[:vi]
Sự quan trọng của nguồn dinh dưỡng tối ưu và duy trì sức khoẻ tốt không bao giờ bị coi là quá mức trong xã hội phương Tây. Như tiến sỹ Alejandro Junger đã nói, “Vấn đề là chúng ta không còn ăn thức ăn nữa, mà chúng ta ăn những sản phẩm giống thức ăn”. Chúng ta là dòng dõi của thợ săn bắn và hái lượm, tổ tiên của chúng ta chủ yếu đã ăn rau, quả, củ, hạt, rễ, cá, thịt. Chế độ ăn này rất giàu chất béo và đạm tốt cho sức khoẻ, nhưng lại ít tinh bột và nhất là đường. Thứ mà một người hiện giờ ăn không còn là thứ mà chúng ta đã tiến hoá để ăn, và kết quả là chúng ta đang phải chịu đựng nhiều bệnh tật dai dẳng, suy kiệt hơn bao giờ hết.
Ở phương Tây, một tỉ lệ lớn người dân đang ăn quá mức mà không đầy đủ dinh dưỡng với một lượng lớn trans fat (chất béo xấu), đường tinh luyện, ngũ cốc, bánh mì, khoai tây hoặc sữa tiệt trùng. Một chế độ nhiều trans fat sẽ có thể dẫn tới tăng cholesterol trong máu và tăng nguy cơ ung thư cùng bệnh tim mạch. Đã có một quan điểm y tế cổ điển, dựa trên nghiên cứu sai lầm hàng chục năm về trước của Nathan Pritikin, dẫn tới việc nhiều người chúng ta cho rằng chất béo no là kẻ thù của một sức khoẻ tốt và gây bệnh tim, trong khi thực tế nó là thiết yếu cho sức khoẻ, đặc biệt là não, gan, và cần cho sự hấp thụ tốt các vitamins, khoáng chất cũng như tăng cường miễn dịch. Các nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng trans fats (chất béo không no với acid béo dạng trans), cùng với việc tiêu thụ quá mức tinh bột, đường và một chế độ ăn ít béo có thể cực kỳ nguy hiểm.
Sự nảy nở của thức ăn chế biên sẵn đã tạo nên hàng loạt chứng bệnh như trên, và quan điểm ám ảnh về chế độ “ít béo” đồng nghĩa với việc tinh bột và đường có thể dễ dàng tiến vào thực đơn của chúng ta dưới dạng thực phẩm tốt. Một chế độ ăn khác dựa trên thực phẩm nguyên vẹn, không qua chế biến với hàm lượng chất béo dồi dào và protein, ngũ cốc, thật nhiều hoa quả, trái cây và hạn chế đường là tốt nhất cho một cơ thể khoẻ mạnh. Và gai dầu có thể trở thành một phần tối quan trọng trong chế độ ăn đó.
Cho tới thế kỷ 20, béo phì trở thành một vấn nạn sức khoẻ và WHO đã phải thừa nhận nó là một bệnh dịch khủng hoảng toàn cầu. Vào năm 2008, tổ chức này ước tính rằng có khoảng 1.5 tỉ người trưởng thành bị thừa cân, và trong đó, hơn 200 triệu nam giới cùng gần 300 triệu nữ giới bị béo phì. Béo phì được định nghĩa bằng sự tích tụ chất béo không bình thường hoặc quá nhiều dẫn tới nguy cơ sụt giảm sức khoẻ. Với chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 25 được cho là thừa cân, và lớn hơn 30 là béo phì. Hơn thế nữa, vào năm 2010, hơn 40 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đã bị xếp vào dạng thừa cân. Báo cáo chuyên môn thứ hai của Viện Nghiên cứu về Ung thư của Mỹ (The American Institute for Cancer Reasearch): Thức ăn, Dinh dưỡng, Hoạt động thể chất và Phòng ngừa Ung thư: Một cái nhìn toàn cầu, đã thừa nhận mối liên quan giữa việc tích tụ chất béo trong cơ thể với gia tăng nguy cơ ung thư. Dựa trên bài báo cáo khoa học này, có nhiều bằng chứng thuyết phục cho rằng chất béo trong cơ thể làm tăng nguy cơ ung thư cuống họng, tuỵ, ruột già và trực tràng, tử cung, thận và ung thư vú (ở phụ nữ sau mãn kinh).
Trích và dịch sách: The Medical Cannabis Guidebook: The Definitive Guide to Using and Growing Medical Marijuana by Jeff Ditchfield and Mel Thomas.
Đưa tin: Kuling.
[:en]
Sự quan trọng của nguồn dinh dưỡng tối ưu và duy trì sức khoẻ tốt không bao giờ bị coi là quá mức trong xã hội phương Tây. Như tiến sỹ Alejandro Junger đã nói, “Vấn đề là chúng ta không còn ăn thức ăn nữa, mà chúng ta ăn những sản phẩm giống thức ăn”. Chúng ta là dòng dõi của thợ săn bắn và hái lượm, tổ tiên của chúng ta chủ yếu đã ăn rau, quả, củ, hạt, rễ, cá, thịt. Chế độ ăn này rất giàu chất béo và đạm tốt cho sức khoẻ, nhưng lại ít tinh bột và nhất là đường. Thứ mà một người hiện giờ ăn không còn là thứ mà chúng ta đã tiến hoá để ăn, và kết quả là chúng ta đang phải chịu đựng nhiều bệnh tật dai dẳng, suy kiệt hơn bao giờ hết.
>>> Xem thêm các bài viết về cây gai dầu tại đây!
Ở phương Tây, một tỉ lệ lớn người dân đang ăn quá mức mà không đầy đủ dinh dưỡng với một lượng lớn trans fat (chất béo xấu), đường tinh luyện, ngũ cốc, bánh mì, khoai tây hoặc sữa tiệt trùng. Một chế độ nhiều trans fat sẽ có thể dẫn tới tăng cholesterol trong máu và tăng nguy cơ ung thư cùng bệnh tim mạch.
Đã có một quan điểm y tế cổ điển, dựa trên nghiên cứu sai lầm hàng chục năm về trước của Nathan Pritikin, dẫn tới việc nhiều người chúng ta cho rằng chất béo no là kẻ thù của một sức khoẻ tốt và gây bệnh tim, trong khi thực tế nó là thiết yếu cho sức khoẻ, đặc biệt là não, gan, và cần cho sự hấp thụ tốt các vitamins, khoáng chất cũng như tăng cường miễn dịch.
Các nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng trans fats (chất béo không no với acid béo dạng trans), cùng với việc tiêu thụ quá mức tinh bột, đường và một chế độ ăn ít béo có thể cực kỳ nguy hiểm.
Sự nảy nở của thức ăn chế biên sẵn đã tạo nên hàng loạt chứng bệnh như trên, và quan điểm ám ảnh về chế độ “ít béo” đồng nghĩa với việc tinh bột và đường có thể dễ dàng tiến vào thực đơn của chúng ta dưới dạng thực phẩm tốt. Một chế độ ăn khác dựa trên thực phẩm nguyên vẹn, không qua chế biến với hàm lượng chất béo dồi dào và protein, ngũ cốc, thật nhiều hoa quả, trái cây và hạn chế đường là tốt nhất cho một cơ thể khoẻ mạnh. Và gai dầu có thể trở thành một phần tối quan trọng trong chế độ ăn đó.
Cho tới thế kỷ 20, béo phì trở thành một vấn nạn sức khoẻ và WHO đã phải thừa nhận nó là một bệnh dịch khủng hoảng toàn cầu. Vào năm 2008, tổ chức này ước tính rằng có khoảng 1.5 tỉ người trưởng thành bị thừa cân, và trong đó, hơn 200 triệu nam giới cùng gần 300 triệu nữ giới bị béo phì. Béo phì được định nghĩa bằng sự tích tụ chất béo không bình thường hoặc quá nhiều dẫn tới nguy cơ sụt giảm sức khoẻ. Với chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 25 được cho là thừa cân, và lớn hơn 30 là béo phì. Hơn thế nữa, vào năm 2010, hơn 40 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đã bị xếp vào dạng thừa cân. Báo cáo chuyên môn thứ hai của Viện Nghiên cứu về Ung thư của Mỹ (The American Institute for Cancer Reasearch): Thức ăn, Dinh dưỡng, Hoạt động thể chất và Phòng ngừa Ung thư: Một cái nhìn toàn cầu, đã thừa nhận mối liên quan giữa việc tích tụ chất béo trong cơ thể với gia tăng nguy cơ ung thư. Dựa trên bài báo cáo khoa học này, có nhiều bằng chứng thuyết phục cho rằng chất béo trong cơ thể làm tăng nguy cơ ung thư cuống họng, tuỵ, ruột già và trực tràng, tử cung, thận và ung thư vú (ở phụ nữ sau mãn kinh).
Trích và dịch sách: The Medical Cannabis Guidebook: The Definitive Guide to Using and Growing Medical Marijuana by Jeff Ditchfield and Mel Thomas.
Đưa tin: Kuling.
[:]
Đơn Vị Tài Trợ: