiểm soát chứng tự kỷ tập trung vào các liệu pháp điều trị hơn là sử dụng thuốc, trong đó bao gồm điều chỉnh hành vi và huấn luyện kỹ năng xã hội
- Không có các nghiên cứu lâm sàng về mối liên hệ giữa cần sa và chứng tự kỷ, nhưng các bằng chứng tích cực từ các bác sĩ và cha mẹ ngày càng được truyền miệng nhiều.
- Việc thiếu những dữ liệu khoa học khiến các bác sĩ còn ngần ngại tán thành sử dụng cần sa để điều trị chứng tự kỷ, nhưng đã có một số nghiên cứu phụ trợ đầy hứa hẹn.
- Do trong cần sa có rất nhiều hoạt chất nên rất khó có thể chỉ định đúng liều cho trẻ em, điều này tạo ra tranh cãi trong cộng đồng y tế về việc công dụng của loài thực vật này.
Tình thế tiến thoái lưỡng nan với liệu pháp cần sa cho chứng tự kỷ
Y hệt như lưỡng đề con gà-quả trứng: các bác sĩ sẽ không kê toa cần sa để điều trị chứng tự kỷ ở trẻ em bởi vì chưa hề có dữ liệu nào ủng hộ một cách điều trị như vậy.
Tuy nhiên, việc không tồn tại những nghiên cứu đó lại chính vì những mối lo sợ về việc thử nghiệm cần sa – cùng với đó là vấn đề nhiều hoạt chất trong cần sa được xem là những biến số không thể kiểm soát được khi áp dụng điều trị cho trẻ em.
Nhưng dù không có các số liệu thực nghiệm, vẫn ngày càng có nhiều bằng chứng phi lâm sàng cho thấy cần sa có làm cho trẻ em bị chứng tự kỷ vui vẻ và khỏe mạnh hơn. Và một số bác sĩ cũng đang chú ý tới điều này.
Tiến sĩ Daniele Piomelli, một trong những nhà nghiên cứu thần kinh học và endocannabinoid hàng đầu thế giới, nói “Không nên bỏ qua những câu chuyện về hiệu quả chữa trị của cần sa y tế.” Ông không có dự định kê toa cần sa vào thời điểm này, nhưng vẫn ghi nhận những tiếng nói ủng hộ cần sa ngày càng có nhiều. “Mỗi câu chuyện thành công dù chưa được kiểm chứng lâm sàng cũng là một dấu chỉ, dẫn chúng ta đến quyết định sẽ phải dứt khoát chứng thực hay bác bỏ một quan điểm như vậy. ”
Một nhà nghiên cứu đang cố gắng thực hiện điều này là Tiến sĩ Giovanni Martinez, một nhà tâm lý học lâm sàng ở Puerto Rico. Một trong những thành ý của ông trong các hoạt động trị liệu thay thế bao gồm việc thành lập quỹ SURF4DEM, nhằm giúp cho trẻ em và gia đình bị ảnh hưởng bởi chứng tự kỷ điều trị bệnh bằng việc học lướt sóng.
Martinez đang nghiên cứu các khả năng chữa bệnh cho trẻ em bị chứng tự kỷ với dầu CBD và đã có những kết quả tích cực. Ông kể lại một trường hợp cụ thể trong đó một đứa trẻ đã nói những lời đầu tiên sau khi được điều trị bằng xịt dầu gai dầu hai lần hàng ngày. Sau ba tuần, đứa trẻ từ tình trạng không có khả năng nói chuyện đã phát triển được các kỹ năng ngôn ngữ ở một mức độ đáng kể.
Hơn nữa, Martinez nhận thấy rằng “ban đầu đứa trẻ trở nên nản lòng vì không có khả năng giao tiếp, nó thường quậy phá và làm bị thương bản thân mình. Nhưng bây giờ khi đã có thể diễn đạt ý mình, nó đã cười và sống vui vẻ hơn.” Ông nói thêm:
Thật tuyệt diệu khi nhìn thấy một đứa trẻ từ chỗ không giao tiếp được đến chỗ có những tiến bộ quan trọng trong cuộc sống – cho cả đứa trẻ và gia đình của bé.
Một câu chuyện thành công khác đến Mieko Hester-Perez, người sáng lập the Quỹ Điều trị Tự kỷ bằng liệu pháp phi chính thống, thành viên Hội đồng Tư vấn của Cannabis Science. Xuất thân từ một gia đình bảo thủ luôn thượng tôn pháp luật, Perez chẳng có vẻ gì là một người ủng hộ cần sa, nhưng cô lại chính là mẹ của Joey; và chính vì cậu bé mà Aaron Justis của quỹ Buds and Roses Collective và bậc thầy canh tác Kyle Kushman đã phát triển nên giống cần sa mang tên Joey.
Hester-Perez chuyển sang tin tưởng vào liệu pháp cần sa khi Joey, vốn đã bị bệnh tự kỷ, sau đó được chẩn đoán mắc chứng loạn dưỡng cơ Duchenne, một rối loạn cơ thoái hóa hiếm gặp. Bé được cho rằng chỉ sống được thêm sáu tháng, và trong thời gian đó sẽ phải uống một hỗn hợp thuốc “được FDA phê chuẩn” vốn có mức độ độc tính nghiêm trọng. Vào thời điểm đó, bé đã uống đến 13 lọai thuốc khác nhau mỗi ngày.
Sau khi nghiên cứu các lựa chọn thay thế ít gây ảnh hưởng và có thể kéo dài cuộc sống cho con mình, Hester-Perez tình cờ tìm được thông tin về cần sa. Tò mò, cô đã thử nghiệm bằng cách trộn cần sa vào thức ăn và đồ uống cho con. Ngay sau đó, Joey bắt đầu đã có những giao tiếp bằng mắt (đây luôn là một thử thách đối với trẻ em bị chứng tự kỷ) trong những khoảng thời gian dài và đều đặn hơn. Các món ăn dường như kích thích sự thèm ăn của bé và bé đã tăng cân. Sáu năm sau chẩn đoán chỉ-còn-sáu-tháng-để-sống ấy, Joey vẫn đang hạnh phúc, hòa đồng và còn tiếp tục tiến triển tốt.
Mặc dù đã có kết quả, một số chuyên gia trong các cộng đồng y khoa và khoa học đã chỉ trích Hester-Perez về việc điều trị một đứa trẻ bằng cần sa. Câu trả lời của cô như sau:
Đừng chỉ trích chừng nào các vị chưa ở vào hoàn cảnh của tôi, chưa ở hoàn cảnh của Joey. Chừng nào còn chưa thấy một bệnh nhi lúc trước, và những tiến triển của nó sau khi được trị liệu bằng cần sa, hay thấy cuộc sống của nó đã được cải thiện đến mức nào: Các vị là ai mà có quyền phán xét?
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ, còn gọi là rối loạn phổ tự kỷ (ASD), là một tập hợp các rối loạn phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển của não. Là một “rối loạn bao quát hay phủ trùm,” ASD ảnh hưởng đến các cá nhân ở mức độ khác nhau, nhưng nói chung một người mắc chứng tự kỷ sẽ bị ảnh hưởng bởi ba triệu chứng cơ bản:
- Khó khăn về giao tiếp
- Những khó khăn trong tương tác xã hội
- Các hành vi lặp đi lặp lại-đôi khi tự gây thương tích
Trong khi một số trẻ em ASD có thể bị coi là có khuyết tật về trí tuệ, một số-thường được mô tả như là “cơ năng cao” – lại rất có khiếu về âm nhạc, toán học và nghệ thuật. Các triệu chứng cũng có thể cải thiện khi chúng lớn lên. Tuy nhiên, các trẻ em mắc chứng ASD khác không có khả năng nói và có thể có các hành vi tự gây hại.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh của Hoa Kỳ (CDC) ước tính có 1,5% (hoặc 1 trong số 68) trẻ ở Mỹ được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ. Số trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh đã tăng gấp 10 lần trong vòng 40 năm, trong đó các bé trai có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 4-5 lần so với các bé gái.
Nguyên nhân gì gây ra chứng tự kỷ?
Cho đến những năm gần đây, câu trả lời vẫn là “Chúng tôi không biết”. Bây giờ chúng ta biết rằng mặc dù có nhiều nguyên nhân, nghiên cứu cho chúng ta biết rằng chứng tự kỷ có thể bắt nguồn từ giai đoạn đầu của sự phát triển não bộ.
Chỉ trong vài năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã xác định được một số đột biến, hoặc những thay đổi gen hiếm, một vài trong số đó có thể đóng vai trò là chất xúc tác cho chứng tự kỷ. Trong những trường hợp khác, tự kỷ có thể là do sự kết hợp của các yếu tố môi trường và một khuynh hướng di truyền, ảnh hưởng đến sự phát triển của não sớm.
Các dấu hiệu rõ ràng nhất về bệnh tự kỷ ở lứa tuổi 2 và 3, do đó các nhóm như Tổ chức Nghiên cứu Tự Kỷ đã tài trợ cho các nỗ lực nghiên cứu để giúp phát hiện chứng tự kỷ ở những độ tuổi sớm hơn – như việc chẩn đoán sớm có thể cải thiện hiệu quả của các lựa chọn điều trị.
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
- Tuổi của cha hoặc mẹ (hoặc cả cha lẫn mẹ) vào thời điểm thụ thai
- Bệnh của mẹ trong thời kỳ mang thai
- Những khó khăn trong khi mang thai hoặc khi sinh – ví dụ như thiếu oxy cho não của em bé
Khi xuất hiện riêng rẽ, không yếu tố nào nêu trên có thể gây ra chứng tự kỷ, tuy nhiên nguy cơ sẽ gia tăng nếu chúng kết hợp với các yếu tố di truyền. Có bằng chứng đáng khích lệ cho thấy một phụ nữ có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng tự kỷ ở đứa con nếu theo chế độ ăn kiêng bao gồm thực phẩm giàu folic và vitamin cho bà bầu trước và sau khi thụ thai.
Các phương pháp điều trị hiện tại cho chứng tự kỷ là gì?
Chứng tự kỷ ở mỗi đứa trẻ – cũng như bản thân đứa trẻ đó – là duy nhất, vì vậy những phương pháp điều trị khả quan cho đứa này có thể gây tác dụng phụ không mong muốn ở đứa khác.
Các phương pháp điều trị ít gây tranh cãi nhất là liệu pháp hành vi và có thể bao gồm tập huấn kĩ năng xã hội mục tiêu hoặc các buổi điều trị do phụ huynh dẫn dắt dưới sự giám sát của nhà trị liệu. Các nghiên cứu dựa trên bằng chứng chứng minh lợi ích của hai phương pháp can thiệp hành vi sớm, bao gồm:
- Mô hình Lovaas dựa trên Phân tích Hành vi Ứng dụng (ABA)
- Mô hình bắt đầu sớm
Các liệu pháp hành vi khác đã được nghiên cứu và chứng thực có thể có hiệu quả bao gồm:
- Pivotal Liệu pháp phản hồi then chốt
- Liệu pháp Floortime (do cố bác sĩ Stanley Greenspan phát triển, bằng việc phát hiện các khả năng đặc biệt của trẻ và phát triền các kỹ năng đó bằng việc thiết lập mối quan hệ và tương giao thân thiết với trẻ.)
- Liệu pháp hành vi bằng lời nói
Khi trẻ lớn lên, các phương pháp khác như các hoạt động chữa bệnh có cấu trúc mở rộng, phát triển kỹ năng xã hội, sinh hoạt hàng ngày, phát triển kỹ năng vận động và huấn luyện truyền thông có thể có giá trị.
Có một số phương pháp điều trị y học được chấp nhận có kết quả đáng kinh ngạc cho chứng tự kỷ. Trên thực tế, hiện chỉ có hai loại thuốc được FDA phê chuẩn để điều trị chứng khó chịu liên quan đến chứng tự kỷ, nhưng không có thuốc nào được phê chuẩn để điều trị ba đặc điểm cốt lõi của chứng tự kỷ – những khó khăn trong giao tiếp, những thách thức xã hội và các hành vi lặp đi lặp lại.
Hai loại thuốc được phê chuẩn là:
- Risperidone (tên thương hiệu: Risperdal)
- Aripiprazole (tên thương hiệu: Abilify)
Mặc dù hai loại thuốc này có thể giúp giảm bớt sự kích thích, hành vi tự gây thương tích và các cơn bùng nổ dữ dội, có thể có những phản ứng phụ nghiêm trọng, bao gồm tiểu đường, tăng cân đáng kể, gynecomastia (sự phát triển của vú ở trẻ em trai), rối loạn chuyển động, và các vấn đề về tim.
