Bộ ba nhà nghiên cứu thuộc Đại học Vermont, Cao đẳng Middlebury và Đại học Nottingham, thành phố Ninh Ba, Trung Quốc, đã tìm thấy bằng chứng cho thấy cây cần sa có nguồn gốc từ Cao nguyên Tây Tạng. Trong bài báo [1] của họ được xuất bản trên tạp chí Lịch sử thực vật và Cổ thực vật học (Vegetation History and Archaeobotany), các nhà nghiên cứu: John McPartland, William Hegman và Tengwen Long mô tả phân tích của họ về các nghiên cứu trước đây về loài thực vật này và cách họ thu hẹp phạm vi nơi có khả năng mà nó có thể phát triển lần đầu tiên.
Cần sa có thể là một trong những loài thực vật được biết đến nhiều nhất trên Trái đất vì nó tạo ra những chất cannabinoid – những hợp chất có tác động rõ rệt đến não người. Các nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng loài thực vật này có thể có nguồn gốc từ một nơi nào đó ở Trung Á khoảng 28 triệu năm trước – thời điểm mà nó tách ra từ tổ tiên – loài hoa bia. Trong nỗ lực nghiên cứu mới này, các nhà nghiên cứu đã tìm cách xác định chính xác hơn về nơi bắt nguồn của loài cây này.
Đọc thêm các bài viết về cần sa y tế
Phương pháp được các nhà nghiên cứu sử dụng là xem xét các nghiên cứu trước đó, cho dù là khảo cổ học hay địa chất học, họ tìm kiếm đề cập liên quan đến loài thực vật nổi tiếng này. Và hầu hết các ký hiệu đều đề cập đến phấn hoa vì nó là bộ phận của cây có thể tồn tại lâu nhất. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng việc xác định phấn hoa cần sa tại các điểm khai quật không phải là một nhiệm vụ tầm thường, vì trong hầu hết các thí nghiệm, nó có vẻ giống với phấn hoa của hoa bia.
Để giải quyết vấn đề đó, các nhà khoa học đã lưu ý đến các loại phấn hoa khác được tìm thấy so với cần sa. Nếu các loại phấn hoa khác đến từ trong rừng, các nhà nghiên cứu cho rằng chúng là hoa bia. Trái lại, nếu chúng đến từ thảo nguyên, thì phấn hoa được cho là từ cây cần sa – cây cần sa hiện đại thường mọc ở kiểu khí hậu thảo nguyên hơn.
Khi các nhà nghiên cứu tập trung vào các nghiên cứu có đề cập đến cây cần sa (được tìm thấy cùng với phấn hoa thảo nguyên khác) có sớm nhất, họ đã tìm thấy tài liệu tham khảo đến các vùng phía nam nước Nga và phía bắc Trung Quốc.
Các phân tích sâu hơn khiến họ tin rằng nơi bắt nguồn nhiều khả năng là Cao nguyên Tây Tạng, có lẽ gần Hồ Thanh Hải – nơi mà bộ ba nhà nghiên cứu ghi chú có độ cao cao khoảng 3200 mét trên mực nước biển. Điều thú vị là các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng địa điểm này cũng gần nơi đã tìm thấy bằng chứng về người Denisovan – cùng với phấn hoa cần sa.
Nguồn: PHYS | Study results suggest cannabis originated in the Tibetan Plateau
Đơn Vị Tài Trợ: