Dầu cần sa trị động kinh từ 173 năm trước

dau-can-sa-tri-dong-kinh

William Brooke O’Shaughnessy

Ngày nào tôi cũng đọc được những bài báo về các tiến bộ y học trong việc ứng dụng cần sa. Sáng nay, đã có một bài viết miêu tả CBD như một loại “thần dược cho động kinh trên trẻ em” và làm thế nào Amylea Nunez, hai tháng tuổi trở thành bệnh nhân nhỏ tuổi nhất sử dụng cần sa y tế. Tuy nhiên, sự thật là cô bé không phải người nhỏ tuổi nhất, và cần sa cho động kinh không phải là một phát hiện mới, mà nó dường như là một sự “tái phát hiện”.

Bạn có thể đọc về câu chuyện của Amylea tại đây: Infant Overcomes Seizures After Becoming Youngest Patient to Take Cannabis Oil

Dr WB O’Shaughnessy

Năm 1840, các bác sĩ Victorian đã chữa trị cho mọi người bằng chiết xuất từ cần sa, với rất nhiều chứng bệnh, và trong đó có cồn thuốc dành cho những bệnh nhân nhi bị động kinh.

Một trong những người tiên phong mà tôi ngưỡng mộ là Bác sĩ William Brooke O’Shaughnessy, một bác sĩ người Ai Len, đồng thời cũng là bác sĩ phẫu thuật, giảng viên hoá học, nhà khoa học và nhà sáng chế. Ông ấy là người tiên phong cho phương pháp truyền tĩnh mạch ‘intravenous therapy’ và cũng là người có công mang cần sa tới với y học phương Tây.

O’Shaughnessy tốt nghiệp năm 1829 với tấm bằng Bác Sĩ tại trường Đại học Edinburgh. Năm 1831, vào tuổi 22, ông phát hiện ra “bệnh dịch tả” và những nghiên cứu đầu tiên của ông đã dẫn đường cho sự phát triển của phương pháp sử dụng dung dịch truyền tĩnh mạch và cân bằng điện giải.

Năm 1833, O’Shaughnessy chuyển tới Calcutta, Ấn Độ để làm việc cho công ty British East India và trong thời gian này ông đã phát minh ra phương pháp chiết xuất tinh dầu cần sa mới, và sử dụng nó trong việc chữa trị cho bệnh nhân mắc các chứng bệnh tả, uốn ván, tê bì, bệnh xương khớp và động kinh ở trẻ em.

Tại Ấn Độ, ông đã bắt đầu học về thảo dược thiên nhiên và hoá học, và có bài báo về cần sa y tế đầu tiên được đăng tải năm 1839.

Trong bài viết đó “On the preparations of the Indian hemp, or Gunjah” đăng trên tờ Provincial Medical Journal, London vào mùng bốn tháng Hai, 1843, O’Shaughnessey đã miêu tả trường hợp một cháu bé mới một tháng tuổi, đã được ông cho sử dụng cồn thuốc cần sa và ethanol.

Hãy nhớ rằng bài báo này đã được viết 173 năm trước.

CÁC ĐOẠN TRÍCH TỪ BÀI BÁO CÁO ĐÓ:

Một ca co giật ở trẻ sơ sinh, 1843

“Một trường hợp thú vị của bệnh này diễn ra trong quá trình làm việc của tôi, và tôi đã được phép từ gia đình bệnh nhân để đăng tải trên bài viết này. Một cháu bé gái sơ sinh, bốn mươi ngày tuổi, là con của Ông Bà J. L., ở Calcutta, vào 10 tháng Chín đã có những cơn co giật, chủ yếu vào ban đêm và đã kéo dài mười lăm ngày, và liệu pháp tắm rửa bằng nước ấm thong thường và đã được dùng một vài liều thuốc với phấn “calomel and chalk” mà không có tác dụng. Vào ngày hôm đó những cơn co giật diễn ra không ngừng, và lên tới cực điểm. Đứa trẻ đã hoàn toàn mất khả năng ăn uống và suy kiệt nhanh chóng”

“Vào thời điểm này tôi đã thử hết tất cả các phương pháp thông thường, và đứa trẻ dường như đã trong trạng thái “binking”. Trong hoàn cảnh như vậy, tôi đã thảo luận với cha mẹ bệnh nhân về kết quả của những thử nghiệm về cần sa của tôi, và tin rằng nó sẽ giúp đứa trẻ giảm bớt được những đau đớn và khổ sở. Họ vui mừng đồng ý cho tôi thử nghiệm, và với một giọt cồn thuốc, bằng với một phần hai mươi hạt gạo về trọng lượng, đã được nhỏ dưới lưỡi đứa trẻ vào lúc 10 giờ đêm.

1/20 hạt gạo là 3.24 mg –

“Không có hiệu ứng gì xảy ra, và hai tiếng rưỡi sau đứa trẻ được dung thêm hai giọt nữa.

Đứa bé ngủ sau chỉ vài phút , và ngủ yên tới 4 giờ sáng, khi bé tỉnh dậy, khóc đòi ăn, bú sữa một cách tự nhiên, và quay trở lại ngủ. Vào 9 giờ sáng, mùng một tháng Mười, Tôi thấy đứa trẻ có thể ngủ rất nhanh, nhưng đánh thức rất dễ; mạch và sắc diện của da hoàn toàn bình thường. Ở trạng thái buồn ngủ này, cô bé tiếp tục bốn ngày tiếp theo hoàn toàn không có dấu hiệu của một cơn co giật nào.

“Trong thời gian này hệ thống ruột hoạt động một cách nhẹ nhõm, và sự thèm ăn đã trở lại bình thường. Mùng 4 tháng Mười, Vào một giờ sáng, cơn co giật quay lại và thỉnh thoảng lại diễn ra trong ngày hôm đó; liều cồn thuốc 5 giọt được cho sử dụng hang giờ. Tới nửa đêm đã có 30 cơn co giật, và 44 giọt cồn thuốc cần sa được sử dụng mà không có tác dụng”

“Cơn co giật tiếp tục diễn ra trong đêm đó. Vào 11 giờ sáng, tôi phát hiện ra rằng thuốc được sử dụng vào những ngày trước được bảo quản trong lọ nhỏ với nắp bằng giấy, rượu đã bay hơi và tất cả những hạt nhựa đã đọng lại ở phía thành của chai thuốc. Hoá ra những ngày qua đứa trẻ hầu như chỉ được sử dụng nước lã mà thôi.”

Luôn luôn phải lắc kỹ thuốc cần sa trước khi sử dụng và bảo quản trong tủ lạnh.

“Một lượng thuốc mới đã được dùng, với liều 3 giọt trong ngày mùng 5 và 6, rồi tang lên 8 giọt đã giảm bớt đi được sự dữ dội, mặc dù không thể ngăn được cơn co giật tái phát. Vào ngày mùng 7 tôi gặp Bác sĩ Nicholson trong cuộc hội chẩn, và tuyệt vọng với liều thuốc chữa trị từ cần ,sa. Chúng tôi đã đồng ý ngừng sử dụng nó, để dùng liệu pháp thoa mù tạt và thượng vị, cùng với dung dầu thầu dầu và nhựa thông.”

“Đứa bé, dù sao đi nữa, nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn, và vào 2 giờ chiều, đã có những cơn co thắt cứng tetanic, kéo dài mà không có sự thuyên giảm cho tới 6.30 chiều. Một lần tắm nước lạnh đã được thử mà không có tác dụng với sự co cứng; Cần sa, sau đó, một lần nữa được sử dụng, với một liều 30 giọt, bằng với liều một hạt gạo rưỡi nhựa cần sa, ngay trong một lần”

 

Ước tính: 100mgs

“Ngay lập tức sau liều này chân tay đã được thả lỏng, bệnh nhân bé con nhanh chóng ngủ được, và ngủ liền 13 tiếng. Khi ngủ, cô bé đã có những dấu hiệu “phê thuốc” có thể thấy được. Vào mùng 8 tháng Mười, lúc 4 giờ sáng, có một cơn co giật mạnh, và tới 10 giờ đêm, 25 cơn đã diễn ra, và 130 giọt cồn thuốc đã được sử dụng trong 30 liều nhỏ giọt”

 

Dr O’Shaughnessy (quite correctly) đã tiến hành tăng liều

“Bây giờ rõ ràng là một cuộc đấu tranh giữa bệnh tật và các biện pháp xoa dịu; nhưng tới 10 giờ đêm, một lần nữa dùng thuốc, và từ lúc đó đã không co giật nữa”

 

“Cô bé hiện giờ là ngày 17/12/1842 và đang được hưởng một sức khoẻ tuyệt vời, và đã lấy lại được sự “đầy đặn” tự nhiên và niềm hạnh phúc. Khi xem xét lại ca này chúng tôi đã phát hiện ra một lưu ý đặc biệt. Lúc đầu tiên là 3 giọt, khiến cho ngủ mê man sâu, sau đó chúng tôi thấy 130 giọt hàng ngày sẽ duy trì được hiệu ứng tương tự như vậy”

Ông ấy đang khám phá ra được về hiện tượng tăng cường chịu thuốc (tolerance building), là nguyên nhân cho việc phải tăng liều điều trị một cách từ từ.

>>> Xem thêm các bài viết về cần sa y tế tại đây!

“Nếu căn bệnh này tái diễn, chúng ta sẽ phải chú ý nhiều tới chất lượng của cồn thuốc để có hiệu ứng xoa dịu. Người đọc nên nhớ rằng đứa trẻ sơ sinh mới 60 ngày tuổi khi 130 giọt được sử dụng hàng ngày, khi với cùng một thuốc đó chỉ 10 giọt là đủ làm sinh viên Dinonath Dhur bị phê pha, người mà đã sử dụng loại thuốc này để thí nghiệm”

Dr O’Shaughnessy kết luận:

“Các trường hợp như vậy trước đây đã giúp tôi tích luỹ nhiều kinh nghiệm cho chủ đề này, và tạo nên cơ sở cho niềm tin của tôi rằng với cần sa tôi đã tìm được phương thuốc tốt nhất chống co giật trong quãng thời gian hành nghề.”

Bác sĩ giải thích cách làm thuốc:

“Chiết xuất từ cần sa được làm bằng cách đun sôi phần ngọn đầy nhựa, dính của cây cần sa trong rượu cho tới khi các hạt nhựa hoàn toàn hoà tan. Thuốc thu được bằng cách chưng cất bốc hơi, hoặc đặt đặt trên một nồi nước nấu sôi để đun cách thuỷ. Chiết xuất này mềm ra dưới nhiệt vừa phải, và có thể được làm thành viên thuốc mà không cần chất phụ gia nào”

Loại cồn sử dụng là 84.5% ethanol, và ông ấy đã làm thứ mà hiện nay mọi người gọi là TINH DẦU CẦN SA.

“Liều dùng, ví dụ, với co cứng là một liều cồn thuốc mỗi nửa giờ cho tới khi hết các triệu chứng”

 A drachm is 1.77 grams and tetanus is also referred to as lockjaw

“Với hydrophobia (bệnh dại) tôi khuyên nên dùng loại nhựa cần sa làm thành viên thuốc, có thể tăng liều 10 tới 20 hạt gạo, được cho bệnh nhân nhai và lặp lại lien tục tuỳ theo hiệu ứng thu được ”

10 to 20 hạt hạo là 0.65 grams đến 1.3 grams, và trong miêu tả của Bác sĩ O’Shaughnessy viên thuốc đó chính là dầu cần sa mà chúng ta biết tới, 1.3 grams là một liều khá mạnh. Hydrophobia là một triệu chứng của bệnh dại.

“Với chiết xuất cồn làm từ phần ngọn như tôi giới thiệu, người bệnh nhân chỉ cần phải cảm nhận hiệu ứng, và tăng liều lượng cho tới khi thấy được biểu hiện của “phê pha” và so sánh với hiệu ứng xoa dịu đạt được”

 

“Trong tất cả các loại thuốc, nó là thứ an toàn nhất để sử dụng với cách quyết định táo bạo.”

Tôi hoàn toàn đồng ý

Nguồn: jeffditchfield

Đưa tin: Express

 

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC


    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    LUAT PHAP CO CHO PHEP SU DUNG C.AN S.A VIET NAM KHONG
    # Bài dịch

    Pháp luật có cho phép sử dụng cần sa ở Việt Nam không?

    Mục đích y tế: bất hợp pháp Mục đích giải trí: bất hợp pháp Giống như nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, việc sở hữu, phân phối và sản xuất cần sa là hoàn toàn bất hợp pháp tại Việt Nam, với những hình phạt nghiêm khắc được áp dụng đối với hành vi […]

    Đọc thêm
    Chinh phu Duc dua ra du luat nham kiem soat chat che cac cau lac bo c.a.n s.a
    # Bài dịch

    Chính phủ Đức đưa ra dự luật nhằm kiểm soát chặt chẽ các câu lạc bộ cần sa giải trí

    Thông tin chi tiết về các câu lạc bộ cần sa giải trí được kiểm soát chặt chẽ ở Đức Chính phủ Đức đang chuẩn bị một bản dự thảo các điều luật nhằm quản lý chặt chẽ các câu lạc bộ/hiệp hội cần sa phi lợi nhuận – nơi không phục vụ mục đích […]

    Đọc thêm
    Luat ve luu tru cung cap san xuat va mua ban gai dau va Can sa voi muc dich y te va giai tri theo tung tieu bang o Uc
    # Bài dịch

    Luật về lưu trữ, cung cấp, sản xuất và mua bán gai dầu và cần sa với mục đích y tế và giải trí theo từng tiểu bang ở Úc (cập nhật năm 2023)

    Luật về trồng trọt và sử dụng gai dầu, cần sa trong y tế và giải trí được quy định khác nhau tuỳ khu vực tiểu bang của nước Úc. Sau đây là những thông tin chi tiết về luật đối với cần sa và gai dầu dùng trong y tế và giải trí ở […]

    Đọc thêm
    Chat Messenger