Nhiều loại thuốc khác thuộc loại “thử nghiệm” hoặc “không nhãn.” Thuốc “thử nghiệm” có thể gây ra nhiều rủi ro đáng kể, trong khi thuốc “không nhãn” đã được chấp thuận cho các điều kiện có liên quan đến chứng tự kỷ như rối loạn tập trung quá mức, trầm cảm, hoặc rối loạn giấc ngủ.
Một số loại thuốc này bao gồm:
- Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs)
- Thuốc kích thích như Adderall hoặc Ritalin
- Naltrexone – một loại thuốc được FDA phê chuẩn thuận để điều trị nghiện rượu và ma túy – đã cho thấy thành công ở một số bệnh nhân tự kỷ bằng cách giảm bớt các hành vi lặp đi lặp lại và tự gây thương tích
Cần lưu ý rằng không có thử nghiệm lâm sàng chính quy nào chứng minh nguy cơ hoặc hiệu quả của các thuốc này ở trẻ tự kỷ. Hơn nữa, dự đoán thuốc nào (và liều lượng nào) có thể hiệu quả đã được chứng minh là có vấn đề.
Cần sa có thể chữa chứng tự kỷ?
Ngày càng có nhiều phụ huynh của trẻ bị chứng tự kỷ nặng nề, do nản lòng vì thiếu các lựa chọn điều trị, đã chuyển sang dùng cần sa. Nhiều người đã từng nghe những giai thoại về thành công trong điều trị tự kỷ bằng cần sa, những người khác đã đọc kết quả hứa hẹn với trẻ động kinh. Tuy nhiên vẫn không có nghiên cứu lâm sàng nào chứng minh các giai thoại hay kết quả đó.
Mặc dù bây giờ bạn có thể tìm thấy 562 nghiên cứu lâm sàng (nghiên cứu bên ngoài phòng thí nghiệm trên người) liên quan đến cần sa được liệt kê trên ClinicalTrials.gov – không có gì liên quan đến chứng động kinh hoặc chứng tự kỷ.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không có các nghiên cứu triển vọng:
- Nghiên cứu năm 2013 của Tiến sĩ Dario Siniscalco đã chỉ ra rằng các hợp chất nhất định – cụ thể là thụ thể CB2 – được tìm thấy trong cần sa có thể hữu ích trong việc kiểm soát chứng tự kỷ.
- Một nghiên cứu được công bố năm 2013 bởi Tiến sĩ Csaba Foldy thuộc Đại học II Naples, kết hợp với Trường Đại học Y khoa Stanford phát hiện ra rằng những thay đổi trong tín hiệu endocannabinoid có thể góp phần gây ra chứng tự kỷ.
- Theo Viện Nghiên cứu về chứng Tự kỷ, một số triệu chứng mà cần sa y tế đã giúp cải thiện bao gồm “lo âu, hiếu chiến, rối loạn hoảng loạn, giận dữ, cáu giận, phá huỷ tài sản và hành vi tự gây thương tích.”
- Tiến sĩ Daniele Piomelli và Tiến sĩ Olivier Manzoni phát hiện ra rằng một số chất hoá học có trong cây cần sa có thể giúp ích cho các vấn đề hành vi ở trẻ em bị chứng tự kỷ hoặc Hội chứng Fragile X.
Piomelli đã chủ trì một số khám phá đột phá, bao gồm tiềm năng chữa bệnh của các cannabinoid – đặc biệt là một endocannabinoid gọi là anandamide. Ông đã chứng minh nó có thể được sử dụng để điều trị chứng tự kỷ bằng cách điều chỉnh các hành vi giao tiếp xã hội.
Theo Piomelli, nhóm nghiên cứu của ông phát hiện ra các endocannabinoid dường như không chỉ quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi xã hội bình thường mà còn có thể liên quan đến hành vi bất thường có kèm theo ít nhất một số dạng rối loạn phổ tự kỷ. “Các endocannabinoid cho thấy hy vọng rằng người ta có thể – bằng cách can thiệp đặc biệt vào sự phá hủy và thúc đẩy hoạt động của hệ thụ cảm – bình thường hóa hành vi xã hội ở trẻ em bị chứng tự kỷ”, Piomelli nói.
Liệu pháp cần sa có tương xứng với các rủi ro tiềm tàng?
Bởi các nhà khoa học chỉ tin tưởng các dữ liệu, rất ít bác sĩ hoặc nhà nghiên cứu sẵn sàng giới thiệu cần sa để điều trị chứng tự kỷ. Trái ngược với chứng động kinh, có các tài liệu tham khảo từ năm 1843, không có đủ bằng chứng cho hầu hết các bác sĩ cảm thấy thoải mái khi đề nghị điều trị bằng cần sa.
Piomelli cảnh báo rằng liều lượng có thể là vấn đề, nhiều bậc cha mẹ có thể không được trang bị để đánh giá hoặc giám sát liều lượng đúng cách, và rằng cố gắng định lượng liều dùng cần sa mà không có sự hướng dẫn của một chuyên gia có trình độ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng:
Dược lý của dược phẩm được quyết định bởi liều lượng. Liều thấp có thể tốt, trong khi liều cao có thể là xấu. Một điều con người cần phải hiểu là nếu hệ thống endocannabinoid có vai trò bảo vệ, nó không có nghĩa là kích hoạt hệ thống này có thể không có hại.
Ông cảnh báo một trong những rủi ro là khả năng làm rối loạn hệ thống endocannabinoid. Mặc dù mục đích là để nâng cao hành vi xã hội, cần sa thực sự có thể tác dụng ngược lại nếu dùng sai liều.
Hơn nữa, sự phức tạp càng tăng thêm vì chúng ta đang làm việc với một loài cây. Trong khi với hầu hết các loại dược phẩm, thường có một hợp chất hoạt động duy nhất để điều trị một bệnh, cần sa có thể chứa tới hàng trăm. Điều này có thể là tốt, cũng có thể là xấu. Nhiều người nhìn nhận tính hiệu quả của cần sa là nhờ có hiệu ứng đồng vận, còn được gọi là sự hiệp lực giữa các thành phần. Mặc dù điều này có thể là một kết quả tích cực, nhưng nó không làm giảm tính phức tạp của việc xác định thành phần nào có thể giúp ích, và có thể gây trở ngại hoặc gây hại.
Piomelli, giống như hầu hết các bác sĩ, không muốn khuyên dùng cần sa như một phương pháp điều trị, bởi vì có rất ít nghiên cứu khoa học để dựa vào. Không giống như chứng động kinh, nghiên cứu về chứng tự kỷ đang còn rất mới. Tuy nhiên, thừa nhận rằng nhiều phụ huynh đã thử mọi phương pháp và xem cần sa như là một cứu cánh cuối cùng, ông nói: “Tôi chắc chắn sẽ không phán xét một ông bố bà mẹ đang tuyệt vọng và sẽ dùng cần sa trị bệnh cho con mình. Tôi chỉ nói là hãy rất, rất cẩn thận với những gì bạn làm. ”
Các chuyên gia khác thừa nhận riêng rằng đối với cha mẹ cảm thấy họ đã cạn kiệt tất cả các lựa chọn khác, những điều chưa biết và những rủi ro tiềm ẩn của cần sa có thể chấp nhận được. Theo Bernard Rimland, người sáng lập Hiệp hội Tự kỷ Hoa Kỳ và cựu giám đốc Viện Nghiên cứu Tự kỷ, “lợi ích/rủi ro của cần sa có vẻ như khá lành tính” khi so sánh với Risperdal, hoặc với thứ mà Tiến sĩ Rimland cho là “có lợi ít nhất mà lại nguy hiểm nhất”: các loại thuốc hướng tâm thần.
Ông nói thêm: “Hơn nữa, các báo cáo mà chúng ta thấy từ các bậc cha mẹ có con tự kỷ đưa đến một nhận định rằng cần sa thường sẽ hữu dụng khi mà các phương pháp điều trị khác (có dùng thuốc hoặc không dùng thuốc) không đem lại hiệu quả.”
Nguồn: leafly
Dịch giả: Vân Trang
Xem thêm: Câu chuyện cần sa y tế điều trị bệnh ung thư
Xem thêm: Góc nhìn mới về cannabis tại Việt Nam – HempToday Podcast
Đơn Vị Tài Trợ: